NPV là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số NPV

Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV) chính là một phương pháp được sử dụng để có thể xác định giá trị hiện tại của tất cả những dòng tiền ở trong tương lai được tạo ra bởi một dự án, bao gồm có cả vốn đầu tư ban đầu. Đây là một giá trị vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy cụ thể thì NPV là gì? cách tính giá trị hiện tại ròng npv như thế nào?

NPV trong tài chính là gì?

NPV trong tài chính là gì?

NPV trong tài chính là gì?

NPV (Net Present Value) tức là giá trị hiện tại thuần. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ về mức độ chênh lệch giữa dòng tiền vào và ra của một dự án ở thời điểm hiện tại.

Mỗi một dự án đều cần có một khoản tiền nhất định để đầu tư. Để xác định được xem khoản tiền đầu tư đó có thể mang lại lợi nhuận hay khôn thì các nhà đầu tư sẽ tổng hợp tất cả các dòng tiền ra vào. 

Do mỗi dòng tiền đều có giá trị khác nhau tại mỗi thời điểm, vì vậy để tổng hợp được chính xác dòng tiền ra vào thì nên quy đổi chung về một khoảng thời gian. Trong trường hợp này thì người ta thường sử dụng chỉ số NPV để tính toán. 

NPV thường sẽ được sử dụng trong hoạt động lập ngân sách và kế hoạch đầu tư, giúp đánh giá và phân tích về khả năng sinh lời của dự án hay khoản tiền đầu tư.

Ý nghĩa của NPV

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề ý nghĩa NPV khi thực hiện tính toán về tính khả thi của dự án. 

Khi nhà đầu tư xác định NPV thì họ có thể sẽ biết được khoảng chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền đã được thu vào cùng với dòng tiền chi ra ở trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường thì các nhà đầu tư sẽ lựa chọn tính toán NPV ở trong việc lập ngân sách vốn và kế hoạch đầu tư. Qua đó thì họ có thể nắm bắt được khả năng sinh lợi nhuận của khoản đầu tư hoặc dự án và xem xét liệu có nên thực hiện nó hay không.

Hơn nữa, nếu như lựa chọn đánh giá dự án thông qua việc sử dụng giá trị hiện tại thuần NPV thì các nhà đầu tư sẽ chú ý đến suất chiết khấu. Bởi yếu tố này bằng với mức lãi suất cơ hội cao nhất mà các nhà đầu tư có thể đạt được nếu như không lựa chọn đầu tư vào trong dự án được đánh giá. 

>> Tham khảo thêm: Chỉ số Nikkei là gì? Đặc điểm và cách đầu tư chỉ số Nikkei hiệu quả

Công thức tính chỉ số NPV

Công thức tính chỉ số NPV

Công thức tính chỉ số NPV

NPV có công thức tính toán nhất định. Vì vậy mà nhà đầu tư chỉ cần dựa theo công thức này đã có thể xác định được kết quả có nên tiến hành đầu tư hay không.

NPV = ⨊(P/ (1+i)t ) – C

Trong công thức NPV thì chúng ta có thể thể dễ dàng nhận biết được một số yếu tố gây ảnh hưởng gồm:

  • P chính là dòng tiền thu vào tại một thời điểm nhất định. 
  • i chính là tỷ lệ chiết khấu, còn được biết đến là một mức tỷ lệ hoàn vốn. 
  • t chính là thời gian để tính toán được dòng tiền của dự án. 
  • C chính là khoản chi phí đầu tư ban đầu dành cho dự án. 

Kết quả của chỉ số NPV xảy ra có thể được chia thành nhiều trường hợp khác nhau. Thông qua kết quả này thì NPV là chỉ tiêu phản ánh việc các nhà đầu tư có thể xác định được liệu mình có nên tham gia vào dự án đó hay không. Cụ thể:

  • Nếu như chỉ số NPV dương (+) thì điều đó có nghĩa là phần lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư hay dự án đầu tư đang cao hơn so với phần chi phí đầu tư ban đầu mà nhà đầu tư đã bỏ ra. Theo đó, dự án này đang có tính khả thi và có thể thực hiện.
  • Nếu như chỉ số NPV âm (-) thì tỷ suất lợi nhuận mà dự án mang về nhỏ hơn với tỷ lệ chiết khấu. NPV âm thì cũng không đồng nghĩa với việc khoản đầu tư hoặc dự án bị thua lỗ. Dự án đó vẫn có thể tạo ra được phần thu nhập ròng hay lợi nhuận kế toán. Bởi vì tỷ suất lợi nhuận tạo ra ssex nhỏ hơn với tỷ lệ chiết khấu nên nó sẽ được xem là không có giá trị.
  • Chỉ số NPV = 0 thì sẽ thể hiện khoản đầu tư hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư hòa vốn, không có lãi cũng sẽ không bị lỗ.

