Sell in May là gì? Sell in May có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Cứ dịp tháng 5 về là các nhà đầu tư lại rỉ tai nhau câu nói “Sell in May”. Vậy “Sell in May” là gì mà được các nhà đầu tư truyền tai nhau, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Thực hư trong câu nói “Sell in May” hay “Sell in May and go away” là như thế nào? Đây là một câu ngạn ngữ cổ của người Anh được sử dụng từ rất xa xưa. “Sell in May” có thể đúng hoặc không điều đó còn phụ thuộc phần lớn vào thị trường, chiến lược và thời điểm mà các nhà đầu tư lựa chọn. Nhưng trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, câu nói phổ biến trên hầu hết thị trường từ Mỹ đến Việt Nam “Sell in May” liệu có còn đúng nay không? Có còn tạo ra mức lợi nhận từ việc giao dịch theo chiến lược này không? Hãy cũng My Trade tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sell in May là gì?

 

Sell in May là gì?

Sell in May là gì?

“Sell in May” hay “Sell in May and Go Away” có nghĩa là “Bán trong tháng 5 và đi chơi”. Thực ra Sell in may nó bắt nguồn từ câu nói: “Sell in May and go away, stay away till St. Leger Day”.

Trên thế giới tài chính và hoạt động kinh doanh thì đây là một câu châm ngôn rất nổi tiếng. Câu nói đề cập đến một chiến lược đầu tư vào cổ phiếu dựa trên lý thuyết rằng thị trường chứng khoán hoạt động kém hiệu quả trong khoảng thời gian là từ tháng Năm đến tháng Mười hàng năm. Và ngược lại trong khoảng thời gian 6 tháng là từ tháng 11 đến tháng 4 thị tường chứng khoán sẽ sôi động tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhiều.

Khi những nhà đầu tư tiến hành thực hiện giao dịch theo chiến lược “Sell in May” này, thì họ sẽ tiến hành bán cổ phiếu vào khoảng đầu tháng 5 hoặc vào cuối mùa xuân và họ sẽ giữ lại số tiền thu được bằng khoản tiền mặt. Sau đó vào tháng 11 các nhà đầu tư sẽ bắt đầu đầu tư trở lại, hoặc vào khoảng cuối mùa thu. Cùng với chiến thuật tuân thủ chiến lược Sell in may này, nhiều nhà đầu tư sẽ tránh được việc nắm giữ cố phiếu trong những tháng mùa hè và sẽ có những lựa chọn đúng thời điểm bán ra và mua vào để tối ưu hóa được lợi nhuận nhất có thể cho họ.

Bên cạnh đó thì một số nhà đầu tư giao dịch cho ta thấy xu hướng này khá là hiệu quả so với việc đầu tư giao dịch trong chứng khoán Mỹ trong suốt cả một năm trời. Họ tin rằng, khi thời tiết bắt đầu ấm áp trở lại sau mùa xuân, thì khối lượng giao dịch và số lượng người tham gia vào thị trường sẽ thấp điều này có thể khiến giao dịch lúc này gặp nhiều rủi ro hơn.

Tại thị trường ở Việt Nam hiện nay thì chiến lược “Sell in May” không được quá ưu chuộng, do thị trường chứng khoán chưa cho phép các nhà đầu tư bán khống, đồng thời song song đó thị trường áp đặt những quy định với mục đích nhằm ổn định biên độ giao dịch. Nhưng tất cả các nhà đầu tư cần phải hiểu một điều rằng, không phải lúc nào chiến lược “Sell in May” cũng đúng và cũng không phải lúc nào thị trường cũng xuất hiện hiện tượng này.

Câu nói “Sell in May” hay “Sell in May and Go Away” có nguồn gốc từ đâu

“Sell in May and go away” bắt đầu từ đâu?

“Sell in May and go away” bắt đầu từ đâu?

