Nợ dài hạn là gì? Nợ dài hạn bao gồm những khoản nào?

Để có thể kiểm soát tốt được khả năng thanh toán khoản vay và đưa ra những phương án phù hợp của doanh nghiệp thì không bỏ qua thuật ngữ nợ dài hạn. Vậy nợ dài hạn là gì? và các chỉ tiêu trong nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn là gì? Nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn (Long term Liabilities hoặc Long term Debt) chính là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ bản ( dây chuyền sản xuất, nhà xưởng,...), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, sân bay, cảng biển,...), cải tiến và mở rộng hoạt động sản xuất có quy mô lớn. 

Do khoảng thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường sẽ áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ của dự án. Nhìn chung thì tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì với thời hạn càng dài thì những biến động  không được dự tính có thể xảy ra càng lớn.

Nợ dài hạn bao gồm những khoản nào?

Nợ dài hạn bao gồm những khoản nào? Nợ dài hạn bao gồm những khoản nào?

Tương tự như nợ ngắn hạn thì nợ dài hạn cũng sẽ được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mỗi một khoản nợ xác định một mã số nhất định và phản ánh những khoản nợ của doanh nghiệp.

Theo quy định hiện nay thì nợ dài hạn bao gồm cso các khoản nợ sau:

  • Nợ phải trả người bán trong dài hạn
  • Người mua trả tiền trước trong dài hạn
  • Chi phí phải trả trong dài hạn
  • Phải trả nội bộ về vốn trong kinh doanh
  • Phải trả nội bộ trong dài hạn
  • Doanh thu chưa thực hiện trong dài hạn
  • Phải trả dài hạn khác
  • Vay và nợ thuê tài chính trong dài hạn
  • Trái phiếu chuyển đổi
  • Cổ phiếu ưu đãi
  • Thuế thu nhập hoãn lại cần phải trả
  • Dự phòng phải trả trong dài hạn
  • Quỹ phát triển về khoa học và công nghệ

Sau đây là cụ thể từng khoản nợ dài hạn trong doanh nghiệp.

Phải trả người bán dài hạn (Tài khoản số 331)

Khoản nợ này phản ánh về số tiền mà doanh nghiệp còn cần phải trả cho bên bán có thời hạn thanh toán còn lại ở trên 12 tháng hay hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

Người mua trả tiền trước dài hạn (Tài khoản số 332)

Ngược lại với nợ ngắn hạn thì đây là chỉ tiêu phản ánh về số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để mua những sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, tài sản cố định hoặc bất động sản nhưng thay vì phải trả ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ có thời hạn thanh toán trên 12 tháng hay hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường, trừ những khoản đã thu nhận trước.

Chi phí phải trả dài hạn (Tài khoản số 333)

Các khoản nợ còn cần phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả do đã nhận được hàng hóa, dịch vụ, chỉ vì  nó chưa có hóa đơn hay các khoản chi phí của kỳ báo cáo chưa có đủ hồ sơ mà thời hạn thanh toán trên 12 tháng hay sau chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo ở thời điểm báo cáo cũng sẽ được xếp vào nợ dài hạn.

Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (Tài khoản số 334)

Chỉ tiêu này phản ánh về các khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho các đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh.

Cụ thể thì tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động cũng như mô hình quản lý riêng trong mỗi đơn vị, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc phân cấp và quy định cho đơn vị phụ thuộc về việc ghi nhận khoản vốn do doanh nghiệp cấp vào chỉ tiêu này hay chỉ tiêu vốn góp của chủ sở hữu.

Khi mà đơn vị cấp trên lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp trong toàn doanh nghiệp thì khoản phải trả nội bộ về kinh doanh sẽ thực hiện được bù trừ với khoản vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc.

Phải trả nội bộ dài hạn (Tài khoản số 335)

Ngoài khoản phải trả về vốn kinh doanh, chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả nội bộ có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường ở thời điểm báo cáo giữa đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc cùng với đơn vị cấp trên và giữa những đơn vị hạch toán phụ thuộc ở trong một doanh nghiệp.

Khoản tiền này sẽ được bù trừ cùng với chỉ tiêu Phải thu nội bộ dài hạn ở trên Bảng cân đối kế toán của những đơn vị hạch toán phụ thuộc khi mà đơn vị cấp trên lập Báo cáo tài chính tổng hợp với những đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc.

