Một trong những kênh đầu tư phổ biến trên thế giới đang được rất nhiều người Việt Nam quan tâm đó là giao dịch hàng hóa phái sinh. Đây là kênh đầu tư được thông qua bở Sở giao dịch hàng hóa. Vậy Sở giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm và chức năng của Sở giao dịch hàng hóa ra sao? Mời bạn đọc của Mytrade cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) hoạt động và phát triển theo hình thức tổ chức là Công ty Cổ phần và được Bộ Công Thương cấp phép giao dịch. Đây là loại giấy phép hoạt động không thời hạn và là đơn vị duy nhất do Bộ Công Thương cấp phép và quản lý.
Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức nghề nghiệp, đơn vị có tư cách pháp nhân, nơi cung cấp và diễn ra việc mua bán hàng hóa đã được tiêu chuẩn hóa theo quy định giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa.
Với thị trường hàng hóa tương lai, Sở giao dịch hàng hóa có vai trò chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa. Đây còn là nơi kí kết những hợp đồng, thỏa thuận đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay. Sở giao dịch hàng hóa là nơi thỏa thuận việc quyền chọn mua hàng hóa và mua bán quyền chọn bán.
Giá trị cốt lõi của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
- Thể hiện tính minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả.
- Lấy công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.
- Uy tín trong mọi giao dịch và các mối quan hệ với đối tác.
- Với mục tiêu trở thành Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam lớn nhất trong mọi lĩnh vực đặc biệt là nông sản và nguyên liệu sản xuất là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
- Tính thanh khoản cao nhờ sự trang bị cơ sở dữ liệu liên thông với thế giới nhằm tạo ra môi trường có tính thanh khoản cao và hiệu quả.
- Là tổ chức đầu tiên đưa phương thức giao dịch hàng hóa hiện đại và đạt chuẩn thế giới tại thị trường hàng hóa Việt Nam.
>> Tham khảo: Hàng hóa phái sinh là gì? Kênh đầu tư, giao dịch hàng hóa phái sinh uy tín
Trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Tại điều 16 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì Sở giao dịch hàng hóa có những trách nhiệm cụ thể như:
- Thực hiện các giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa một cách minh bạch, hiệu quả và công bằng.
- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa theo quy định và điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.
- Sở giao dịch hàng hóa là nơi công bố những Điều lệ hoạt động, giấy phép thành lập đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép, thông tin thành viên, công bố danh sách cơ cấu của Sở giao dịch hàng hóa, công bố lệnh giao dịch, thông tin giao dịch, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.
- Sở giao dịch hàng hóa sẽ được thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất những thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa hàng hóa và những danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
- Sở giao dịch hàng hóa chịu trách nhiệm về mọi hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra tại Sở. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro giúp giảm sát và ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ.
- Sở giao dịch hàng hóa còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên trong những trường hợp rủi ro từ phía Sở giao dịch hàng hóa gây ra.
- Bên cạnh đó Sở giao dịch còn có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, thanh tra và phòng chống các hàng vi vi phạm pháp luật có liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Các danh mục hàng hóa được phép giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa
Các danh mục hàng hóa được phép giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa
Tại Việt Nam hiện nay, những mặt hàng hóa được phép giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa do Bộ Công Thương quy định cụ thể tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT của Bộ tài chính. Từ đó các loại hàng hóa được cấp phép giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm hàng hóa Năng lượng: Dầu thô, Dầu ít lưu huỳnh, khí gas tự nhiên, Xăng…
- Nhóm hàng hóa Kim loại: Bạc, Đồng, Quặng sắt, Bạch kim…
- Nhóm hàng hóa Nông sản: Ngô, Dầu đậu tương, Lúa mì, Khô đậu tương…
- Nhóm hàng hóa nguyên liệu công nghiệp: Cà phê, Cacao, Bông, Đường, Cao su…
Thời điểm này, việc thực hiện các hoạt động thương mại qua Sở giao dịch hàng hóa mỗi ngày đều tăng, vì thế đòi hỏi nhà nước cần phải có những cơ chế quản lý phù hợp để điều chỉnh các hoạt động tại Sở giao dịch hàng hóa.
