Hiện nay, hầu hết mọi giao dịch đều sẽ được tiến hành thanh toán thông qua hệ thống thẻ ngân hàng. Mã số CIF chính là một trong những yếu tố quan trọng ở trên thẻ ngân hàng. Vậy mã số CIF là gì? làm thế nào để tra cứu được mã số CIF? Tất cả câu trả lời sẽ có ở trong bài viết dưới đây.
Số CIF là gì?
Số CIF là gì?
Số CIF (còn gọi là Customer Information File) được thể hiện bằng ký tự. Có thể hiểu đơn giản nó là một tệp chức năng có thể chứa đựng, lưu trữ dữ liệu thông tin của khách hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay thì số CIF chính là mã số đại diện cho mỗi khách hàng.
Mỗi mã số CIF là một dãy số với độ dài từ 8 -11 ký tự, phụ thuộc vào cách đặt của mỗi ngân hàng mà mỗi tài khoản ngân hàng của khách hàng đều sẽ được liên kết với với duy nhất một mã số khách hàng.
Tất cả những tài khoản của khách hàng thì sẽ được liên kết với một số CIF nhất định. Vì thế một khách hàng có thể sẽ có rất nhiều số tài khoản nhưng chỉ có duy nhất một mã số CIF.
Chức năng của mã số CIF
Mã số khách hàng ra đời là việc đại diện cho chỉ số tín dụng của khách hàng tại nhiều tài khoản giao dịch.
Mã số khách hàng lưu trữ đầy đủ và chính xác những thông tin về giao dịch, tài khoản, số dư tài khoản cũng như mối quan hệ tín dụng và dư nợ,… Gồm có số tài khoản, tên đăng ký, dữ liệu liên lạc,mã pin, dư nợ, ID ảnh để ngân hàng có thể dễ quản lý và kiểm tra được thông tin. Kèm theo đó chính là mối quan hệ với tín dụng, những giao dịch đã xảy ra khi sử dụng thẻ ATM sẽ được thể hiện qua mã số của khách hàng.
Mã số khách hàng cũng chính là một công cụ đa năng của ngân hàng, hình thành một hệ thống quản lý đầy đủ và hiệu quả của hàng triệu khách hàng trong giao dịch tín dụng.
>> Tham khảo: Giảm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của giảm phát?
Nguyên tắc hoạt động của mã số CIF
Nguyên tắc hoạt động của mã số CIF
Có thể thấy rằng mã số CIF đóng một vai trò cực kỳ quan trọng ở trong việc lưu trữ thông tin của khách hàng. Vì thế mã số CIF hoạt động theo nguyên tắc:
- Ngân hàng sẽ tiến hành nhập mã số CIF của khách hàng nhằm duy trì được tính chính xác của tài khoản. Hồ sơ CIF cũng sẽ bao gồm những thông tin quan trọng của khách hàng như: Số dư của tài khoản, lịch sử cho vay hoặc lịch sử giao dịch…
- Mã số CIF sẽ giúp định danh được khách hàng như: Họ và tên, số điện thoại, đặc điểm nhận dạng, địa chỉ,…
- Để đảm bảo được sự chính xác và đầy đủ thì thông tin mã số CIF của khách hàng sẽ luôn được cập nhật một cách thường xuyên và liên tục.
- Hỗ trợ một số tính năng quản lý những dịch vụ khác mà khách hàng hiện đang sử dụng.
- Giúp cho ngân hàng đưa ra phân tích những hoạt động giao dịch của khách hàng được dễ dàng hơn.
- Hiện nay số CIF còn được một số ngân hàng sử dụng để hiển thị thông tin về thẻ tín dụng, sản phẩm tín dụng của khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng.
Tính bảo mật của mã số CIF
Ngân hàng bắt buộc phải khai báo cho cơ quan chức năng biết về phương thức thu thập dữ liệu, cũng như cách thức sử dụng về các thông tin thu nhập được của khách hàng. Đồng thời ngân hàng cũng được quyền yêu cầu thực hiện một số bước tối thiểu nhất định để có thể bảo vệ được dữ liệu, tránh các tình trạng như vô tình tiết lộ thông tin hay sử dụng trái phép những thông tin khách hàng thì sẽ không được phép xảy ra.
Không chỉ có ngân hàng mà doanh nghiệp bán lẻ hoặc các tổ chức kinh tế, tài chính khác cũng sẽ sử dụng mã số CIF để lưu trữ thông tin của khách hàng. Vì vậy khi đã hiểu về số CIF là gì và cách mà các tổ chức sử dụng số CIF thì mong rằng bạn sẽ biết cách để chia sẻ cũng như yêu cầu bảo mật các thông tin cá nhân của mình được tốt hơn.
