Smart contract là gì? Nguyên tắc hoạt động của Smart Contract

Smart Contract là thuật ngữ mà bất cứ nhà giao dịch ở thị trường crypto nào cũng cần phải biết và nắm được bởi sự cần thiết cũng như phổ biến của nó. Bài viết hôm nay Mytrade sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm smart contract là gì? và cách thức hoạt động của hợp đồng thông minh Smart Contract. Ngoài ra cũng sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra Smart Contract cũng như những rủi ro tiềm ẩn từ hợp đồng thông minh trong blockchain.

Smart Contract là gì?

Smart Contract là gì?

Smart Contract là gì?

Smart Contract (Hợp đồng thông minh) chính là một chương trình máy tính hay một giao thức giao dịch nhằm mục đích sẽ tự động thực hiện, kiểm soát và ghi lại những sự kiện, hành động liên quan về mặt pháp lý dựa theo các điều khoản của hợp đồng hay thỏa thuận.

Hiểu một cách đơn giản thì với những điều kiện xác định trước, một chương trình lưu trữ sẽ được chạy trên blockchain mà thông qua đó, người tham gia vào chương trình này sẽ chắc chắn về kết quả ngay lập tức mà không phải chịu tác động bởi những bên trung gian. Smart Contract còn có thể tự động hóa được quy trình, kích thích hành động tiếp theo nếu như đáp ứng được những điều kiện.

Lịch sử ra đời của Smart contract

Thuật ngữ “Smart contract” đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 bởi nhà khoa học máy tính Nick Szabo người Mỹ. Ông cũng là một người đã phát minh ra đồng tiền ảo tên “Bitgold” vào năm 1998 (10 năm trước khi mà Bitcoin xuất hiện).

Theo ông thì hợp đồng thông minh chính là giao thức giao dịch được máy tính thực hiện dựa theo những điều khoản của hợp đồng. Ông đã đề xuất thực hiện loại hợp đồng cho tài sản tổng hợp như kết hợp trái phiếu và những công cụ phái sinh (bao gồm quyền chọn và hợp đồng tương lai).

Smart Contract được sử dụng để chỉ một tập hợp các lời hứa (những điều khoản) chỉ định ở dạng kỹ thuật số. Cho đến năm 1998 thì nó được sử dụng nhằm mô tả những đối tượng trong lớp dịch vụ quản lý quyền của hệ thống Stanford Infobus - dự án về thư viện kỹ thuật số Stanford.

Vậy là từ khi xuất hiện cho đến nay thì Hợp đồng thông minh được viết bằng ngôn ngữ gì? Có rất nhiều ngôn ngữ đã được sử dụng để viết Smart Contract như Golang, JavaScript, Solidity, SQL , C++, Java, …

Yếu tố cần có để hình thành Smart contract

Có 4 yếu tố quan trọng để có thể hình thành một hợp đồng thông minh:

  • Chủ thể hợp đồng: Những bên tham gia sẽ thực hiện giao kết hợp đồng, trong đó có những bên được cấp quyền truy cập, theo dõi về diễn biến tình hình xử lý và nội dung của hợp đồng.
  • Điều khoản hợp đồng: Những điều khoản quy định ở dạng chuỗi, được lập trình đặc biệt mà những bên tham gia phải đồng ý với những điều này.
  • Chữ ký số: Những bên tham gia vào hợp đồng thông minh đồng thuận triển khai thỏa thuận về chữ ký số và cần phải được thực hiện các thao tác thông qua chữ ký số.
  • Nền tảng phân quyền: Bước vào giai đoạn hoàn tất thì hợp đồng thông minh cần phải được tải lên Blockchain. Chuỗi Blockchain sẽ tiếp tục phân phối dữ liệu về những node và lưu lại, không thể điều chỉnh.

>> Tham khảo: FUD là gì? Cách vượt qua hội chứng FUD trong giao dịch

Tình trạng pháp lý và bảo mật của hợp đồng Smart contract

Về tình trạng pháp lý thì nhiều học giả pháp lý cho rằng Smart Contract không phải là một thỏa thuận pháp lý và không nhất thiết tạo thành thỏa thuận ràng buộc hợp lệ theo đúng quy định của luật. Hợp đồng thông minh là một phương tiện mà dựa vào nó thì người tham gia sẽ thực hiện những nghĩa vụ bắt nguồn từ các thỏa thuận cụ thể.

Một số hợp đồng thông minh hoạt động như phương tiện công nghệ với mục đích tự động hóa các nghĩa vụ thanh toán, chuyển những mã thông báo hay tiền điện tử.