Cơ cấu thành viên của Sở giao dịch hàng hóa
Như đã đề cập ở phía trên, Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân giữ vai trò tổ chức và điều hành các hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa tương lai có tổ chức. Để phục vụ cho việc mua bán trao đổi hàng hóa, các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới đều có cơ cấu thành viên và các bộ phận chính như sau:
Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa
Ưu điểm của Sở giao dịch hàng hóa
Ưu điểm của Sở giao dịch hàng hóa
Niêm yết các mức giá của từng loại hàng hóa cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm giúp cho các nhà đầu tư có thể đưa ra được những quyết định trước khi giao dịch, tránh được hiện tượng thổi giá trên thị trường.
Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật, duy trì nơi mua bán trao đổi cụ thể, có tổ chức quản lý cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa.
Điều hành các hoạt động giao dịch mua bán trên sàn giao dịch hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Đề ra các quy tắc giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa, theo dõi giám sát và thực thi những tiêu chuẩn đạo đức và tài chính đối với những thương nhân hoạt động kinh doanh ở Sở giao dịch hàng hóa.
Giám sát chặt chè các hoạt động của các thành viên và những giao dịch nhằm đảm bảo các giao dịch được vận hành minh bạch và hiệu quả. Nhờ đó mà khắc phục được tối đa những bất cập trên thị trường tự do như việc không tuân thủ theo đúng cam kết, không thực hiện hợp đồng của các bên mua bán khi thấy có những bất lợi cho mình.
Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa
Chức năng của sở giao dịch hàng hóa là gì?
Dựa vào những ưu điểm của Sở giao dịch thì chức năng chính của Sở cũng được thể hiện cụ thể như sau:
Tạo thị trường hàng hóa quy chuẩn
Sở giao dịch hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc kết nối các “nhà” trong chuỗi giá trị các sản phẩm. Điều này sẽ hỗ trợ thiết lập một thị trường hàng hóa hoạt động theo quy chuẩn và các giao dịch hợp đồng tương lai ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Từ đó người nông dẫn chính là người sản xuất, những nhà chế biến, các đơn vị xuất khẩu cuối cùng là những người tiêu dùng.
Bảo hiểm giá cho những người bán
Khi giá các mặt hàng đã được các thành viên trên Sở giao dịch hàng hóa định giá. Lúc này giá cả những loại hàng hóa của người dân, những nhà sản xuất lớn đều như nhau. Như vậy sẽ không xảy ra tình trạng bị thương lái ép giá hay người nông dân “được mùa những mất giá”. Vì thế giao dịch hàng hóa trên Sở giao dịch sẽ có tính ổn định hơn về mặt giá cả cho người bán và nhà đầu tư.
Phổ biến, cập nhập thông tin trên thị trường
Sở giao dịch là nơi cung cấp các thông tin cần thiết và những dữ liệu thống kê có liên quan đến tình hình giao dịch của các loại hàng hóa giúp họ đưa ra được những quyết định chính xác nhất và hiệu quả nhất.
>> Tham khảo: Chứng khoán phái sinh là gì? Giao dịch chứng khoán phái sinh
Cách thức giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch thực hiện phương thức giao dịch hàng hóa thông qua việc khớp lệnh tập trung trên cơ sở lệnh mua và lệnh bán. Việc mua và bán sẽ được thực hiện theo nguyên tắc cụ thể như sau:
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh mua có mức giá cao hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
- Trường hợp xuất hiện các lệnh bán và lệnh mua có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nào nhập trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Thời gian giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa
Thời gian giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa
Thời gian giao dịch sẽ tùy vào từng loại sản phẩm hàng hóa. Tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam thì thời gian giao dịch đáp ứng tính liên thông với các thị trường hàng hóa thế giới, đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể giao dịch liên tục ở mọi thời điểm trong ngày. Tại Việt Nam, Sở giao dịch bắt đầu giao dịch từ 5:00 sáng thứ 2 đến 5:00 sáng thứ bảy hàng tuần.