“Sell in May and Go Away” được bắt nguồn từ một câu ngạn ngữ cổ của người Anh. Nguyên gốc câu nói là: “Sell in May and go away, and come on back on St. Leger’s Day” tạm dịch nghĩ: Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi, và hãy quay trở lại vào ngày lễ Thánh Leger.

Phong tục của các thương nhân, giới quý tộc và chủ ngân hàng ngày xưa thường rời thủ đô London và quay trở lại quê hương trong suốt những tháng ngày của mùa hè nóng bức. St. Leger’s Day ngụ ý nhắc đến St. Leger’s Stakes, với sự kiện một cuộc đua ngựa được tổ chức vào giữa tháng 09 được đề cập đến.

St. Leger Stakes được thành lập vào năm 1776, là một trong những cuộc đua ngựa nổi tiếng nhất ở nước Anh, là chặng đua cuối cùng của Vương miện Anh và được tổ chức vào tháng 9 hàng năm tại Trường đua Doncaster ở Nam Yorkshire. Với bối cảnh ban đầu, câu ngạn ngữ khuyến nghị các nhà đầu tư, chủ ngân hàng và giới quý tộc Anh nên bán cổ phiếu của họ vào tháng 5. Đồng thời hãy tận hưởng và thư giãn những ngày tháng hè trong khi thoát khỏi cái nóng ở London. Rồi sau đó tiếp tục quay trở lại thị trường chứng khoán vào mùa thu sau St Leger Stakes.

Một số các nhà đầu tư ở Mỹ vẫn còn đang áp dụng xu hướng Sell in May bằng cách hạn chế đầu tư trong khoảng thời gian giữa Ngày Tưởng niệm vào tháng năm và ngày Lao động vào tháng chín để học tập xu hướng của người Anh và sử dụng cụm từ này như một ngạn ngữ đầu tư.

>> Tham khảo: Sideway là gì? Cách nhận định và xử lý sideways trong chứng khoán hiệu quả

Thực tế có thật các thị trường chứng khoán giảm vào tháng 5 hay không

Theo thống kế số liệu về thị trường chứng khoán Mỹ của Forbes thì từ năm 1950 đến khoảng năm 2013 chỉ số công nghiệp Dow Jones đã có những lợi nhuận trung bình chỉ ở mức 0,3% trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, so với mức tăng trưởng trung bình 7,5% trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4. Những lý do chính để giải thích chính xác cho việc này chưa được nêu ra cụ thể nhưng tính thanh khoản thấp trong các tháng mùa hè và dòng tiền đi vào thị trường với quy mô lớn hơn trong mùa đông thì có thể coi đó là một lý do để chứng minh cho lý do này.

Với chỉ số S&P 500 nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy: (để biết thêm thông tin về chỉ số S&P 500 là gì tham khảo tại bài viết ….)

Thực tế có thạt các thị trường chứng khoán giảm vào tháng 5 hay không?

Diễn biến chỉ số S&P500 theo tháng kể từ năm 1960

Những bằng chứng mà tờ báo Investor’s Business Daily cho thấy mô hình mua bán theo mùa này hiện không còn chính xác nữa. Cụ thể theo tờ báo này nếu các nhà đầu tư thực hiện bán cổ phiếu vào tháng 05/2016 họ sẽ mất một số cơ hội sinh lời lớn khác. Chỉ số NASDAQ kết thúc tháng 04/2016 tại mức 4775.36 điểm. Nó đóng cửa với mức giá cao hơn trong tháng 05 và tăng vọt vào cuối tháng 06. Chỉ số NASDAQ đã tăng 55% từ khi kết thúc tháng 04/2016 đến hết tháng 01/2018.

“Sell in may and go away” ở thị trường Việt Nam

Với thị trường chứng khoán trên thế giới hiện nay xu hướng “Sell in May” là nỗi ám ảnh cho nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Nhưng tại thị trường Việt Nam lại không bị ảnh hưởng nhiều bởi “Sell in May” cụ thể.