>> Tham khảo thêm: Nợ ngắn hạn là gì? Tại sao nên tìm hiểu về nợ ngắn hạn?

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (Tài khoản số 336)

Các khoản doanh thu chưa thực hiện nhưng lại tương ứng với phần nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần phải hoàn thành với thời hạn còn lại ở trên 12 tháng hay sau một kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo ở thời điểm lập báo cáo thì cũng sẽ được xác định là nợ dài hạn.

Phải trả dài hạn khác (Tài khoản số 337)

Ngoài các khoản nợ dài hạn trên thì những khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả với thời hạn thanh toán còn lại ở trên 12 tháng hay hơn chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường sẽ được xếp vào nợ dài hạn.

Một số khoản tiêu biểu thuộc vào nhóm này có thể kể đến:

  • Các khoản nhận ký quý hay ký cược dài hạn
  • Các khoản cho mượn dài hạn
  • Các khoản chênh lệch giữa mức giá bán trả chậm, trả góp dựa theo cam kết với giá bán trả ngay dài hạn

Vay nợ và thuê tài chính dài hạn (Tài khoản số 338)

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ không thể tránh khỏi những khoản vay nợ dài hạn để phục vụ cho mục đích đầu tư, kinh doanh lâu dài. Do đó những khoản vay, nợ của ngân hàng, tổ chức và công ty tài chính hay những đối tượng khác mà có kỳ hạn thanh toán còn lại ở trên 12 tháng ở thời điểm lập báo cáo thì sẽ được xác định là nợ dài hạn.

Một số khoản vay tiêu biểu có thể được kể đến như:

  • Tiền vay ngân hàng
  • Chi phí về tài sản cố định để thuê tài chính
  • Tiền thu từ phát hành trái phiếu phường…

Trái phiếu chuyển đổi (Tài khoản số 339)

Đối với chỉ tiêu này thì phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi sẽ do doanh nghiệp phát hành tại thời điểm báo cáo thì được xác định là nợ dài hạn.

Cổ phiếu ưu đãi (Tài khoản số 340)

Tương tự như vậy, đây thực chất chính là giá trị cổ phiếu ưu đãi theo phần mệnh giá mà bắt buộc người phát hành phải mua lại ở thời điểm đã được xác định ở trong tương lai.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Tài khoản số 341)

Phần lớn các khoản thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp đều sẽ được xác định là nợ ngắn hạn, ngoại trừ trường hợp này. Đây là số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã hoãn lại nay cần phải trả tại thời điểm lập báo cáo.

Nếu các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ mà có liên quan đến cùng một đối tượng nộp thuế, đồng thời cũng được quyết toán với cùng một số cơ quan thuế thì phần thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ được bù trừ cùng với số tài sản thuế hoãn lại. Khi đó thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ phản ánh được số tiền chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại lớn hơn với tài sản thuế hoãn lại.

Dự phòng phải trả dài hạn (Tài khoản số 342)

Tương tự như nợ ngắn hạn hay bất kỳ khoản nợ nào khác thì doanh nghiệp cần phải đưa ra các khoản dự trù. Dự phòng phải trả trong dài hạn cho biết về sự ước đoán của doanh nghiệp đối với các nghĩa vụ tài chính sắp và sẽ phải trả sau 12 tháng hay sau chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo. Tuy nhiên thì các khoản này chỉ mang tính chất về ước tính mà chưa có sự chắc chắn hoàn toàn về thời gian và mức tiền cần phải thanh toán.

Một số khoản tiền thuộc vào nhóm này có thể kể đến:

  • Dự phòng về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng
  • Dự phòng trong tái cơ cấu
  • Một số khoản chi phí trích trước sử dụng để sửa chữa các loại tài sản cố định theo định kỳ
  • Chi phí hoàn nguyên của môi trường trích trước

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Tài khoản số 343)

Với mục tiêu phát triển lâu dài thì một số doanh nghiệp đã thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên thì số Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng đến ở thời điểm báo cáo thì sẽ được xác định là nợ dài hạn.

Cách để xác định các chỉ tiêu trong nợ dài hạn

Cách để xác định các chỉ tiêu trong nợ dài hạn Cách để xác định các chỉ tiêu trong nợ dài hạn

Hệ số nợ

Đây chính là chỉ tiêu phản ánh về toàn bộ những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả, giúp cho doanh nghiệp có thể nhìn nhận và đánh giá được cơ hội vay thêm. 

