Thị trường tài chính là một thị trường vô cùng rộng lớn, do vậy các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường cũng có nhiều mục đích khác nhau như đầu tư, đầu cơ, Hedge hay Trade, v.v… Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Trader là gì? Cùng với đó là một số điều cần biết để giúp bạn có thể đi nhanh hơn trên con đường trở thành một Trader chuyên nghiệp.
Trader là gì?
Trader là gì?
Trader là một nhà giao dịch, mô tả cá nhân thực hiện hoạt động giao dịch mua bán sản phẩm tài chính ở trên thị trường. Sản phẩm tài chính ở đây có thể là: Chứng khoán, tiền điện tử, ngoại hối, vàng… Những Trader sẽ thực hiện mua bán dưới danh nghĩa của bản thân hay đại diện cho một tổ chức/ cá nhân nào khác ở trên thị trường. Trader thực hiện những giao dịch ngắn hạn, thông qua đó để ăn phần chênh lệch giá cả, mang về lợi nhuận.
Thuật ngữ Trader đang được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt ở trong thời buổi công nghệ số thì nhiều người đã chọn đây là một nghề tay trái nhằm kiếm thêm thu nhập.
Phân loại Trader
Phân loại Trader
Hiện trader được chia thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là một vài cách phân loại trader:
Phân loại theo chủ thể quản lý
- Trader cá nhân: Các nhà đầu tư sử dụng tiền của cá nhân để tham gia giao dịch và họ có toàn quyền quản lý, sử dụng, chịu trách nhiệm đối với tài sản của mình.
- Trader đại diện cho tổ chức: Các trader này có thể là những chuyên viên tài chính, nhà đầu tư có kinh nghiệm hoặc công ty uỷ thác đầu tư… Họ sẽ làm việc cho tổ chức và sử dụng tiền của tổ chức để giao dịch, nhận lương như những công việc khác. Đối với trader đại diện cho tổ chức họ sẽ không trực tiếp thu lợi nhuận hay chịu rủi ro đối với tài sản.
Phân loại theo tài sản để giao dịch
Đầu tư tài chính bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau như: chứng khoán, tiền điện tử, hàng hóa, Forex, …. Dựa vào từng sản phẩm giao dịch và thị trường hoạt động mà người ta cũng phân loại trader như sau:
- Forex trader: Trader giao dịch tài sản là những cặp tiền tệ, dự đoán sự biến động giá của các cặp tiền nhằm mục đích mua vào và bán ra, ăn chênh lệch.
- Stock trader: Trader giao dịch tài sản là những mã cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu hay hợp đồng phái sinh…
- Crypto trader: Trader giao dịch tài sản là những đồng coin hoặc token.
- Commodity trader: Trader giao dịch tài sản là những loại hàng hóa.
Theo phong cách phân tích thị trường
Khi giao dịch ở trên thị trường tài chính, bắt buộc các nhà đầu tư phải phân tích thị trường để đưa ra được dự đoán hướng đi của giá ở trong tương lai. Dựa theo phong cách phân tích thị trường, trader sẽ được chia thành 4 loại sau:
- Trader phân tích cơ bản: Những trader này thường sẽ sử dụng các thông tin, tin tức của thị trường để đưa ra được những quyết định giao dịch.
- Trader phân tích kỹ thuật: Trader sử dụng những biểu đồ giá, chỉ báo kỹ thuật để tiến hành phân tích và đặt lệnh.
- Trader phân tích tổng hợp: Trader kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đưa ra được chiến lược đầu tư hợp lý nhất.
- Trader phân tích cảm tính: Trader dựa vào cảm tính của cá nhân để đưa ra những kết luận về thị trường.
Phân loại theo hình thức giao dịch
- Copy Trader: Những trader này là người thực hiện giao dịch bằng cách sao chép lệnh của người khác (copy trade) và cần phải thanh toán một khoản chi phí nhất định cho quá trình sao chép.
- Autotrader: Họ là những người giao dịch sử dụng thuật toán thông minh như robot giao dịch tự động (EAs) hay tín hiệu giao dịch tự động (Forex signals) để tiến hành các lệnh đầu tư. Hệ thống quản lý tự động sẽ thực hiện lệnh đóng mở lệnh khi mà thị trường thỏa mãn được những điều kiện đặt ra.