Cách để tra cứu mã số CIF của ngân hàng
Cách để tra cứu mã số CIF của ngân hàng
Trong trường hợp mà bạn không may quên mã số CIF thì bạn dễ dàng tra cứu được mã số CIF theo cách sau đây:
- Tra cứu bằng ngân hàng trực tuyến
Bước 1: Đăng nhập vào Internet Banking của ngân hàng bạn đang sử dụng.
Bước 2: Tại giao diện của màn hình chính sẽ ấn tùy chọn + tuyên bố điện tử.
Bước 3: Chọn khoảng thời gian cho hoạt động tuyên bố điện tử.
Bước 4: Khi đó bạn có thể thấy được mã số CIF được hiển thị tại trang tóm tắt tài khoản.
- Tra cứu trên Mobile Banking
Hiện nay mỗi ngân hàng đều sẽ có ứng dụng dành riêng dành cho di động, bạn cũng có thể đăng nhập vào ứng dụng và dễ dàng tìm được mã số CIF của mình.
- Một số cách khác
Ngoài 2 cách nêu ở trên thì bạn cũng có thể tra cứu được mã số CIF theo một số cách sau đây:
-
- Tìm được mã số CIF ở trang đầu tiên của sổ Séc.
- Tìm được mã số CIF ở trang đầu tiên của sổ tiết kiệm.
- Liên hệ với quản lý của chi nhánh ngân hàng hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng để có thể nhận được hỗ trợ tra cứu số CIF.
>> Tham khảo: Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh tế tri thức là gì?
Một số mã số CIF của các ngân hàng hiện nay
Sau đây là mã số CIF của một số ngân hàng đang phổ biến hiện nay:
Mã số CIF của ngân hàng VietcomBank
Mã số thẻ của ngân hàng VietcomBank sẽ có cấu tạo bao gồm có:
- 6 số đầu chính là mã PIN mặc định của ngân hàng Vietcombank (9704 36)
- 8 số tiếp theo sẽ là số CIF
- Các số cuối là số ngẫu nhiên để có thể phân biệt với tài khoản khách hàng
Mã số CIF của ngân hàng BIDV
Theo quy định của ngân hàng BIDV về mã số CIF thì BIDV sẽ bao gồm có 2 loại thẻ đó là 16 số và 18 số, cụ thể:
- 6 số đầu chính là mã PIN mặc định của ngân hàng BIDV (9704 18)
- 8 hoặc 9 số tiếp theo chính là mã số CIF
- Những số cuối là số ngẫu nhiên để sử dụng phân biệt với tài khoản của khách hàng
Mã số CIF của ngân hàng VPBank
Số thẻ của ngân hàng VPBank thì sẽ gồm có 12 số, trong đó:
- 4 số đầu chính là số PIN mặc định của ngân hàng
- 2 số tiếp theo là mã của ngân hàng VPBank
- 4 số tiếp theo là mã số CIF
- Những số cuối là số ngẫu nhiên để có thể phân biệt đối với tài khoản khách hàng.
Mã số CIF của ngân hàng TPBank
Số CIF của ngân hàng TPBank cũng sẽ được in ở trên dãy số thẻ theo trình tự 6 số đầu chính là mã quy ước và tiếp theo là mã của ngân hàng TPBank (9704 23), sau đó là 8 chữ số CIF và những số còn lại để phân biệt với tài khoản của khách hàng.
Mã số CIF của ngân hàng Techcombank
Mã số CIF của ngân hàng Techcombank cũng sẽ được in nổi ở trên bề mặt thẻ. Dãy số CIF này sẽ bao gồm có 12 chữ số và 4 số đầu chính là mã quy ước 9704, số tiếp theo 07 là mã ngân hàng TechcomBank, 8 số tiếp chính là mã số CIF và những số còn lại được sử dụng để phân biệt với các khách hàng trong cùng hệ thống.
Mã số CIF của ngân hàng MB Bank
Số CIF của MBBank chính là một dãy gồm 16 chữ số cũng được in nổi ở trên bề mặt thẻ. Dãy số CIF này sẽ bao gồm tất 12 chữ số, 4 số đầu là mã quy ước mặc định 9704, số tiếp 22 là mã của ngân hàng MB Bank, 8 số tiếp chính là mã số CIF và các số còn lại sử dụng để phân biệt với tài khoản giữa các khách hàng với nhau.
Mã số CIF của Đông Á Bank
Số CIF của Đông Á Bank chính là một dãy gồm có 16 chữ số cũng sẽ được in nổi ở trên bề mặt thẻ. Dãy số CIF này sẽ bao gồm có 12 chữ số, 4 số đầu chính là mã quy ước mặc định 9704, tiếp theo là mã ngân hàng Đông Á Bank và 8 số tiếp theo chính là mã số CIF, số còn lại sử dụng nhằm phân biệt với khách hàng trong cùng hệ thống.