Tuy nhiên, khách hàng vay nợ dài hạn cần phải lưu ý rằng, thông tin khoản nợ được ghi nhận ở trên bảng cân đối kế toán chỉ đơn giản là phần số dư nợ không được điều chỉnh theo sự thay đổi rủi ro hay không được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức lãi suất trên thị trường, có thể thấp hơn hay cao hơn với mức lãi suất tại thời điểm khoản nợ được phát hành. 

Vậy công thức để tính hệ số nợ dài hạn là:

Hệ số nợ = (Tổng số tài sản - Vốn chủ sở hữu)/Tổng số tài sản

Thừa số vốn chủ sở hữu

Thừa số vốn chủ sở hữu sẽ được xác định theo công thức:

Thừa số vốn chủ sở hữu = Tổng số tài sản/Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ dài hạn ở trên vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trong dài hạn trên vốn chủ sở hữu sẽ được xác định theo công thức:

Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Tổng số nợ/Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ dài hạn

Trên thực tế, vì bản chất của những khoản nợ ngắn hạn là hay thay đổi nên không thể phản ánh được chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Do vậy các nhà phân tích tài chính thường sẽ quan tâm về tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn. Đây chính là lý do vì sao chỉ tiêu hệ số nợ dài hạn thường sẽ được sử dụng phổ biến. 

Hệ số nợ dài hạn sẽ được xác định bằng công thức:

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)

Hệ số EBIT

Hệ số EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) chính là chỉ tiêu phản ánh về toàn bộ những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi nó tính vào các khoản thuế thu nhập và khoản thanh toán tiền lãi.

Công thức tính của hệ số EBIT:

Hệ số EBIT = (EBIT + Mức khấu hao)/Lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Chỉ tiêu phản ánh về tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp sẽ được nhắc đến cuối cùng chính là chỉ tiêu về khả năng chi trả lãi và được xác định bằng công thức:

Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (hệ số EBIT)/Lãi vay

>> Tham khảo thêm: Chi phí biến đổi là gì? Đặc điểm và phân loại chi phí biến đổi

Nợ dài hạn tăng/giảm có ý nghĩa gì?

Nợ dài hạn tăng/giảm có ý nghĩa gì? Nợ dài hạn tăng/giảm có ý nghĩa gì?

Nợ dài hạn tăng/giảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Theo đó thì khi nó tăng hoặc giảm sẽ đồng nghĩa với việc hệ số nợ cũng sẽ tăng hay giảm theo. Nếu như hệ số nợ nhỏ có thể thấy rằng doanh nghiệp đang có mức độ an toàn và giảm khả năng doanh nghiệp rơi vào trong tình trạng phá sản và mất đi khả năng chi trả các khoản cần phải trả . Ngược lại nếu như hệ số nợ cao thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro dành cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên một số trường hợp thì nợ cao chưa chắc đã là xấu nếu như doanh nghiệp đó hoạt động đang thực sự có hiệu quả. Bởi vậy, không nên tiến hành đánh giá hệ số nợ một cách đơn lẻ mà cần phải xét dựa trên đặc tính hoạt động của mỗi ngành và kết hợp với nhiều hệ số, yếu tố khác để có thể đưa ra được đánh giá chính xác nhất.

Kết luận 

Như vậy, qua bài viết trên Mytrade đã giúp bạn giải đáp được nợ dài hạn là gì cũng như tìm hiểu thêm về các chỉ tiêu trong nợ dài hạn. Nắm được những thông tin thì bạn đã có thể nhìn nhận, đánh giá được khả năng thanh toán dành cho các khoản vay của công ty. Từ đó, đối với chủ doanh nghiệp sẽ có phương án quản lý khoản vay phù hợp, tránh rơi vào trong tình trạng mất khả năng thanh toán nợ. Còn đối với nhà đầu tư sẽ có được cái nhìn nhận tổng quát về sức khỏe tài chính doanh nghiệp và có được chiến lược đầu tư phù hợp. 

 Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc muốn hỗ trợ giao dịch chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với Mytrade đến HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín hiện nay

Mytrade luôn đồng hành cùng quý khách hàng nhằm mang đến hiệu quả tối ưu trong suốt quá trình đầu tư. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới tại:

- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

- Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

 

  • Bài viết nổi bật