Chỉ số ROE là gì? Cách tính chỉ số ROE trong chứng khoán

ROE là một chỉ số nhằm đánh giá khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu. Chỉ số ROE còn giúp cho bạn nhận diện được lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong ngành. Bài viết này Mytrade sẽ hướng dẫn bạn một cách đầy đủ nhất về chỉ số ROE là gì? ý nghĩa, cách tính của chỉ số ROE.

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là gì?

ROE (viết tắt của Return of Equity) còn gọi là “Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu” hay “Lợi nhuận trên vốn”. ROE được hiểu là một chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong một doanh nghiệp hay đo lường được khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.

ROE là một chỉ số rất quan trọng đối với các nhà đầu tư bởi thông qua chỉ số ROE nhà đầu tư sẽ đánh giá được doanh nghiệp sẽ dùng tiền của họ để tạo ra phần lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Đồng thời chỉ số ROE cũng được sử dụng để so sánh “sức khỏe” của một doanh nghiệp với những doanh nghiệp trong cùng ngành.

Ý nghĩa chỉ số ROE

Là một chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do vậy ROE mang ý nghĩa quan trọng:

  • Chỉ số ROE cho thấy được mức hiệu quả về việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết thì chỉ số ROE càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp dùng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả. Chỉ số ROE cao được duy trì trong nhiều năm liên tiếp cũng chứng tỏ rằng doanh nghiệp đó phát triển bền vững và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Chỉ số ROE là một công cụ giúp lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà đầu tư, ngân hàng có được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Đây cũng chính là cơ sở để họ đưa ra những quyết định. 

Nếu như chỉ số ROE tốt thì các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại. Ngược lại, nếu như chỉ số này thấp thì chứng tỏ chiến lược kinh doanh hiện tại đang không hiệu quả và cần phải điều chỉnh gấp.

Chỉ số này thường được các nhà đầu tư dùng để so sánh những cổ phiếu trong cùng ngành. Từ đấy đưa ra quyết định có nên thực hiện mua cổ phiếu đó hay không. 

Ngân hàng cũng dựa vào chỉ số ROE để đưa ra được quyết định có nên cho doanh nghiệp đó vay tiền hay không.

>> Tham khảo: MFI là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách tính chỉ báo MFI

Cách tính chỉ số ROE 

Cách tính chỉ số ROE

Cách tính chỉ số ROE

ROE sẽ được tính chính xác bằng công thức:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Phần lợi nhuận đã trừ đi chi phí ròng, thuế (đây còn gọi là lợi nhuận ròng).
  • Vốn chủ sở hữu bình quân của các cổ đông là kết quả tính cộng vốn chủ sở hữu ở đầu kỳ của kế toán. Đầu kỳ và cuối kỳ phải trùng với khoảng thời gian mà doanh nghiệp đó có được thu nhập ròng. Dữ liệu này sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán.

Ngoài ra, chỉ số ROE còn được xác định bằng cách:

ROE = Tỷ lệ tăng trưởng bền vững(GSR)/ Tỷ lệ duy trì

Tỷ lệ duy trì = 1 – tỷ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đông.

Lợi ích và hạn chế của chỉ số ROE

Lợi ích và hạn chế của chỉ số ROE

Lợi ích và hạn chế của chỉ số ROE

Lợi ích 

ROE là một công cụ quan trọng, tùy thuộc vào mục tiêu sử dụng của những đối tượng khác nhau mà việc tính toán chỉ số ROE sẽ mang lại những lợi ích khác nhau, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp

Chỉ số ROE là một công cụ để những nhà lãnh đạo có được cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Từ đấy xác định được nguyên nhân, ảnh hưởng dẫn tới sự hiệu quả hoặc không hiệu quả để đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

  • Đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số ROE để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, so sánh với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành để từ đấy đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư. Nhà đầu tư thường sẽ lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp có chỉ số ROE cao bởi họ nhận định được doanh nghiệp đó hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích.