Và sẽ được Sở giao dịch hàng hóa công bố cụ thể như sau: phiên giao dịch, ngày giao dịch, thời gian khớp lệnh giao dịch và giờ mở, đóng cửa của ngày giao dịch. Chu kỳ giao dịch liên tiếp từ ngắn hạn hàng tháng cho đến 1 năm, trung hạn là 5 năm và dài hạn là 10 đến 15 năm.
Thời gian diễn ra hoạt động giao dịch mua bán trên Sở giao dịch sẽ được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch trên hợp đồng. Ngay sau khi kết thúc hết hạn giao dịch, các bên nắm giữ hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng.
Các loại hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bao gồm các lọai hợp đồng như sau:
- Hợp đồng tương lai: đây là loại hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ cần có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định bởi một lượng hàng hóa nhất định, nơi giao hàng và ngày giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán trước các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng tương lai có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng và phẩm cấp hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện giao nhận hàng và vận chuyển…tất cả đều được Sở giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất cần thỏa thuận đó là giá cả.
- Hợp đồng kỳ hạn: đây là loại hợp đồng được lập theo thỏa thuận giữa các bên, do đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Hiểu một cách đơn giản đây là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá kỳ hạn, việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, từ khi bản hợp đồng được ký kết. Giá kỳ hạn được tính toán dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác được phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng hóa tính đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao nhận.
- Hợp đồng quyền chọn: là loại hợp đồng về quyền chọn mua và quyền chọn bán, thỏa thuận giữa các bên, bên cạnh đó bên mua có quyền được mua hoặc bán một hàng hóa xác định với mức giá được định trước. Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc bán hoặc mua hàng hóa đó. Với những người bán quyền chọn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng nếu người mua quyền chọn quyết định thực hiện quyền chọn của mình.
- Hợp đồng hoán đổi: là hợp đồng thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa được trao đổi lấy giá cố định trong một khoản thời gian nhất định. Người sử dụng hàng hóa muốn đảm bảo giá ở mức tối đa cần đồng ý trả cho tổ chức tài chính một mức giá cố định nào đó. Người sử dụng sẽ được nhận những khoản thanh toán dựa trên giá cả của thị trường cho những hàng hóa liên quan. Người sản xuất muốn cố định thu nhập và đồng ý trả giá thị trường cho tổ chức tài chính, đổi lại cho việc nhận những khoản thanh toán cố định cho hàng hóa.
- Hợp đồng giao ngay: đây là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá giao ngay. Việc giao hàng và thanh toán chỉ có thể diễn ra trong thời gian ngắn là 1 hoặc 2 ngày làm việc kể từ khi bản hợp đồng được ký kết.
>>Tham khảo thêm: Sở giao dịch chứng chứng khoán là gì? Đặc điểm, cơ cấu, chức năng
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Định nghĩa mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là hoạt động thương mại mà các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những quy định tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Đặc điểm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán hàng hóa đặc biệt cụ thể như sau:
- Hàng hóa được trao đổi giữa bên mua và bên bán phải là những loại hàng hóa được tiêu chuẩn hóa một cách cụ thể và được thực hiện theo những nguyên tác, trình tự, thủ tục chặt chẽ.
- Các mối quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện thông qua hình thức pháp lí và hợp đồng mua bán. Những hợp đồng này được giao kết và thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng hóa.
