Trong giao dịch chứng khoán, khái niệm giá trị tài sản ròng hay còn được gọi là NAV có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vậy hãy cùng Mytrade đi tìm hiểu xem tài sản ròng là gì cũng như cách để xác định giá trị tài sản ròng ở trong đầu tư chứng khoán thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tài sản ròng và giá trị tài sản ròng là gì?
Thuật ngữ tài sản ròng và giá trị tài sản ròng đã được nhắc đến khá nhiều ở trong bản báo cáo tài chính và đầu tư chứng khoán. Hiểu rõ về tài sản ròng là gì thì sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá được doanh nghiệp hiệu quả.
Tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng chính là tài sản của một chủ thể (cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước hay quốc gia…). Trong đó thì tài sản ròng bao gồm tất cả những tài sản hiện có của chủ thể trừ đi những khoản nợ của chủ thể đó. Tài sản ròng có thể là phần tiền mặt, bất động sản, nhà xưởng, công nghệ, máy móc, các khoản đầu tư… Các khoản nợ của chủ thể có thể là: nợ trả góp, nợ vay ngân hàng, nợ mua xe/nhà đất…
Tài sản ròng là một yếu tố quan trọng thể hiện được chính xác nhất về tình hình tài chính của chủ thể. Đối với một doanh nghiệp, doanh thu có thể lớn, tuy nhiên sẽ không phản ánh được chính xác tình hình tài chính. Tài sản ròng mới là một yếu tố cốt lõi, giúp đánh giá được chính xác thực trạng kinh tế cũng như tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản ròng trong chứng khoán là gì?
Thuật ngữ tài sản ròng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính. Nhiều nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ được tài sản ròng trong chứng khoán là gì, gây ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và quyết định đầu tư không chính xác.
Thực tế có thể hiểu thì tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của tất cả những loại tài sản (tài chính hoặc phi tài chính) trong một tổ chức, trừ đi tất cả các khoản nợ chưa được thanh toán.
Tài sản ròng trong chứng khoán thể hiện được tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Thông tin về tài sản ròng giúp cho nhà đầu tư hình dung được giá trị thực tế của mã cổ phiếu/doanh nghiệp trên thị trường.
Giá trị tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng (Net Worth) chính là kết quả khi lấy tất cả những giá trị tài sản mà chủ thể đang nắm giữ và trừ đi tất cả các khoản nợ chưa được thanh toán. Net Worth chính là toàn bộ những gì còn lại của chủ thể sau khi đã trừ đi tất cả các khoản nợ.
Ý nghĩa của tài sản ròng
Ý nghĩa của tài sản ròng
Như đã đề cập ở trên thì khi mà tài sản ròng tăng chứng tỏ rằng nợ của đang giảm và tài sản đang tăng lên. Như vậy tức là tài chính đang giữ ở một mức ổn định, mà có chiều hướng tích cực.
Nếu như tổng tài sản tăng lên nhưng mà nợ không tăng thì giá trị tài sản ròng tăng, như vậy chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh, sản xuất hoặc các tài sản của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng lên. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ về sự phát triển theo chiều hướng tích cực, nếu là doanh nghiệp thì chứng tỏ công ty đang ở trên đà phát triển và thu về lợi nhuận.
- Giá trị tài sản ròng đối với cá nhân:
Đối với cá nhân thì giá trị tài sản ròng chính là giá trị tài sản của các cá nhân đó trừ đi những khoản vay, đang còn nợ. Ví dụ cụ thể nhất của giá trị tài sản ròng cá nhân sẽ được tính vào trong giá trị ròng của họ là những khoản tiền hưu trí, khoản tiền được đầu tư, nhà đất hoặc xe cộ, tiền mặt, trang sức, tiền tiết kiệm… Trong khi đó thì các khoản vay nợ mà một cá nhân sẽ cần phải trả bao gồm, nợ đảm bảo (nợ được thế chấp tài sản) và phần nợ không có đảm bảo ( các khoản nợ cá nhân, nợ không được thế chấp như vay tiêu dùng…).
Các tài sản vô hình như bằng cấp, chứng chỉ học tập, ngành nghề và những chứng chỉ khác thì sẽ không được tính vào trong giá trị tài sản ròng. Những tài sản vô hình đó thì trong nhiều trường hợp lại chính là căn cứ, cơ sở và công cụ để giúp cho cá nhân kiếm tiền, tự chủ động về khả năng tài chính của họ.
