Quy luật giá trị là gì? Tác động của quy luật giá trị

Một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường đó là quy luật giá trị. Hiểu được quy luật giá trị sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu sản xuất, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Cùng Mytrade tìm hiểu qua bài viết dưới để biết được quy luật giá trị là gì? Vai trò, tác dụng và vận dụng của quy luật này.

Quy luật giá trị là gì?

Quy luật giá trị alf gì?

Quy luật giá trị là gì?

Trong quan niệm của chủ nghĩa Mác Lê-nin thì ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa ở đó sẽ có quy luật giá trị. Đây chính là một quy luật kinh tế căn bản và có sức ảnh hưởng đến kinh tế thị trường hiện nay.

Yêu cầu chung của quy luật giá trị đó chính là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa cần phải được thiết lập dựa trên cơ sở về hao phí sức lao động xã hội cần thiết. Để cạnh tranh trên thị trường thì hao phí sức lao động cá biệt ở trong sản xuất hàng hóa cần phải thấp hơn hay bằng với mức hao phí xã hội cần thiết thì mới có thể đạt được thành công.

Vai trò của quy luật giá trị

Được các nhà kinh tế học đưa ra khái niệm từ rất lâu, cho đến ngày nay thì quy luật giá trị vẫn giữ được vai trò quan trọng ở trong nền kinh tế - xã hội.

Quy luật này giúp cho doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức, nhà nước tự động điều tiết được tư liệu sản xuất, phân bổ nguồn nhân lực vào những ngành nghề khác nhau để phát triển.

Quy luật sẽ giúp cho hoạt động dịch chuyển hàng hóa từ nơi có giá trị thấp đến nơi được định giá cao hơn và giúp bình ổn thị trường, không dẫn đến những trường hợp khan hiếm, đẩy mức giá lên cao bất hợp lý.

Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt thì các doanh nghiệp cần phải luôn cải tiến nhằm nâng cao năng suất lao động và quản lý, giảm đi phần chi phí để gia tăng lợi nhuận.

Như vậy thì quy luật giá trị ảnh hưởng đến tất cả những khía cạnh ở trong đời sống kinh tế, xã hội. Nếu như hiểu đúng thì các cá nhân và doanh nghiệp sẽ vận dụng tốt để có thể phát triển tổ chức và bản thân, tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Đấy chính là một khía cạnh tích cực mà quy luật này đã đóng góp đối với nền kinh tế quốc gia, giúp tạo ra được những lợi thế cạnh tranh toàn cầu.

Nội dung và tác động của quy luật giá trị

Nội dung của quy luật giá trị

Nội dung của quy luật giá trị

Nội dung của quy luật giá trị

Nội dung chính của quy luật này đó chính là sản xuất và trao đổi hàng hóa cần phải dựa trên cơ sở về hao phí lao động xã hội cần thiết. Cụ thể hơn thì khi sản xuất hàng hóa sẽ cần phải có sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất cần phải tiết kiệm nguồn lao động để sản xuất ra hàng hóa. Đối với một hàng hóa thì giá trị của sản phẩm cần phải nhỏ hơn hay bằng với thời gian cần thiết để sản xuất (còn gọi là giá cả thị trường của hàng hóa). Khi đó thì việc sản xuất hàng hóa mới có thể mang lại được lợi thế cạnh tranh cao. 

Ngoài ra, trong trao đổi hàng hóa giữa những doanh nghiệp trên thị trường cần phải tuân theo quy tắc ngang giá. Nghĩa là khi trao đổi hàng hóa thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và khi đó doanh nghiệp mới có chi phí để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

>> Tham khảo thêm: Lãi suất thả nổi là gì? Ưu, nhược điểm và Cách tính lãi suất thả nổi

Tác động của quy luật giá trị

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa thì quy luật giá trị có tác động cụ thể như sau:

Điều tiết về hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa

Điều tiết sản xuất tức là điều hoà và phân bổ các yếu tố sản xuất giữa ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị thì sẽ thông qua sự biến động về giá cả của hàng hoá ở trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu như ở ngành nào có cung nhỏ hơn cầu thì giá cả của hàng hóa sẽ lên cao hơn với giá trị, hàng hoá bán chạy và lãi cao thì nhiều người đổ xô vào ngành ấy. Vì thế mà tư liệu sản xuất và sức lao động cũng được chuyển dịch vào ngành đó tăng lên. Ngược lại, khi mà cung của một ngành vượt quá cầu thì giá cả hàng hoá giảm xuống và khi đó hàng hoá bán không chạy, có thể dẫn đến lỗ vốn. Tình hình ấy buộc những nhà sản xuất cần phải thu hẹp về quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào những ngành mà có giá cả hàng hoá cao.

Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng sẽ được thông qua giá cả ở trên thị trường. Sự biến động về giá cả thị trường cũng sẽ có tác dụng thu hút thêm nguồn hàng từ nơi có giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do vậy mà làm cho hoạt động lưu thông hàng hoá thông suốt. Vì vậy, sự biến động giá cả trên thị trường không những chỉ rõ về sự biến động của nền kinh tế, mà còn gây ảnh hưởng đến sự điều tiết nền kinh tế hàng hoá.

