Tôi có thể bắt đầu lập ngân sách bằng cách nào? Học cách chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư

Chi phí của bạn thường chia thành hai loại: nhu cầu và mong muốn của bạn.

  • Điều quan trọng là phải ưu tiên các nhu cầu của bạn - Điều đó thường là thực phẩm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, phương tiện đi lại và bảo hiểm.
  • Tùy thuộc vào số tiền bạn kiếm được, bạn có thể dành phần trăm lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) cho những việc cần thiết.
  • Sau khi dành ra một quỹ cho những điều khẩn cấp, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm và đầu tư.

Lần cuối cùng bạn ăn kẹo dẻo là khi nào? Kẹo dẻo là một món ăn ngon và thông qua chúng cũng bạn có thể biết được khả năng trì hoãn sự hài lòng của một người. Trong một thí nghiệm nổi tiếng vào những năm 1970, nhà tâm lý học Walter Mischel của Stanford đã nghiên cứu xem trẻ em có đủ ý chí để không ăn một viên kẹo dẻo đặt trước mặt chúng hay không. Nếu bọn trẻ chống lại sự cám dỗ trong 15 phút, chúng sẽ được thưởng một viên kẹo dẻo thứ hai. Chỉ có duy nhất một đứa trẻ có thể chống lại sự cám dỗ này trong 15 phút. Có thể bạn đã tình cờ xem được những video trên YouTube về những chú nhóc đáng yêu này và đang chúng đang cố gắng kiềm chế bản thân. Cũng như những đứa trẻ mặc dù bạn đang muốn ngấu nghiến ngay “viên kẹo dẻo” của mình nhưng nếu có thể kiềm chế trong thời gian dài thì sẽ có nhiều lợi ích hơn, đặc biệt là khi nó liên quan đến tiền bạc. Đo lường nhu cầu và mong muốn của bạn có thể giúp bạn xây dựng một cuộc sống đầy trái ngọt trong tương lai.

Dưới đây là một số cách để suy nghĩ về chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư dựa trên nguồn thu nhập sau thuế của bạn.

  • Quy tắc 50/30/20

Chi tiêu 50% cho nhu cầu, 30% cho mong muốn và dành 20% cho khoản tiết kiệm.

Khi nói đến lập ngân sách, không có quy tắc nào là hoàn hảo, nhưng quy tắc 50/30/20 là một điểm khởi đầu khá vững chắc. Ý tưởng cơ bản là: Lấy thu nhập ròng của bạn (tức là những gì bạn còn lại sau thuế) và chia chi tiêu của bạn thành các nhóm khác nhau.

Hãy tưởng tượng bạn kiếm được 1 tỉ VNĐ mỗi năm, sau thuế. Dựa trên quy tắc 50/30/20, bạn sẽ đặt 50% là 500 triệu VNĐ, cho nhu cầu cần thiết của mình - Điều đó có nghĩa là nhà ở, thực phẩm, quần áo, có thể là khoản thanh toán xe hơi hoặc khoản vay và bảo hiểm. Nó phụ thuộc vào những gì bạn coi là “cần thiết” 

Công thức tính: Số tiền chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu = Thu nhập sau thuế x 0,5

30% thu nhập tiếp theo của bạn là 300 triệu VNĐ, có thể dành cho giải trí và những thứ xa xỉ. Hãy suy nghĩ: những đêm xem phim với bạn bè, mua một cây đàn guitar và mua sắm một số thiết bị cắm trại mới. 

Công thức tính: Số tiền chi tiêu cho những thứ xa xỉ = Thu nhập sau thuế x 0,3

20% cuối cùng là 200 triệu VNĐ, bạn có thể sử dụng để tiết kiệm và đầu tư. Một lần nữa, điều này có thể khác nhau ở mỗi người - Nó có thể phụ thuộc vào việc bạn đang bắt đầu một quỹ khẩn cấp, tiết kiệm để mua xe hơi, nhà hay đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Cách tính: Số tiền tiết kiệm hoặc đầu tư = Thu nhập sau thuế x 0,2

Những tỷ lệ phần trăm này là hướng dẫn cơ bản. Nó có thể hiệu quả với người này nhưng không có nghĩa là sẽ hiệu quả với người khác và số tiền chính xác có thể thay đổi theo từng năm. Thêm vào đó, nhu cầu, mong muốn của bạn và khả năng tiết kiệm hoặc đầu tư của bạn có thể sẽ thay đổi khi bạn lớn lên.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này có sự chấp thuận của Thượng nghị sĩ Mỹ:  Elizabeth Warren. (Cô ấy đã thành lập Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng và cô ấy đã viết một cuốn sách về phong cách lập ngân sách này với con gái của mình, Amelia Warren Tyagi.)