- Giá trị tài sản ròng đối với một doanh nghiệp:
Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính (Net Worth) ở trong kinh doanh đối với mỗi một doanh nghiệp nào đó thì sẽ được gọi là giá trị sổ sách hay vốn của chủ sở hữu riêng. Giá trị này sẽ được tính toán dựa theo giá trị của tất cả các tài sản và khoản nợ mà doanh nghiệp đó sẽ cần phải trả. Số liệu thực tế và cụ thể thì sẽ được thể hiện ở trên bản báo cáo tài chính mà họ thực hiện.
Ngoài ra thì trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nếu như các khoản lỗ lũy kế mà vượt quá số vốn của chủ sở hữu và những cổ đông thì cũng đồng nghĩa với việc giá trị của tài sản đó sẽ bị âm, tức là các nhà đầu tư, cổ đông bị thua lỗ.
- Giá trị tài sản ròng đối với một quốc gia:
Giá trị tài sản ròng của mỗi quốc gia sẽ chính là tổng giá trị ròng của tổng thể tất cả những đối tượng có liên quan và được tính dựa theo công thức sau:
Giá trị tài sản ròng của quốc gia = Giá trị tài sản ròng của tất cả các doanh nghiệp + tổ chức + cá nhân cư trú ở trong quốc gia đó + tài sản ròng của chính phủ
Giá trị tài sản ròng của quốc gia mà càng lớn thì thể hiện được sức mạnh tài chính của nước đó đối với nước khác.
>> Tham khảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Các điểm nổi bật mà nhà đầu tư cần biết
Phân loại tài sản ròng trong doanh nghiệp
Phân loại tài sản ròng trong doanh nghiệp
Phân loại tài sản ròng doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tính toán được chính xác và quản lý hiệu quả hơn. Sau đây là các loại tài sản ròng ở trong doanh nghiệp nhà đầu tư cần phải nắm rõ:
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn chính là loại tài sản có khoảng thời gian sử dụng thấp, thường sẽ dưới 12 tháng hay ở trong 1 chu kỳ kinh doanh. Giá trị tài sản ngắn hạn thường sẽ khá thấp, thường xuyên thay đổi hình thái ở trong quá trình sử dụng.
Tài sản ngắn hạn bao gồm có các loại cụ thể như: Tiền và tài sản tương đương tiền, hàng tồn kho, khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản ký quỹ, các khoản phải thu ngắn hạn đang bị những đơn vị và tổ chức khác chiếm dụng…
Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là loại có thời gian sử dụng dài ở trên 12 tháng, được sử dụng ở trong nhiều chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp. Giá trị tài sản dài hạn thường sẽ khá lớn, ít thay đổi hình thái ở trong quá trình sử dụng và vận hành. Tài sản dài hạn cụ thể thì có thể được xác định dưới những hình thái:
- Tài sản cố định: là loại tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài hơn 12 tháng. Tài sản cố định tham gia vào nhiều trong chu trình kinh doanh và bị hao mòn dần ở trong quá trình sử dụng. Luật kinh tế sẽ có quy định rõ ràng về điều kiện việc đánh giá tài sản cố định. Hiện nay thì có 2 loại tài sản cố định chính: Tài sản cố định hữu hình (như nhà cửa, thiết bị, máy móc, nhà xưởng…) và tài sản cố định vô hình (như bản quyền, quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác…).
- Đầu tư tài chính dài hạn: là khoản đầu tư bên ngoài với mục đích kiếm lợi nhuận ở trong dài hạn (đầu tư liên kết, liên doanh, cho vay dài hạn…).
- Bất động sản đầu tư: là khoản đầu tư nhà đất với mục đích kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các khoản phải thu dài hạn: là tài sản đang bị đơn vị khác chiếm dụng và nắm giữ với thời gian ở trên 1 năm.
- Tài sản dài hạn khác có thể kể đến những khoản ký cược dài hạn và chi phí trả trước dài hạn…
Cách tính giá trị tài sản ròng ở trong đầu tư chứng khoán
Cách tính giá trị tài sản ròng ở trong đầu tư chứng khoán
Dựa trên giá trị tài sản ròng trong chứng khoán thì các nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng và rủi ro của mã cổ phiếu. Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán cần phải biết cách tính được tài sản ròng để định giá về mã cổ phiếu có tiềm năng hay không.