Tại Việt Nam tháng 05 cũng là giai đoạn kết thúc mùa báo cáo tài chính quý của các doanh nghiệp và các công ty và là vùng trũng thông tin. Vì lý do đó mà một số nhà đầu tư lấy đó để thực hiện giao dịch bán cổ phiếu và rút khỏi thị trường. Nhưng thực tế cho thấy hiện tượng “Sell in May” không hề xảy ra thường xuyên, hay thậm chí trong một số năm gần đây, tháng 5 còn là thời điểm thị trường tăng trưởng rất mạnh. My Tradet xin gửi tới các nhà đầu tư những thống kê biến động chỉ số VNINDEX trên sàn HOSE - Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và chỉ số HNX Index của sàn HNX - sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong các tháng 5 từ trong quá khứ cho đến gần đây.

Biến động theo % của VNINDEX trong tháng 05

Biến động theo % của VNINDEX trong tháng 05 từ năm 2001 tới 2018

Chúng ta nhận thấy có 8/18 năm chỉ số của VNINDEX có kết quả tăng và 10 năm VNINDEX giảm.

Biến động theo % HNX Index trong tháng 05 từ 2006 tới 2018

Biến động theo % HNX Index trong tháng 05 từ 2006 tới 2018

Từ năm 2006 đến năm 2018, HNX Index có tới 7 năm chỉ số tháng 5 giảm còn lại 6 năm chỉ số tăng. Điều đó cho ta thấy, thay vì tuân thủ chiến lược “Sell in May” một cách cứng nhắc các nhà đầu tư nên đầu tư theo những chiến lược riêng của cá nhân, phân tích và giao dịch hiệu quả. Mua bán cổ phiếu theo những cách phân tích của riêng mình chứ không nên theo đám đông.

Thống kê thị trường 10 năm gần đây từ năm 2011 đến 2020 chỉ số VN-Index, tăng giảm ở mức 50/50 – có 5 năm thị trường giảm và 5 năm thị trường tăng vào tháng 5.

Thị trường chứng khoán Việt Nam thay đổi như thế nào vào tháng 5 năm 2011 - 2020Thị trường chứng khoán Việt Nam thay đổi như thế nào vào tháng 5 từ năm 2011 đến 2020.

Xu hướng ‘Sell in May” có xảy ra ở những năm 2011 và 2012 với sự giảm liên tục của 12,23% và 9,41% liên tiếp và ngay sau đó thị trường cũng đã tăng trưởng trở lại. Điều này chứng minh xu hướng “Sell in May” có xuất hiện ở thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 hay không?

Cuối tháng 1 năm 2021 thị trường Việt Nam đã có đợt giảm giá cực mạnh làm cho các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng. Nhưng bước sang tháng 2 thị trường bắt đầu phục hồi và tăng trưởng. Tháng 3 và 4 thị trường có dấu hiệu bắt đầu chững lại, khối lượng giao dịch không tăng nhiều. Tháng 4 còn có nhiều phiên giao dịch đảo chiều, tính thanh khoán cũng có phần giảm trong một số phiên dao dịch. Khi đó, nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo lắng về xu hướng ‘Sell in May and go away” có thể xẩy ra vào tháng 5.

Trong tháng 5 thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những chuyển biến ngược dòng mạnh mẽ khi liên tục bứt phá những đỉnh cũ. Ngày 25/5 theo tổng kết vào phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đạt ngưỡng đỉnh với mức 1308,58 điểm. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vào VN30 khá nhiều cũng làm cho chỉ số VN30 Index và HN30 Index lên tới đỉnh và lần lượt là 1400 điểm và 300 điểm.