Vì vậy, dựa vào việc phân tích về giá trị NPV, các nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra được quyết định có nên đầu tư vào trong dự án đó không. Nên đầu tư vào những dự án có NPV dương và tránh đầu tư vào những dự án có chỉ số NPV âm. Đặc biệt khi mà chỉ số NPV càng cao thì dự án đầu tư sẽ càng mang lại nhiều lợi nhuận dành cho nhà đầu tư.

Để hiểu hơn về cách tính chỉ số NPV theo công thức trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một ví dụ cụ thể dưới đây:

  • Giả sử doanh nghiệp A dự định sẽ đầu tư 1 tỷ đồng vào trong một dự án mới, ở khoảng thời gian kéo dài 5 năm. 
  • Trong đó, doanh nghiệp A dự tính sẽ nhận được 300 triệu đồng vào trong 5 năm liên tiếp (năm thứ 1, 2, 3, 4, 5).
  • Lãi suất thị trường theo mỗi năm là 10%/ 1 năm và cũng sẽ không thay đổi ở trong suốt thời gian 5 năm đầu tư.

Theo những thông tin nêu trên thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể áp dụng công thức và cách tính NPV như sau:

  • P = 300 triệu đồng
  • i  = 10%
  • C = 1.100.000.000 đồng (1 tỷ 100 triệu đồng)
  • t = 5 năm

Như vậy thì cách tính chỉ số NPV theo công thức trên như sau:

NPV = 300 triệu / (5 * 10%) – 1 tỷ  = - 400.000 ( đồng)

Dựa theo kết quả trên thì doanh nghiệp A không nên đầu tư vào trong dự án này bởi khả năng thua lỗ là có thể xảy ra. Tuy nhiên thì con số này không thể nói lên tất cả bởi tình hình thực tế có thể sẽ thay đổi ở trong vòng 5 năm tới.

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số NPV

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số NPV

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số NPV

Mặc dù là một công cụ được sử dụng phổ biến để có thể đánh giá về tính khả thi của dự án. Tuy nhiên thì NPV vẫn đang còn một số hạn chế nhất định bên cạnh các tính năng vượt trội.  

Ưu điểm

NPV lại nhận được lòng tin đến từ những nhà đầu tư bởi lẽ chỉ số này có sẽ nhiều ưu điểm hơn hẳn so với những chỉ số tài chính khác. Một số ưu điểm của NPV có thể kể đến đó chính là dễ sử dụng, dễ so sánh và dễ dàng tùy chỉnh. Để hiểu rõ hơn về các ưu điểm này thì bạn hãy tham khảo những phần dưới đây nhé.

  • Dễ sử dụng 

Về cơ bản thì chỉ số NPV sẽ xác định giá trị hiện tại của khoản tiền thu được ở trong tương lai nên sẽ vô cùng đơn giản, bất kỳ một nhà đầu tư nào dù không nắm rõ về kinh tế thì cũng có thể hiểu được. 

  • Dễ so sánh

Mặt khác, NPV cũng giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng so sánh được dự án này với dự án khác. Bản chất của NPV chính là mang khoản tiền lãi hoặc lỗ của dự án về thời điểm hiện tại, vì vậy mọi người có thể xem xét những con số một cách dễ dàng, từ đó đánh giá được tính khả thi của mỗi dự án. Việc của nhà đầu tư chỉ là lựa chọn được phương án đầu tư mà có chỉ số NPV dương cao nhất.

Trong trường hợp tất cả những dự án đều có chỉ số NPV âm, tức là không có một khoản đầu tư nào mang lại giá trị ở trong tương lai thì bạn không nên “bỏ tiền vô ích”.

  • Dễ dàng tùy chỉnh

Một ưu điểm nữa của chỉ số NPV đó là nó có thể tùy chỉnh tùy thuộc theo mục đích sử dụng cũng như nhu cầu về tài chính cụ thể. Ví dụ ở trong trường hợp dự án có thêm những rủi ro thì bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu để có thể dễ dàng so sánh và đánh giá hơn. 

Hạn chế

NPV mang đến rất nhiều lợi ích dành cho các nhà đầu tư là vậy, tuy nhiên nó cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế. Hạn chế của chỉ số NPV đó là đến từ việc nó khó có thể ước tính được chính xác, không tính đến phần chi phí cơ hội và không thể hiện được bức tranh tổng thể của dự án, không tính đến quy mô của dự án đầu tư. Cụ thể như sau:

  • Khó ước tính được chính xác

Bạn biết đấy, theo cách tính chỉ số NPV thì các nhà đầu tư sẽ cần phải biết được chính xác về tỷ lệ chiết khấu của mỗi dòng tiền cụ thể cũng như thời điểm để tính toán các dòng tiền đó. Tuy nhiên, những điều này chính là điều rất khó để có thể xác định. Chính vì vậy mà việc tính toán về chỉ số NPV cũng không thể được chính xác hoàn toàn.