Hiện nay thì tài sản ròng chứng khoán có thể được xác định dựa theo 2 cách:
Tính tài sản ròng dựa theo giá trị thị trường
Lúc này thì giá trị tài sản ròng sẽ được xác định bằng tổng giá trị tất cả những loại tài sản (Cổ phiếu, đất đai, tài sản cố định, bất động sản, hàng hóa…) trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng sẽ được xác định tại thời điểm định giá chứng khoán. Với cách tính dựa theo giá trị thị trường, cần phải xác định cho mỗi loại tài sản riêng biệt. Công thức tính giá trị tài sản ròng dựa theo giá trị thị trường:
Trong đó:
- NAV chính là tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp được xác định dựa theo giá trị thị trường.
- i chính là loại tài sản mà doanh nghiệp hiện có
- n chính là tổng số tài sản doanh nghiệp
- Pi chính là giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp.
Tính tài sản ròng dựa theo sổ sách
Nhà đầu tư cũng có thể tính được giá trị tài sản ròng dựa theo số liệu sổ sách tài chính của doanh nghiệp cung cấp. Công thức tính giá trị tài sản ròng sau đây:
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản hiện có – Tổng nợ chưa trả
Nhà đầu tư cần tính được tổng giá trị tài sản hiện có trong doanh nghiệp, dựa theo báo cáo tài chính cùng với bảng cân đối kế toán. Trong đó:
- Tổng tài sản sẽ gồm:
Tài sản lưu động: bao gồm có tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi hoặc các khoản tiền cũng có giá trị tương đương khác.
Bất động sản bao gồm: nhà ở, mặt bằng, bất động sản bạn dành để đầu tư…
Tài sản cá nhân: bao gồm có các loại đồ đạc, xe máy, ô tô, đồ trang sức, … Đây chính là những tài sản không có giá trị cao khi bán, vì thế mà một số người sẽ không tính nó trong tổng tài sản của mình.
Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh.
Các khoản vay cá nhân: bao gồm tất cả những khoản vay mà bạn đã cho các bạn bè hay đối tác kinh doanh vay mượn và có khả năng thu hồi trở lại.
Các khoản đầu tư hưu trí sẽ bao gồm có: bảo hiểm xã hội và các khoản đầu tư hưu trí không bắt buộc.
Tài sản khác bao gồm có: số tiền được hoàn lại đến từ bảo hiểm nhân thọ hay mức lãi suất từ việc cho vay, các khoản tiền bồi thường,…
Xác định được tổng tài sản và tổng số nợ thì sẽ tính được giá trị tài sản ròng
- Tổng số nợ phải trả bao gồm:
Vay trả góp: chính là những khoản vay thường được sử dụng để mua nhà, mua xe hoặc vay mượn để mua những sản phẩm đồ điện tử, đồ gia dụng.
Vay thế chấp: chính là những khoản vay mua xe, mua nhà hay tài sản được thế chấp đầu tư,…
Vay kinh doanh: nếu như vay với tư cách là cá nhân thì số nợ này cũng vẫn được tính vào trong giá trị tài sản ròng của bạn.
Vay cá nhân: những khoản vay mượn đến từ người thân, bạn bè hay là đối tác kinh doanh.
Nợ thẻ tín dụng: bạn cần phải thường xuyên tìm hiểu về những khoản nợ này bởi vì dư nợ sẽ thay đổi một cách liên tục.
Như vậy thì sau khi xác định được chính xác đâu là tổng giá trị tài sản và đâu là tổng nợ phải trả thì bạn sẽ dễ dàng tính được giá trị tài sản ròng mà mình đang thực sự sở hữu.
Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản ròng
NAV phụ thuộc vào tài sản ròng hiện tại của doanh nghiệp. Các số liệu sẽ được tính toán dựa theo bản báo cáo kế toán tài chính. Giá cổ phiếu thì sẽ có sự biến động tùy thuộc vào trong diễn biến của thị trường cũng như xu hướng cung cầu.
Kết luận
Giá trị tài sản ròng Net Worth chính là một chỉ số, chỉ tiêu tài chính quan trọng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp, cá nhân mà ở tầm cao hơn là Chính phủ, quốc gia có được cái nhìn chính xác, cụ thể và trực tiếp nhất đối với tình hình tài chính của mình. Các nhà đầu tư cũng có thể sẽ thông qua chỉ tiêu này để có thể đánh giá được năng lực kinh doanh và đưa ra quyết định đầu tư vốn hay có nên duyệt khoản vay dành cho đối tượng đó hay không.
Nếu như nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào về tài sản ròng hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư trên thị trường khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900 966 935 – 0983 66 88 83 để được các chuyên gia trong ngành giải đáp một cách nhanh nhất. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:
– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053
– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade
Tải app MyTrade để có thể trải nghiệm được ngay nền tảng đầu tư chứng khoán mới