Chỉ số VN – Index tính đến cuối tháng 6/2021 hiện đã vượt ngưỡng 1400 điểm đã làm thay đổi mọi nhận định về xu hướng “Sell in May”

Lý giải cho việc điểm tăng liên tục này các nhà phân tích thị trường cho rằng do tác động và ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp và công ty lâm vào tình trạng bị đình trệ sản xuất, lãi suất ngân hàng ở mức thấp đã thúc đấy thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh. Cụ thể nhiều tài khoản giao dịch được mở trong tháng 5. Đặc biệt tính thanh khoản trong tháng 5 được ghi nhận giá trị khớp bình quân toàn thị trường hơn 1 tỷ USD tương đương với 23.000 tỷ đồng.

>> Tham khảo: Stoch RSI là gì? Những lưu ý và cách sử dụng Stochastic RSI hiệu quả

“Sell in May and Go Away” - Thời gian hoạt động

“Sell in May and Go Away” - Thời gian hoạt động

“Sell in May and Go Away” - Thời gian hoạt động

Như đã chia sẻ ở phía trên, chiến lược “Sell in May and go away” hoạt động trên thị trường có mục tiêu từ đầu tháng 5 đến ngày lễ Halloweeen. Đây có thể coi là một sự bất thường vì phần lớ thị trường chứng khoán tăng trưởng cao đạt mức kỉ lục đã xảy ra hay có thể đây là tín hiệu cho thấy thị trường chứng khoán có thể bùng nổ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Tháng 4/2017 các nhà phân tích tại Bank of America, Merrill Lynch đã xem xét và phân tích thị trường chứng khoán theo mùa từ năm 1928 và nhận ra rằng từ tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm chứng khoán phát triển mạnh mẽ lần thứ 2 trong năm.

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng “Sell in May”

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng “Sell in May”

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng “Sell in May”

Xu hướng “Sell in May” diễn ra liên tục trong thời gian dài do các nguyên nhân sau:
- Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có xu hướng nghỉ ngơi để tái tạo vàp mùa hè ở phương Tây.
- Lợi nhuận của các công ty, doanh nghiệp có tính chu kỳ, tăng trưởng mạnh sau tháng 10 đặc biệt là giai đoạn nhà đầu tư nghỉ lễ mua sắm dịp Tết và Noel.
- Niềm tin của giới đầu tư vào hiệu ứng tâm lý nên giao dịch đầu tư theo hiệu ứng tâm lý này, vì vậy “Sell in May” cứ thế tiếp diễn.

Hướng đầu tư giao dịch khi gặp xu hướng “Sell in May” hiệu quả

Hướng đầu tư giao dịch khi gặp xu hướng “Sell in May” hiệu quả

Hướng đầu tư giao dịch khi gặp xu hướng “Sell in May” hiệu quả

Khi gặp phải xu hướng “Sell in May”, các nhà phân tích khuyến khích nên đầu tư xoay vòng. Chiến lược này các nhà đầu tư sẽ không phải rút tiền đầu tư mà thay vào đó sẽ thay đổi sang danh mục đầu tư và tập trung vào các sản phẩm ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự tăng trưởng chậm theo mùa trên thị trường trong mùa hè và đầu mùa thu.

Với nhiều nhà đầu tư bán lẻ, các mục tiêu dài hạn, chiến lược mua và giữ - bám vào cổ phiếu quanh năm, từ năm này qua năm khác, trừ khi có sự thay đổi trong các nguyên tắc cơ bản của họ.

Dưới đây là một số hướng dẫn gợi ý để xác định được hướng đầu tư cho bản thân:

Xác định rõ bạn là nhóm nhà đầu tư nào

Điều đầu tiên các nhà đầu tư phải hiểu rõ được bản thân đang đầu tư cái gì. Nếu đầu tư vào những kênh an toàn thì sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi xu hướng “Sell in May”. Trong trường hợp là người đang đầu tư vào những ngành ảnh hưởng bởi “kỳ nghỉ”, thì nên tìm phương pháp đầu tư hợp lý, hoặc thậm chí là cắt lỗ và rời thị trường.