Kích thích việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và gia tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm

Trong nền kinh tế hàng hoá thì mỗi một người sản xuất hàng hoá chính là một chủ thể kinh tế độc lập và tự đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên phần hao phí lao động cá biệt sẽ có sự khác nhau. Người sản xuất nào mà có phần hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn với mức hao phí lao động xã hội của hàng hoá thì sẽ có lợi, thu về lãi cao. Người sản xuất nào mà có phần hao phí lao động cá biệt lớn hơn với phần hao phí lao động xã hội cần thiết thì ở thế bất lợi và có thể bị lỗ vốn. Để giành được phần lợi thế ở trong cạnh tranh và tránh được nguy cơ vỡ nợ, phá sản thì họ cần phải hạ thấp được phần hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng với phần hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ sẽ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật và cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, gia tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt sẽ càng thúc đẩy quá trình này diễn ra một cách mạnh mẽ và mang tính xã hội hơn. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội đã được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

Sự cạnh tranh quyết liệt cũng càng làm cho quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu như người sản xuất nào mà cũng làm như vậy thì sẽ dẫn đến toàn bộ về năng suất lao động của xã hội không ngừng gia tăng, đồng nghĩa chi phí sản xuất xã hội cũng giảm xuống.

Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá về người sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu người nghèo

Quá trình cạnh tranh để theo đuổi được giá trị tất yếu sẽ dẫn đến kết quả đó là: những người mà có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ và kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt thì họ sẽ có phần hao phí lao động cá biệt thấp hơn với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Do vậy mà họ phát tài và giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm nhiều tư liệu sản xuất, mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, đối với những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém hoặc gặp rủi ro ở trong hoạt động kinh doanh nên bị thua lỗ sẽ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

Những người sản xuất hàng hóa nào mà có được mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn với phần hao phí lao động xã hội cần thiết thì khi họ bán hàng hóa theo mức hao phí của lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu về được nhiều lợi nhuận, giàu lên và có thể mua sắm thêm nhiều tư liệu sản xuất, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hay thậm chí là thuê lao động để trở thành ông chủ.

Ngược lại, đối với những người sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn với phần hao phí lao động xã hội cần thiết thì khi bán hàng sẽ ở trong tình trạng thua lỗ, nghèo đi và thậm chí phá sản, trở thành người làm thuê. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân đã làm cho việc xuất hiện trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là cơ sở để ra đời của chủ nghĩa tư bản ở trong lịch sử.

Một số tác động khác

Bên cạnh những tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa thì những quy luật giá trị hiện nay cũng đã có không ít ảnh hưởng tiêu cực.

Cụ thể đó chính là bởi hầu hết những doanh nghiệp đều đang chạy đua với lợi nhuận, đồng thời tính cạnh tranh ở trên thị trường cũng đang ngày càng cao. Như việc xuất hiện rất nhiều các vấn đề gian lận ở trong  hoạt động buôn bán, xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng được ra bán ra trên thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.

Và tại thị trường Việt Nam hiện nay thì theo đánh giá từ những cơ quan, tổ chức thì số lượng hàng giả, hàng nhái đang ngày một nhiều và len lỏi ở trong thị trường buôn bán một cách công khai, không có sự kiểm soát. Ví dụ như hàng loạt các loại băng đĩa lậu được bán tràn lan hoặc loại nước hoa, mỹ phẩm từ nhiều thương hiệu nổi tiếng mặc dù chưa hề được công bố hay tung ra trên thị trường nhưng lại vẫn được bán ở rất nhiều cửa hàng bán lẻ Việt Nam, thậm chí là cả thương hiệu danh tiếng.

Từ những ảnh hưởng tiêu cực đó thì nhà nước ta hiện nay cũng cần phải nâng cao vai trò quản lý ở trong nền kinh tế, cần phải vận dụng quy luật giá trị một cách hiệu quả nhằm giảm thiểu mặt hạn chế ở trong quá trình sản xuất – lưu thông hàng hóa.

Như vậy thì quy luật giá trị vừa có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Đồng thời đối với việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần phải có những biện pháp để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.

Ở trong giai đoạn phát triển sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa thì tại giai đoạn tự do cạnh tranh thì quy luật giá trị cũng sẽ biểu hiện ra bên ngoài thành quy luật của giá cả sản xuất: Gsx = k + p . Tại giai đoạn độc quyền thì quy luật giá trị sẽ được biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền: Gđq = k + p đq (trong đó thì lợi nhuận độc quyền chính bằng với phần lợi nhuận bình quân cộng với phần lợi nhuận do độc quyền mang lại).