  • Theo viện Tiêu Chuẩn và Công Nghệ Quốc Gia Hoa Kỳ mô tả thì bản hợp đồng thông minh là một bộ sưu tập những mã và dữ liệu được triển khai bằng cách dùng giao dịch ký bằng mật mã trên Blockchain. Hợp đồng thông minh có thể xem là một thủ tục lưu trữ bảo mật để thực thi chuyển giao các giá trị giữa những bên một cách nghiêm ngặt mà không thể bị thao túng.
  • Năm 2019, Belarus chính là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hợp đồng thông minh. Năm 2020 thì  Hạ viện của Iowa thông qua dự luật công nhận hợp pháp về những liên hệ thông minh trong tiểu bang. 
  • Năm 2021 thì lực lượng đặc nhiệm về quyền tài phán của Anh đã xuất bản quy tắc giải quyết tranh chấp kỹ thuật số, giúp giải quyết nhanh được vấn đề tranh chấp pháp lý về blockchain và tiền điện tử ở Anh.

Về vấn đề bảo mật thì hợp đồng thông minh sẽ lưu trữ dữ liệu trên một chuỗi khối hoặc là sổ cái phân tán, được kiểm soát và kiểm tra bởi một nền tảng hoạt động mà không phải bất kỳ chương trình máy chủ nào được tùy ý kết nối.

Nguyên tắc hoạt động của Smart Contract

Nguyên tắc hoạt động của Smart Contract

Nguyên tắc hoạt động của Smart Contract

Hợp đồng thông minh - Smart Contract hoạt động dựa theo câu lệnh đơn giản là “if/ when … then …” và chúng được viết thành mã trên nền tảng blockchain. Một mạng máy tính sẽ thực hiện những hành động khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện xác minh. Những hành động có thể là: chi trả tiền cho các bên thích hợp, xuất vé, đăng ký phương tiện, gửi thông báo… Cuối cùng sẽ cập nhật dữ liệu giao dịch hoàn tất.

Chỉ các bên được cấp quyền mới có thể xem kết quả và không thể tự ý thay đổi giao dịch. Nếu như vậy thì họ phải thiết lập các điều khoản về cách thực hiện giao dịch, quy tắc giao dịch, dự đoán tất cả các trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra và những phương thức giải quyết tranh chấp. Từ đó mới có thể thỏa mãn được người tham gia, giúp cho việc ký hợp đồng hiệu quả hơn.

Dựa vào các điều trên thì nhà phát triển sẽ lập trình ra những bản hợp đồng thông minh để doanh nghiệp, cá nhân có thể sử dụng theo nhu cầu cụ thể.

Ưu điểm và hạn chế của Smart Contract

Ưu điểm

  • Smart contract sẽ giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí so với việc sử dụng hợp đồng truyền thống ở trong một số trường hợp. 
  • Tính bảo mật cao và đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối cho dữ liệu. 
  • Smart Contract là một bộ mã có thể lập trình vì thế nhà phát triển có thể dễ dàng tùy chỉnh, thiết kế thành nhiều hợp đồng để phù hợp với loại dịch vụ và sản phẩm đa dạng.
  • Ngoài ra, Smart Contract là những chương trình phi tập trung, không chịu vào sự can thiệp từ bên thứ ba. Điều này giúp gia tăng tính minh bạch, tiết kiệm được chi phí hoạt động và gia tăng hiệu quả vận hành.

Hạn chế

Bởi vì được lưu trữ trên sổ cái nên dữ liệu trong hợp đồng sẽ gần như không thể thay đổi. Đây là một ưu điểm nhưng đồng thời cũng là nhược điểm nếu những bên tham gia đều đồng thuận thay đổi một số điều khoản trong bản hợp đồng. 

Vì hệ thống bảo mật cao và không bị tác động bởi trung gian nên tính an toàn dữ liệu đảm bảo, khó bị các hacker tấn công nhưng đồng nghĩa là việc sửa chữa cũng sẽ khó khăn.

>> Tham khảo: Arbitrage là gì? Những rủi ro gặp phải trong Arbitrage

Lợi ích của Smart Contract

Lợi ích của Smart Contract

Lợi ích của Smart Contract

Smart contract có những lợi ích nổi trội như:

  • Đầu tiên chính là về tốc độ và hiệu quả xử lý: Khi đáp ứng được một điều kiện thì hợp đồng ngay lập tức sẽ được thực hiện. Vì đây là một dạng hợp đồng kỹ thuật số hoàn toàn tự động nên thời gian xử lý những vấn đề hay lỗi thường sẽ nhanh gọn hơn so với loại hợp đồng truyền thống.
  • Tính minh bạch và tin cậy cao: Việc giao kết hợp đồng sẽ không bị tác động bởi trung gian hay bên thứ ba. Đồng thời các bản ghi mã hóa giao dịch cũng sẽ được chia sẻ với người tham gia nên ai cũng nắm rõ được thông tin, không cần đặt câu hỏi liệu rằng thông tin có sự khác nhau giữa mỗi người cũng như ảnh hưởng đến phần lợi ích cá nhân hay không.
  • Bảo mật cao: Dữ liệu hay những bản ghi về giao dịch trong chuỗi khối sẽ được tiến hành mã hóa để không bị hack.
  • Tiết kiệm chi phí xử lý và chi phí trung gian, thời gian so với việc thực hiện phương thức truyền thống.