- Việc thực hiện nghĩa vụ của các bên thường không được thực hiện vào thời điểm ký kết hợp đồng mà thực hiện vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
- Quá trình mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện theo các tiêu chuẩn nguyên tắc và thủ tục của Sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch được coi là trung gian, kết nối các bên bán và mua hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Vai trò của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
- Đối với quản lý nhà nước. Giúp cho các thành phần tham gia thị trường cũng như nhà nước nắm được quan hệ cung cầu và giá cả. Việc chuẩn hóa trên Sở giao dịch hàng hóa là một dịp thuận lợi để Nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa với các tiêu chí quốc tế. Dựa vào những số liệu thống kê trên Sở giao dịch hàng hóa, nhà nước thực hiện quản lý kinh tế được hiệu quả hơn.
- Đối với xã hội: Việc mua bán hàng hóa giúp giảm chi phí rủi ro đối với xã hội, phân bổ được nguồn nhân lực trong xã hội một cách tối ưu.
- Đối với nền kinh tế: các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh…tận dụng được mọi khả năng lợi dụng thị trường Sở giao dịch hàng hóa để chuyển dịch những rủi ro về giá cả trong giao dịch thực tế, tránh hoặc giảm được những tổn thất do biến động giá gây ra. Định hướng sản xuất, bảo vệ các nhà đầu tư, điều chỉnh giá cả trên thị trường.
So sánh điểm khác biệt giữa Sở giao dịch và Sàn giao dịch
So sánh điểm khác biệt giữa Sở giao dịch và Sàn giao dịch
Sàn giao dịch hàng hóa được biết đến là nơi các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện giao dịch mua và bán các loại hàng hóa cho các nhà đầu tư, nói cách khác sàn giao dịch là nơi để thực hiện giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai.
Sở giao dịch hàng hóa hoặc các tổ chức có thẩm quyền khác về triển khai giao dịch sẽ niêm yết các mã hàng hóa đang giao dịch trên Sàn giao dịch, được pháp luật bảo hộ. Do đó, các giao dịch sẽ được diễn ra một cách minh bạch, công khai. Bên cạnh hệ thống đặt khớp lệnh giao dịch tự động, Sàn giao dịch hàng hóa cũng có thể cho các nhà đầu tư nhận biết được từng trạng thái xuyên suốt phiên giao dịch. Đối với việc thực hiện giao dịch trên sàn thì các nhà đầu tư sẽ được bảo vệ và quản lý bởi pháp luật và thực hiện các giao dịch tập trung.
Theo quy định của Nhà nước và pháp luật đưua ra, Sở giao dịch là tổ chức pháp nhân kiểm soát và vận hành Sàn giao dịch hàng hóa.
Tại sàn giao dịch hàng hóa, các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm trong việc mua bán hợp đồng tương lai hàng hóa, do Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức đưa ra các dữ liệu giao dịch cần thiết cho thị trường. Sàn giao dịch hàng hóa được coi là nơi trung gian hỗ trợ các nhà đầu cơ mua hoặc bán hợp đồng giao dịch tương lai dựa trên những thỏa thuận của các bên liên quan.
Sở giao dịch hàng hóa được cấp phép hoạt động bởi Bộ Công Thương. Sở giao dịch chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các giao dịch phái sinh tại Việt Nam.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Tại điều 71 Luật thương mại năm 2005 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là nhân viên làm việc tại Sở giao dịch hàng hóa không được phép môi giới, mua bán giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Đối với các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Đưa tin sai lệnh về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hóa mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa.
- Sử dụng các biện pháp bất hợp pháp vi phạm pháp luật để gây rồi loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa.
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của Mytrade về các vấn đề của Sở giao dịch hàng hóa. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc thêm những kiến thức về sàn giao dịch hàng hóa cũng như cách thức giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch làm sao hiệu quả nhất. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc nào hãy liên hệ ngày với chúng tôi để được tư vấn và trợ giúp nhé.
Mytrade tự hào là nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán tối ưu nhất hiện nay
Để biết thêm các thông tin về chứng khoán mời các bạn xem bài viết tiếp theo tại https://mytrade.vn/ hoặc liên hệ theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để các bạn chuyên viên có thể hỗ trợ tốt nhất.