Và một điều lưu ý nếu bạn là một nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư cổ phiếu dài hạn, không cần phải quan tâm đến những diễn biến ngắn hạn.

Phân tích kỹ thuật và thị trường chứng khoán

Xu hướng “Sell in May” diễn ra hay không, điều quan trọng trong đầu tư chứng khoán chính là phân tích kỹ thuật và phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc công ty đó. Mỗi nhà đầu tư nên trau dồi cho bản thân những kiến thức phân tích, tìm tòi theo dõi những thông tin thị trường chứng khoán trong và ngoài nước để có hướng đầu tư hiệu quả.

Tháng 5/2021 vừa qua, nhiều nhà đầu tư giao dịch Việt Nam lo ngại về xu hướng “Sell in May” nhưng tháng 5 thông thường cũng là thời điểm mà nhiều doanh nghiệp, công ty bắt đầu trả cổ tức nên chẳng những giá cổ phiếu không giảm mà còn tăng mạnh vì nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là cơ hội tốt để mua vào để hưởng cổ tức.

Do vậy, ta có thể thấy, xu hướng “Sell in May” không quan trọng bằng việc cá nhân các nhà đầu tư phân tích hoạt động kinh doanh để có những hoạt động đầu tư phù hợp.

Giảm chi phí giao dịch trên thị trường

Chúng ta thường không biết được xu hướng “Sell in May” sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít đến thị trường chứng khoán, nên nếu thị trường gặp “Sell in May”, lời khuyên tốt nhất dành là hãy giảm giao dịch. Các nhà đầu tư sẽ vẫn đầu tư để kiếm thêm lợi nhuận nhưng hãy chọn những kênh đầu tư có lãi suất ổn định, những mã cổ phiếu dài hạn để đảm bảo an toàn. Thay vì đầu tư hết tiền vào cổ phiếu, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng tiền mặt cao, tầm khoảng 30%. Các nhà đầu tư hãy linh hoạt với các nguyên tắc, đừng để bị ảnh hưởng của xu hướng đám đông để dẫn đến những rủi ro không đang để mất tiền. Tham khảo các nguồn thông tin dữ liệu uy tin và thật kỹ càng. Lên kế hoạch cho phương pháp đầu tư của mình thật đơn giản.

Hạn chế của xu hướng “Sell in May and go away”

Hạn chế của xu hướng “Sell in May and go away”

Hạn chế của xu hướng “Sell in May and go away

Các tác động bất ngờ như yếu tố đại dịch Covid có thể thay đổi tính chu kỳ kinh doanh này. Nếu các nhà đầu tư bán hết vào tháng 5 năm ngoái, thì khả năng rủi ro của họ là rất cao. Chỉ số S&P 500 đã tăng khoảng 16% từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2020. Và tương tự với chỉ số VNINDEX thị trường đã thể hiện đà tăng mạnh mẽ.

Các nhà nghiên cứu nhiều lần đã chỉ ra rằng việc đứng ngoài thị trường và bỏ lỡ những ngày thị trường tốt nhất có thể làm giảm đáng kể lợi nhuận trong thời gian dài.

“Sell in May” có hoạt động đúng trên hầu hết các thị trường khác nhau không?

Xu hướng “Sell in May” luôn luôn hoạt động khác nhau trong từng thị trường khác nhau, với từng loại sản phẩm tài chính khác nhau. Tại Mỹ, trong tháng 5 là giai đoạn thu hút cực kỳ nhiều dòng tiền đến cổ phiếu tăng trưởng, đơn giản vì đây là giai đoạn nửa cuối năm là quá trình thực hiện tiến độ kinh doanh mạnh mẽ từ các công ty và doanh nghiệp. Cụ thể, tỷ trọng các công ty công nghệ trong nhóm S&P 500 đã tăng khoảng 27% so với chỉ 8% của nhóm MSCI tại Châu Âu.