Hãy nhớ rằng quy tắc 50-30-20 phù hợp nhất với những người có thu nhập trung bình ở nơi họ đang sống. Và nó ít đúng hơn đối với những người có thu nhập thấp sống ở những khu vực đắt đỏ, nơi họ phải chi trên 50% thu nhập cho những thứ thiết yếu. Nó cũng có thể không lý tưởng nếu bạn có thu nhập cao - Trong trường hợp đó, có thể bạn sẽ không muốn chi tiêu 50% thu nhập của mình cho những nhu cầu thiết yếu.

  • Quy tắc 50-15-5

Chi tiêu 50% cho các nhu cầu cần thiết và trả nợ. Nhưng lần này, hãy tiết kiệm 15% cho việc nghỉ hưu và dành ra 5% cho những trường hợp khẩn cấp.

Hướng dẫn này đề xuất dành 50% thu nhập của bạn cho chi phí sinh hoạt và trả nợ. 15% tiếp theo có thể dành cho việc tiết kiệm và đầu tư cho hưu trí, và bạn có thể dành 5% số tiền của mình cho quỹ khẩn cấp.

Nhưng đợi đã! 50 + 15 + 5 = 70%. Vậy 30% còn lại thì sao?

Cách bạn chi tiêu (hoặc tiết kiệm, hoặc đầu tư) 30% còn lại là tùy thuộc vào bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng hướng dẫn này không khác gì quy tắc 50-30-20 của Warren - Nó chỉ chia nhóm 20% thành các mục đích riêng biệt: hưu trí và quỹ khẩn cấp của bạn.

  • 30% đối với quy tắc nhà ở

Một mẹo lập ngân sách khác vẫn phổ biến là chi tiêu không quá 30% thu nhập của bạn cho nhà ở (hay còn gọi là tiền thuê nhà hoặc tiền trả góp mua nhà). Nhưng quy tắc này đã có từ lâu - Nó có nguồn gốc từ những năm 1960 như một phần của các yêu cầu về nhà ở công cộng và nó đã không thay đổi kể từ đó. Đặc biệt là khi giá bất động sản tăng và tiền lương bị đình trệ, quy tắc 30% có thể không còn hiệu quả nữa.

Tùy vào mục đích của riêng bạn, bạn có thể biết được chi phí nhà ở, hoặc liệu bạn có đang nhận được một công việc với thu nhập tốt hay không, bằng cách so sánh giá trực tuyến. Nếu bạn so sánh-chi phí mua nhà rẻ hơn, tại sao không mua nhà ở?

Ngày nay, nhiều người thuộc thế hệ millennials (Gen Y) đang chi một phần lớn thu nhập của họ cho tiền thuê nhà. Vì vậy, nếu bạn có thể tìm ra cách để tối ưu hóa tiền thuê nhà (hoặc vay mua nhà thế chấp), điều đó có thể giúp bạn tích góp nhiều tiền hơn.

  • Xây dựng ngân sách

Việc quản lý tiền của bạn chỉ có một câu hỏi: Bạn có nhiều tiền hơn số tiền bạn chi tiêu không? Đây là nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho việc bạn có thể tiết kiệm và xây dựng giá trị ròng của mình theo thời gian hay không. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn.

- Thu nhập của bạn

Khi chúng ta nói về "thu nhập", chúng ta đang đề cập đến hai loại: tổng thu nhập (trước thuế) và thu nhập ròng (sau thuế).

Tổng thu nhập là tổng tiền lương của bạn, trước thuế và các khoản khấu trừ. Điều này bao gồm tiền lương bạn kiếm được, tiền bạn kiếm được từ các công việc khác, và thậm chí cả thu nhập từ một số tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư.

Thu nhập ròng là những gì bạn còn lại sau khi trừ thuế và các khoản phí khác. Khi lập ngân sách, hãy sử dụng thu nhập ròng của bạn vì đó là số tiền bạn thực sự có thể sử dụng.

- Chi tiêu của bạn

Chi tiêu của bạn thường rơi vào hai nhóm: chi phí cố định (những thứ bạn phải trả, thường là hàng tháng) và chi phí biến đổi (những thứ bạn muốn, không thực sự cần thiết).


Chúng tôi đã bắt đầu một danh sách mẫu ở đây:Đối với hầu hết mọi người, chi phí cố định lớn nhất là nhà ở. Các chi phí cố định khác có thể bao gồm các khoản nợ, như khoản vay sinh viên hoặc trả tiền mua xe, cũng như các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và quần áo. Chi phí biến đổi của bạn có thể bao gồm quần áo hàng hiệu, điện thoại thông minh, đi du lịch…..

Lấy một tờ giấy và tổng hợp tất cả chi phí hàng tháng của bạn.