Mặt tích cực và hạn chế của quy luật giá trị

Mặt tích cực và hạn chế của quy luật giá trị

Mặt tích cực và hạn chế của quy luật giá trị

Mặt tích cực của quy luật giá trị

Với những sự ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội thì quy luật giá trị đã có rất nhiều mặt tích cực, cụ thể:

  • Tự động điều tiết được tỷ lệ phân chia về tư liệu sản xuất và lao động vào nhiều ngành sản xuất khác nhau nhằm phục vụ cho thị trường
  • Thu hút được hàng hóa ở những nơi có giá trị thấp đến những nơi có giá trị cao và hình thành nên sự cân bằng hàng hóa ở trong những khu vực khác nhau
  • Kích thích các hoạt động cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và gia tăng năng suất lao động, hạ mức giá thành của sản phẩm.

Hạn chế của quy luật giá trị

  • Kinh tế thị trường cũng gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội
  • Kinh tế thị trường làm xuất hiện những tệ nạn xã hội
  •  Bóc lột quá sức về sức lao động của con người và tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
  • Lối sống “tiền trao cháo múc” ở trong xã hội, coi trọng những giá trị vật chất và xem nhẹ các giá trị tinh thần

>> Tham khảo thêm: Mô hình ponzi - Cách thức hoạt động và Dấu hiệu nhận biết

Quy luật giá trị được vận dụng vào trong hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá như thế nào?

Quy luật giá trị được vận dụng vào trong hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa như thế nào?

Quy luật giá trị được vận dụng vào trong hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá như thế nào?

Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập theo nền kinh tế thế giới với những chính sách mở cửa hợp tác với các nước. Một trong những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta đó là quy luật giá trị. Việc vận dụng quy luật giá trị cũng được thể hiện trên những lĩnh vực như sau:

Vận dụng quy luật giá trị vào trong lĩnh vực sản xuất.

Thứ nhất: Đối với việc hạch toán kinh tế trong các doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta thì mỗi doanh nghiệp là một người sản xuất hàng hóa cạnh tranh gay gắt với nhau, để có thể đứng vững được trên thị trường và chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì họ cần phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua những hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận cùng với chi phí… Để có lợi nhuận thì các doanh nghiệp cần phải tìm cách hạ thấp mức chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm được chi phí vật chất, gia tăng năng suất lao động… Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải nắm vững và vận dụng tốt được quy luật giá trị trong hạch toán kinh tế. Thời gian qua ta đã thấy có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, điều đó cho thấy rằng các doanh nghiệp đã vận dụng khá tốt quy luật giá trị vào trong hạch toán kinh tế.

Đối với những doanh nghiệp Nhà nước, để gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì Nhà nước ta đã quyết định việc cổ phần hóa phần lớn những doanh nghiệp Nhà nước và Nhà nước chỉ giữ lại một vài ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp rồi cũng sẽ dần chuyển thành các công ty cổ phần với nhiều các chủ sở hữu và mỗi một cổ đông sẽ vì lợi ích của mình để đầu tư vào sản xuất, hạch toán kinh tế sao cho phần lợi nhuận càng nhiều càng tốt.

Thứ hai: Đối với việc hình thành nên giá cả sản xuất

Tuy nhiên thì trên thực tế giá cả hàng hóa cũng chịu tác động của nhiều yếu tố như cung – cầu, sức mua đồng tiền, cạnh tranh, giá các mặt hàng liên quan…

Vận dụng quy luật giá trị vào trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa.

Trong lĩnh vực lưu thông thì quy luật giá trị yêu cầu cần phải trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá, tức giá cả bằng với giá trị. Dưới sự tác động quy luật giá trị thì hàng hóa trong nền kinh tế sẽ được đưa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao và từ nơi cung nhiều đến nơi cầu nhiều. Thông qua sự biến động về giá cả ở trên thị trường thì luồng hàng hóa sẽ lưu thông từ đó tạo sự ra sự cân đối về nguồn hàng giữa những vùng miền.

Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam thì thông qua hệ thống giá cả quy luật giá trị có sự ảnh hưởng nhất định đến việc lưu thông của một số hàng hóa nào đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm các nguồn hàng, giá bán hạ thì sẽ thúc đẩy mạnh việc tiêu thụ và ngược lại. Do vậy mà Nhà nước ta đã vận dụng vào hoạt động định giá cả sát giá trị, xoay quanh giá trị nhằm mục đích kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý. Không những thế mà Nhà nước ta còn chủ động tách giá cả ra khỏi giá trị với mỗi loại hàng hóa trong từng thời kỳ nhất định, lợi dụng được sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để có thể điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh mức cung cầu và phân phối. Giá cả được xem là một công cụ kinh tế quan trọng để kế hoạch hóa sự tiêu dùng trong xã hội.

Kết luận

Quy luật giá trị ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong đời sống kinh tế, xã hội. Nếu như hiểu đúng thì những cá nhân và doanh nghiệp sẽ vận dụng để phát triển được tổ chức và bản thân, tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Đấy chính là khía cạnh tích cực mà quy luật này đã đóng góp cho nền kinh tế quốc gia, giúp tạo ra những lợi thế cạnh tranh toàn cầu.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn Mytrade muốn hỗ trợ tham gia giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay qua HOTLINE 1900966935 – 0983 668 883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

 

  • Bài viết nổi bật