Một số vấn đề liên quan mã số CIF
Một số vấn đề liên quan mã số CIF
Mã số CIF bị lộ thì có sao không?
Mã số CIF được in trực tiếp ở trên bề mặt thẻ nên việc để lộ thông tin về mã số CIF là có nhiều khả năng. Nếu như người sử dụng không tìm hiểu kỹ về các thuật ngữ của ngân hàng, cứ thế mà tiến hành giao dịch thẻ thì chưa chắc họ đã biết được số CIF nằm ở đâu.
Trong một số trường hợp thì nhiều người dễ dàng nhận ra được địa chỉ mã số CIF của tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng. Mặc dù mã số CIF có cách thức hoạt động rất mạnh về mảng thông tin chủ thẻ. Nhưng khi ngân hàng chọn in dập nổi mã số CIF ở trên thẻ đã phòng ngừa được rất nhiều ý đồ của kẻ gian. Số tiền ở trong thẻ của bạn sẽ không thể bị đe dọa. Tuy nhiên thì thẻ ATM cũng giống như một tài khoản, nên cần phải được cất giữ cẩn trọng thì vẫn sẽ đảm bảo hơn.
Phân biệt mã số CIF và số thẻ ngân hàng
Nhiều người thường lầm tưởng rằng số thẻ và mã số CIF là một. Tuy nhiên ở trên thực tế thì đây là 2 loại khác nhau và bạn sẽ cần phải phân biệt được. Để tránh cho sự nhầm lẫn giữa 2 loại này thì bạn cần phải nắm được một số thông tin sau đây:
- Số CIF
Mã số CIF chính là một dãy bao gồm có 8 đến 11 chữ số và được in nổi ở trên bề mặt của thẻ ATM, được bao gồm cả trong số thẻ ngân hàng. Mã số CIF sẽ được đứng sau mã số nhà nước và mã ngân hàng, đồng thời sẽ xếp trước các số còn lại.
- Số thẻ ngân hàng
Số thẻ ngân hàng sẽ được in nổi ở trên bề mặt của thẻ ATM. Thẻ ngân hàng thì bao gồm có 2 loại là 12 số hoặc 19 số, phụ thuộc vào các quy định của ngân hàng. Cấu trúc của số thẻ ngân hàng thì sẽ bao gồm:
04 số đầu: chính là mã ấn định của nhà nước.
02 số tiếp theo: chính là mã ngân hàng.
08 số tiếp: chính là mã số CIF của khách hàng.
Số còn lại: sử dụng để có thể phân biệt với tài khoản giữa các khách hàng.
Phân biệt mã số CIF với số tài khoản ngân hàng
Khi đăng ký mở tài khoản giao dịch ngân hàng thì mỗi khách hàng sẽ được cung cấp số tài khoản ngân hàng để thực hiện chuyển tiền, rút tiền, nạp tiền hay truy vấn số dư tài khoản, … Số tài khoản ngân hàng thì sẽ được gửi cùng với thẻ ATM cứng ở trong một phong bì.
Nhiều người vẫn sẽ nhầm lẫn rằng số thẻ với số tài khoản ngân hàng là một. Điều đó hoàn toàn là một sai lầm. Bởi số thẻ sẽ được in dập nổi phía trên thẻ. Số thẻ sử dụng nhằm mục đích quản lý các thông tin của khách hàng liên quan đến những dịch vụ sử dụng thẻ như: Chi nhánh của ngân hàng đăng ký thẻ hay phương thức thanh toán và loại tiền tệ giao dịch.
Ngoài ra thì có một số ngân hàng có số thẻ và số tài khoản sẽ được in vào góc bên phải của thẻ ATM nhằm tránh sự nhầm lẫn và bị quên đến từ phía khách hàng. Đồng thời cũng có những ngân hàng cho phép sử dụng số thẻ để thực hiện việc chuyển tiền nhanh 24/7.
Kết luận
Hiểu rõ mã số CIF là gì và cách thức hoạt động của số CIF để có thể bảo vệ được những thông tin riêng tư của mình là việc mà mỗi người chúng ta đều nên trang bị. Hy vọng qua bài viết Mytrade chia sẻ, các bạn có thể biết được cách để chia sẻ cũng như yêu cầu bảo mật các thông tin của mình tốt hơn.
Nếu bạn còn thắc mắc về số CIF là gì hoặc muốn tham gia thị trường chứng khoán hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay
Nền tảng Mytrade cung cấp rất nhiều các công cụ hỗ trợ về nguồn vốn đến nhà đầu tư với mục tiêu giúp cho khách hàng tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu phần lợi nhuận và tối ưu mức thuế phí. Hy vọng rằng sự đồng hành của Mytrade trong suốt quá trình giao dịch của bạn sẽ giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro không cần thiết. Tải app Mytrade để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới ngay bây giờ!