Việc tính toán chi tiết từng thời điểm mua vào, bán ra có thể sẽ làm đánh mất cơ hội của các nhà đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất. Bên cạnh đó, giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10 đánh dấu sự thay đổi đáng kể trên các thị trường khác nhau.

Điển hình, thị trường chứng khoán của Trung Quốc tăng 3 năm liền từ năm 2017 – 2020, khoảng hơn 20% từ tháng 5 đến tháng 10 và giai đoạn đó chứng khoán của khu vực Eurozone tăng hơn 10% trong vòng 6 tháng đầu năm năm 2019.

Thời kỳ Covid xu hướng “Sell in May” có phải chiến lược phù hợp?

Sell in May là gì? Liệu ngạn ngữ “Sell in May” còn đúng trên thị trường tài chính ngày nay? Sell in May là gì? Liệu ngạn ngữ “Sell in May” còn đúng trên thị trường tài chính ngày nay?

Trong tình hình bối cảnh đại dịch hiện tại, đoán đỉnh trong ngắn hạn của cổ phiếu, tiền ảo là điều không thể. Với hàng loạt gói kích thích tăng trưởng phục hồi sau COVID-19, đã dẫn đến mức lạm phát tăng cực cao kéo theo sự tăng trưởng bất thường của thị trường chứng khoán, tiền ảo tại Mỹ, và có khả năng xu hướng tăng này sẽ kéo dài ít nhất 01 năm nữa.

Kinh nghiệm việc bán tháo vào tháng 03/2020 là điều sai lầm khi chỉ trong 06 tháng sau đến tháng 09/2020 thì chứng khoán toàn cầu (Chỉ số MSCI AC World) đã phục hồi hơn gần 88%. Chứng khoán toàn cầu lên mức tăng thêm 12% kể từ tháng 5 – 10/2020.

“Sell in May” làm chúng ta mất nhiều chi phí cơ hội

Thị trường chứng khoán Mỹ từng đối diện với mức giảm điểm mạnh nhất chưa từng có trong lịch sử, và cũng phục hồi cực kỳ nhanh nhất. Nếu anh em đã bán tháo trong lúc hoảng loạn thì có lẽ các nhà đầu tư đã đánh mất khoản chi phí cơ hội cực kỳ lớn. Tương tự, đối với nhà đầu tư nào bán vào tháng 5, việc mua lại sau đó chúng ta phải trả một khoản chi phí cơ hội đắt đỏ hơn, chưa kể rằng nếu thị trường tăng điểm liên tục trong thời gian sau đó.

Hơn nữa, với môi trường hiện nay, với lãi suất danh nghĩa thấp, lạm phát tăng cao, tỷ giá lãi suất thực âm, do đó việc các nhà đầu tư giữ tiền mặt trong người quá lâu sẽ gây mất giá trị đồng tiền và mất rất nhiều cơ hội đầu tư cho bản thân. Ngoài ra, các chi phí giao dịch, thuế thu nhập thì danh mục đầu tư từ tháng 11 trở đi có thể sẽ rất thấp và không đủ bù đắp khoản lỗ.

Tóm lại xu hướng “Sell in May and go away” luôn là châm ngôn để cảnh báo đến những nhà đầu tư vào giai đoạn tháng 5 đến tháng 10. Bài viết trên của My Trade đã chia sẻ đến bạn đọc hiểu thêm về xu hướng này trong thị trường chứng khoán. Mong sẽ giúp bạn có thể đưa ra được những lựa chọn đầu tư phù hợp trong giai đoạn này. Các bạn luôn thành công trên con đường đầu tư của mình.

Mytrade tự hào là nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán tối ưu nhất hiện nay

Để biết thêm các thông tin về chứng khoán mời các bạn xem bài viết tiếp theo tại https://mytrade.vn/ hoặc liên hệ theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để các bạn chuyên viên có thể hỗ trợ tốt nhất.

  • Bài viết nổi bật