  • Không xem xét đến chi phí cơ hội

Việc tính toán NPV giúp cho các nhà đầu tư có thể so sánh được những dự án ở trong cùng một thời điểm với nhau. Tuy nhiên thì nó lại không xem xét đến phần chi phí cơ hội của khoản đầu tư đó. Chi phí cơ hội ở sẽ đây chính là việc không có vốn để đầu tư cho những dự án khác có lợi nhuận cao hơn ở trong tương lai. Và nếu như xem xét đến phần chi phí này thì phương án đầu tư sẽ có chỉ số NPV dương cao nhất tại thời điểm hiện tại cũng chưa chắc đã được lựa chọn.

Nhược điểm của NPV chính là không giúp cho các nhà đầu tư nhìn rõ được chi phí cơ hội của khoản đầu tư.

  • Không thể hiện được về bức tranh tổng thể của dự án

Một điểm hạn chế nữa của chỉ số NPV đó chính là việc nó không thể hiện được bức tranh tổng thể của một dự án, những lợi ích xã hội cũng như sự mất mát của nó. Để khắc phục được nhược điểm này thì bên cạnh NPV, nhà đầu tư cần phải xem xét thêm nhiều chỉ số khác như  IRR - tỷ lệ hoàn vốn nội bộ…

  • Không tính toán về quy mô của dự án đầu tư

Cuối cùng thì chỉ số NPV không tính đến quy mô của dự án. Để có thể hiểu rõ hơn về điều này, Mytrade đưa ra cho bạn một ví dụ cụ thể sau đây:

Nhà đầu tư sẽ xem xét đến 2 dự án đó là dự án A và dự án B. Dự án A cần có 5 tỷ đồng vốn đầu tư và tạo ra được NPV là 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, dự án B chỉ cần 2 tỷ vốn đầu tư đã có thể tạo ra được NPV là 0,8 tỷ đồng. Như vậy, ở trong trường hợp này, nếu như chỉ dựa vào chỉ số NPV thì các nhà đầu tư sẽ yêu thích dự án A hơn bởi nó tạo ra được NPV cao hơn. Tuy nhiên, nếu như dự án B lại mới chính là dự án mang về phần lợi nhuận cao hơn ở trên tổng số vốn đầu tư ban đầu.

Đây chính là mặt hạn chế của chỉ số NPV khi không tính toán dựa theo  quy mô của dự án đầu tư.

>> Tham khảo thêm: IRR là gì? Ý nghĩa và công thức tính IRR

Mối quan hệ giữa NPV và IRR

Mối quan hệ giawux NPV và IRR

Mối quan hệ giữa NPV và IRR

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ hoặc tỷ suất chiết khấu (Internal Rate of Return – IRR) chính là tỷ lệ lợi nhuận thường được sử dụng ở trong hoạt động lập ngân sách vốn. Thông thường thì người ta sử dụng IRR để có thể đánh giá về mức độ cần thiết của một dự án đầu tư. 

Mối quan hệ giữa chỉ số NPV và IRR rất đơn giản khi IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó thì NPV= 0, cũng có nghĩa là khi mà một dự án không lãi cũng sẽ không lỗ. Điều này cũng sẽ thể hiện rằng khi dự án đạt đến điểm hòa vốn (NPV = 0) ta sẽ tính được IRR và sử dụng nó như là một thước đo rủi ro của dự án đầu tư đó.

Cách để xác định hai chỉ số IRR và NPV cũng sẽ có điểm khác biệt:

  • IRR được xác định theo tỷ lệ %
  • NPV được xác định theo số tiền.

Như vậy, ở trong một số trường hợp cùng với dữ liệu thì chỉ số NPV sẽ được ưu tiên hơn. Hoặc nếu như doanh nghiệp cần phải đánh giá nhiều dự án ở một thời điểm, không cần quá nhiều các yếu tố kỹ thuật và thời gian thì IRR sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Kết luận 

Như vậy là thông qua bài viết Mytrade chia sẻ, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về NPV là gì, cách tính cũng như ưu điểm và hạn chế của chỉ số này rồi. Đây thực sự là một trong các chỉ số quan trọng giúp cho bạn đánh giá được chất lượng của một dự án. Tuy nhiên thì nó cũng tồn tại một số mặt hạn chế nhất định. Vì vậy, để có thể nhìn nhận được đúng tiềm năng dự án, bạn đừng quên sử dụng kết hợp cùng với những chỉ số khác để đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn nhất nhé. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chỉ số NPV hoặc muốn hỗ trợ tham gia giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc có thể tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

 

  • Bài viết nổi bật