Chi phí sinh hoạt của tôi = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi

Để tính chi phí hàng năm, bạn có thể nhân chi phí hàng tháng của mình với 12. Sau đó, nếu bạn chia chi phí hàng năm cho thu nhập ròng hàng năm, đó là tỷ lệ phần trăm số tiền bạn chi tiêu mỗi năm.

Chi phí hàng năm của tôi = Chi phí sinh hoạt hàng tháng x 12

Phần trăm thu nhập đã chi = Chi phí hàng năm / Thu nhập ròng

Nếu bạn có thể, hãy cố gắng xây dựng điều này thành một thói quen. Mỗi tháng một lần, hãy ngồi xuống và tính xem bạn đã nhận được bao nhiêu tiền (hay còn gọi là thu nhập của bạn) và số tiền bạn đã tiêu (sử dụng bảng sao kê thẻ, v.v.). Thật thú vị khi chơi trò cố gắng nhớ lại những gì bạn đã mua. Nếu cuối cùng bạn có nhiều tiền hơn số tiền bạn đã chi tiêu, bạn đã tạo dựng được sự giàu có trong tháng đó. Sau đó, hãy theo dõi sự tiến bộ của bạn theo thời gian.

Bạn thậm chí có thể bắt gặp một số khoản phí đáng ngờ (ví dụ: dịch vụ đăng ký bạn không sử dụng nữa). Nếu bạn tìm thấy những khoản có thể cắt giảm, đó là số tiền bạn sẽ phải giữ.

Cũng nên nhớ rằng, chi phí chính xác của bạn có thể sẽ thay đổi hàng tháng và bạn dễ dàng bỏ qua những món đồ đắt tiền mua 1 lần, như mua lò vi sóng mới hoặc sửa máy rửa bát. (Khi lập ngân sách, bạn có thể chia các chi phí này cho mười hai tháng.) Các chi phí không mong muốn cũng là lý do tại sao nhiều người lập quỹ khẩn cấp.

- Tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp của bạn

Quỹ khẩn cấp là một khoản tiền mà bạn không được đụng đến trong những trường hợp bình thường. Nó để dành cho những điều bất ngờ xảy ra. Có thể bạn phải đi viện và cần thanh toán hóa đơn y tế, hoặc bạn mất việc và vẫn cần trả tiền thuê nhà. Mặc dù việc thiết lập một quỹ khẩn cấp có thể khó khăn khi bạn đang sống nhờ hoàn toàn vào lương, nhưng ý tưởng ở đây là để tiết kiệm cho những sự cố bất ngờ trong tương lai.

Một số cố vấn tài chính khuyên bạn nên tiết kiệm ít nhất đủ tiền để trang trải ba tháng cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu. Những người khác khuyên bạn nên tiết kiệm cho sáu tháng chi phí hoặc hơn. Bạn phải quyết định điều gì phù hợp với mình.

- Đầu tư cho tương lai

Khi nói đến đầu tư cho tương lai, bạn có thể có những ưu tiên cạnh tranh. Bạn có muốn mua một ngôi nhà? Bạn có hy vọng được nghỉ hưu? Một số mục tiêucó thể ưu tiên thực hiện trước.

Thật khó để xác định tỷ lệ phần trăm chính xác để tiết kiệm hoặc đầu tư bởi vì mục tiêu của bạn là duy nhất đối. Với suy nghĩ đó, Hiệp hội Người về hưu Hoa Kỳ (AARP) lưu ý rằng bạn nên chuẩn bị số tiền chi tiêu khi nghỉ hưu của mình bằng 70 đến 80% so với thu nhập hàng năm ở thời điểm hiện tại. Hãy nhớ rằng, bắt đầu sớm có thể tạo ra sự khác biệt lớn, đặc biệt là với lợi nhuận kép.

Cuối cùng, lập ngân sách là tìm ra những gì phù hợp với bạn và điều chỉnh cách tiếp cận để đạt được mục tiêu của bạn. Bạn có thể cân nhắc thực hiện các bước tiếp theo sau:

  1. Viết ra thu nhập ròng của bạn
  2. Liệt kê các chi phí của bạn (nhu cầu của bạn và mong muốn của bạn)
  3. Trừ chi phí của bạn khỏi thu nhập ròng của bạn

Nếu bạn còn lại với một con số dương, có thể bạn đang thêm vào giá trị tài sản ròng của mình. Nếu bạn còn lại với một con số âm, bạn có thể đang nợ nần chồng chất.

Cho dù bạn ở đâu hôm nay, hãy bắt đầu đo lường tiền của bạn. Điều này có thể giúp bạn tạo các thói quen chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư - và giúp bạn lập một kế hoạch tài chính sáng suốt.

 

  • Bài viết nổi bật