Ứng dụng của Smart Contract hiện nay

Smart Contract được ứng dụng trong rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt là đối với lĩnh vực tiền điện tử thì bản hợp đồng thông minh đang thể hiện được những ưu việt, có nhiều ứng dụng quan trọng đối với sự phát triển của đồng tiền số:

  • Bitcoin là một đồng tiền điện tử đầu tiên đã đặt nền tảng cơ bản cho việc thiết lập hợp đồng thông minh trên nền tảng Blockchain. Tuy nhiên nó vẫn đang còn khá sơ khai, cho đến khi Ethereum phát triển thì Smart Contract đã trở thành nghiệp vụ nền tảng chạy trên Ethereum giúp những ứng dụng chạy chính xác, không gặp lỗi gián đoạn hay giả mạo cũng như bị can thiệp bởi bên thứ ba.
  • Hợp đồng thông minh loại bỏ những bên giao dịch trung gian ra khỏi bản hợp đồng trong quá trình giao dịch tiền điện tử giúp khắc phục được những bất cập về vấn đề bảo mật, pháp lý, kiểm duyệt, gian lận, … tiết kiệm về thời gian và nhân lực so với việc thực hiện giao dịch thông qua trung gian.
  • Mạng lưới những Smart Contract cùng với công nghệ blockchain với một đặc tính phi tập trung hay phân quyền giúp vận hành được hệ thống trao đổi tiền mã hóa hiệu quả.

Ngoài ra, người ta còn ứng dụng hợp đồng thông minh vào những hoạt động của các tổ chức khác như: Tăng cường mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp của Home Depot, Bảo vệ hiệu quả thuốc Sonoko và WE, IBM. Trade đã tổ chức các hoạt động thương mại quốc tế được hiệu quả hơn, …

So sánh Smart contract và hợp đồng truyền thống

So sánh Smart contract và hợp đồng truyền thống

So sánh Smart contract và hợp đồng truyền thống

Hợp đồng thông minh sẽ có nhiều điểm khác biệt hơn so với hợp đồng truyền thống:

  • Hợp đồng thông minh được giao kết bởi phương tiện điện tử và sẽ có chữ ký điện tử. Trong khi đó hợp đồng truyền thống giao kết bằng loại phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký tay sau khi những bên gặp và trao đổi với nhau.
  • Smart contract tạo ra bởi hệ thống máy tính ngôn ngữ lập trình, những điều khoản quy định được đưa ra và không chịu sự can thiệp bởi con người. Điều này giúp việc thực thi hợp đồng một cách công minh và chính xác. Trong khi đó thì hợp đồng truyền thống lại tạo bởi những chuyên gia pháp lý, họ dựa vào những tài liệu, văn bản quy định và cần có bên thứ ba giúp thực thi. Điều này mất nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra sự cố phải điều chỉnh lại hợp đồng.
  • So với hợp đồng truyền thống thì việc lưu trữ hợp đồng thông minh sẽ dễ dàng hơn. Thay vì phải lưu trữ hợp đồng giấy như thông thường thì hợp đồng thông minh sẽ được lưu trữ trực tiếp trên những nền tảng số mà không lo thất lạc, hư hỏng.   

Kết luận 

Ngày nay ứng dụng lớn nhất của smart contract chủ yếu là việc chuyển giao các loại tài sản và phổ biến nhất chính là trao đổi, theo dõi token trên thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên thì tiềm năng của hợp đồng tương lai smart contract có thể còn sẽ vượt xa điều đó. Hợp đồng thông minh cũng cho thấy được nhiều hứa hẹn trong việc tự động hóa những quy trình. Với những thắc mắc về smart contract là gì, cách thức hoạt động của hợp đồng thông minh hay những nhược điểm của smart contract đều đã được đề cập và giải đáp. Qua đó, hy vọng bạn đã hiểu được hơn về ứng dụng công nghệ này cũng như biết được cách để có thể phần nào tránh được các chiêu trò lừa đảo phổ biến hiện nay.

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

Giới thiệu App Mytrade

MyTrade cung cấp những công cụ hỗ trợ vốn cùng với khách hàng để tối ưu những giá trị đầu tư, tối ưu về lợi nhuận và tối ưu thuế phí. Tải app MyTrade ngay hôm nay để trải nghiệm nền tảng đầu tư mới!

Nếu bạn còn thắc mắc về Smart contract là gì hay cần tìm hiểu về thị trường chứng khoán, liên hệ ngay đến Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được chuyên viên của Mytrade hỗ trợ nhanh nhất. 

  • Bài viết nổi bật