  • Đối với ngân hàng

Ngân hàng sẽ dựa vào chỉ số ROE để đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. Thông thường các ngân hàng sẽ cho những doanh nghiệp có chỉ số ROE tốt vay, bởi họ tin rằng doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả và trả được khoản nợ trong tương lai. Ngược lại các doanh nghiệp có chỉ số ROE thấp thì ngân hàng e ngại khi cho vay bởi sợ nợ xấu.

Hạn chế

Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích nhưng chỉ số ROE vẫn có một số hạn chế nhất định. Do vậy người sử dụng cần phải nắm rõ để có thể vận dụng một cách phù hợp. Một số hạn chế của ROE như sau:

  • Chỉ số ROE biến động không ổn định khi phần lợi nhuận thay đổi thất thường. 

Chỉ số ROE sẽ được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu. Vì thế trong trường hợp phần lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lên xuống thất thường thì sẽ dẫn đến chỉ số này cũng không ổn định. Khi chỉ số ROE này biến động nhiều sẽ gây khó khăn cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc đánh giá tình hình hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Do vậy khó đưa ra những chính sách kinh doanh hay quyết định đầu tư.

  • Chỉ số ROE có thể sẽ bị can thiệp

Một số doanh nghiệp nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường hay thu hút vốn đầu tư để giúp cho hoạt động vay vốn ngân hàng diễn ra được thuận lợi thường sử dụng những thủ thuật kế toán để can thiệp vào chỉ số. Điều này làm cho những nhà đầu tư, ngân hàng không có được cái nhìn chính xác về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định sai lầm.

  • Chỉ số ROE sẽ bị tác động bởi cổ phiếu quỹ 

Việc mua cổ phiếu quỹ cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số ROE. Bởi hành động này làm giảm số lượng của cổ phiếu đang lưu hành, từ đó làm giảm vốn chủ sở hữu. Khi phần lợi nhuận sau thuế không đổi thì vốn chủ sở hữu lại giảm còn ROE sẽ tăng.

Để tránh những hạn chế trên của chỉ số ROE, các bạn cần kết hợp thêm những chỉ số và yếu tố khác để đánh giá.

Mối liên kết giữa 2 chỉ số ROE và ROA

Mối liên kết giữa 2 chỉ số ROE và ROA

Mối liên kết giữa 2 chỉ số ROE và ROA

Chúng ta có được công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE / ROA

Do đó có thể thấy được chỉ số ROA và ROE có một mối liên hệ khăng khít với nhau và tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Chỉ số ROA là gì? Ý nghĩa, cách tính ROA trong chứng khoán

Chỉ số ROE trong chứng khoán

Có thể nói ROE là một trong các dấu hiệu mà nhà đầu tư cần quan tâm trước khi đưa ra quyết định sở hữu một mã cổ phiếu nào. Ai cũng kỳ vọng rằng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ngày càng phát triển và giá trị cổ phiếu tăng cao thì phần lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Vậy làm sao để biết được doanh nghiệp đó có đang phát triển hay suy thoái? 

Bằng cách lấy chỉ số ROE nhân với tỷ lệ duy trì của doanh nghiệp, bạn dễ dàng tính được tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Tỷ lệ duy trì là tỷ lệ phần trăm khoản thu nhập ròng doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư, tài trợ cho sự tăng trưởng trong tương lai mà doanh nghiệp đó không cần phải vay nợ.

  • Nếu như hai doanh nghiệp có chỉ số ROE giống nhau mà tỷ lệ duy trì lại khác nhau thì tỷ lệ tăng trưởng bền vững sẽ khác nhau.
  • Một cổ phiếu đang tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với thì tỷ lệ tăng trưởng bền vững thì có khả năng mã cổ phiếu này đang bị định giá thấp hay thị trường đang quan tâm đến những rủi ro hơn là lợi nhuận. 

Rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường đã dựa vào ROE để lựa chọn mã cổ phiếu yêu thích. Các doanh nghiệp có ROE âm hay cao bất thường được xem là dấu hiệu cảnh báo và cần được nghiên cứu kỹ. Bên cạnh đó cũng có trường hợp hiếm gặp chỉ số ROE âm vẫn tốt: bởi chương trình mua lại cổ phiếu từ dòng tiền của doanh nghiệp nên mẫu số đã giảm đi kéo theo chỉ số ROE tăng.

Vậy chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn cần đánh giá xem doanh nghiệp đang phân tích thuộc lĩnh vực nào bởi mỗi lĩnh vực sẽ có mức ROE trung bình ngành tương ứng.

Bạn không thể sử dụng chỉ số ROE của doanh nghiệp trong lĩnh vực lợi ích cộng đồng để so sánh với mức trung bình của những doanh nghiệp thuộc ngành xuất nhập khẩu.

  • Nguyên tắc chung: Nên tập trung vào doanh nghiệp có ROE bằng hoặc cao hơn với mức trung bình lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
  • Một số nhà đầu tư còn xem tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt gần mức trung bình dài hạn của chỉ số S&P 500. Trong đấy thì 14% là tỷ lệ có thể chấp nhận được, nếu như thấp hơn 10% là tỷ lệ kém. 

Lưu ý khi mà chỉ số ROE quá cao

Lưu ý khi mà chỉ số ROE quá cao

Lưu ý khi mà chỉ số ROE quá cao

Chỉ số ROE trung bình hoặc cao luôn được ưu tiên hơn so với ROE thấp. Tuy nhiên khi ROE quá cao chưa chắc là dấu hiệu tốt, đặc biệt là khi nó cao hơn so với trung bình của những nhóm ngang hàng.

ROE cao là một dấu hiệu tốt đẹp khi mà thu nhập ròng lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang phát triển rất mạnh. Nhưng nếu như tài khoản vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với mức thu nhập ròng thì nguy cơ cao sẽ có rủi ro.  

  • Nguyên nhân vốn chủ sở hữu nhỏ có thể do doanh nghiệp phải trải qua một khoản thời gian dài thua lỗ và những khoản này đã được cập nhật trong bảng cân đối kế toán. Lâu dần chúng làm giảm đi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
  • Giả sử doanh nghiệp đó làm ăn phát triển trở lại và ghi nhận lãi thì kết quả chỉ số ROE lúc này sẽ cao bất ngờ do phần mẫu số quá thấp. Điều này đã gây hiểu lầm rằng doanh nghiệp đó đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp có dư nợ quá nhiều, vốn chủ sở hữu cũng sẽ giảm tương ứng với mức tăng của khoản nợ vay (vốn chủ sở hữu = tài sản – nợ phải trả). Cuối cùng kết quả tính chỉ số ROE cũng cao bất thường.

Kết luận 

Như vậy, trên đây Mytrade đã chia sẻ cho bạn chỉ số ROE là gì, ý nghĩa của chỉ số ROE, cách tính cũng như những hạn chế của chỉ số này trong đầu tư chứng khoán. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những kiến thức hữu ích đến nhà đầu tư. Quan trọng nhất là cần phải rèn luyện thường xuyên để thấu hiểu được chỉ số ROE một cách sâu sắc cũng như vận dụng thành thạo vào việc phân tích doanh nghiệp dựa theo chỉ số này. 

Nếu bạn còn thắc mắc nào về chỉ số ROE là gì? hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp các vấn đề nhanh nhất.

Mytrade - nền  tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

Nền tảng Mytrade luôn cố gắng hết mình để chứng tỏ được uy tín trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mục tiêu cung cấp những dịch vụ với chất lượng tốt nhất, thấu hiểu được mọi nhu cầu của khách hàng để đưa ra được giải pháp phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu trên nền tảng đạo đức, trách nhiệm, tâm huyết cùng với năng lực chuyên môn cao. Sự hài lòng và quyền lợi của khách hàng là hai giá trị cốt lõi được Mytrade đặt lên hàng đầu. Tải app Mytrade để trải nghiệm đầu tư ngay hôm nay.

  • Bài viết nổi bật