- Handle Trader: Những lệnh đóng mở lệnh được thực hiện một cách thủ công từ các trader này và hầu như không thông qua bất kỳ một chương trình hay công cụ hỗ trợ tự động.
Phân loại theo phong cách giao dịch
Dựa theo thời gian nắm giữ lệnh thì trader được phân loại như sau:
- Scalper: là các nhà đầu tư giao dịch theo phong cách lướt sóng, nắm giữ lệnh ở trong một khoảng thời gian ngắn và thường chỉ vài giây cho đến vài phút. Mỗi một lệnh họ chỉ kiếm được 5 – 10 pip, nhưng tần suất mở lệnh nhiều nên phần lợi nhuận kiếm được ở trong ngày cũng không hề nhỏ.
- Day Trader: Những trader này chỉ mở và đóng lệnh ở trong ngày và sẽ không bao giờ giữ lệnh qua đêm. Thời gian giữ lệnh của day trader cũng sẽ không quá dài và thường chỉ vài phút đến vài tiếng.
- Swing Trader: Những trader theo phong cách này thường sẽ kết hợp phương pháp phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật để đánh giá được thị trường. Swing trading sẽ thuộc phong cách giao dịch trung hạn với khoảng thời gian mở, đóng lệnh kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần. Swing Trader chỉ vào lệnh khi thấy gần như 100% được xác suất chiến thắng.
- Position Trader: Position Trader sở hữu những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn nên các nhận định và dự đoán mà họ đưa ra sẽ tương đối chính xác. Trader theo phong cách này thì thường có thời gian giữ lệnh lâu, có thể tính bằng năm và phần lợi nhuận thu về lớn.
>> Tham khảo: Lot là gì? Cách tính Lot trên thị trường tài chính
Nhiệm vụ và công việc của một Trader
Nhiệm vụ và công việc của một Trader
Công việc chính của trader chính là giao dịch, nhưng để có thể đưa ra được những quyết định vào lệnh hay đóng lệnh chính xác thì họ sẽ phải làm rất nhiều các công việc khác. Những công việc này góp phần nâng cao được xác suất thành công khi đặt lệnh. Tùy theo phong cách giao dịch mà mỗi trader sẽ làm các công việc khác nhau. Cụ thể:
- Đọc tin tức để nắm bắt được tình hình thị trường mới nhất
Các trader thường sẽ bắt đầu một ngày làm việc bằng hoạt động đọc báo, tin tức về thị trường để đưa ra được những nhận định, phân tích. Công việc này thường diễn ra thường xuyên với những trader giao dịch theo tin tức hay theo phân tích tổng hợp.
- Phân tích về biểu đồ giá
Thay vì đọc tin tức như những nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản thì trader theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ bắt đầu một ngày mới bằng việc phân tích biểu đồ giá, sử dụng những chỉ báo, mô hình giá, mô hình nến… cùng với kỹ năng của mình để phân tích được xu hướng thị trường và tìm ra tín hiệu giao dịch.
- Lên kế hoạch thực hiện giao dịch
Các trader sau khi đã nắm bắt được xu hướng của thị trường thì sẽ lựa chọn sản phẩm và lên kế hoạch giao dịch mang về lợi nhuận cao nhất cho mình. Tùy thuộc vào chiến lược đầu tư ngắn hạn, dài hạn và biến động của thị trường mà mỗi trader sẽ có kế hoạch khác nhau
- Đặt và quản lý lệnh
Tùy thuộc vào kế hoạch giao dịch mà các trader đặt lệnh giao dịch mua hoặc bán và quản lý lệnh, chốt lãi, cắt lỗ trên nền tảng giao dịch. Khi đặt lệnh giao dịch trader cần phải căn đúng thời điểm để có thể thu về được nhiều lợi nhuận nhất.
Cơ hội và thách thức khi trở thành Trader
Cơ hội và thách thức khi trở thành Trader
Để hiểu rõ hơn nghề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những cơ hội và thách thức của nghề Trader
Cơ hội
- Đa dạng về sự lựa chọn
Trader có thể làm tự do hoặc nhân viên cho những sàn giao dịch môi giới. Ngoài ra tùy thuộc vào sở trường của bản thân mà trader lựa chọn lĩnh vực hay tài sản để trading.
- Kiếm được nhiều tiền ở trong một khoảng thời gian ngắn
So với mức thu nhập trung bình của một nhân viên văn phòng thì một trader giỏi có thể sẽ kiếm được số tiền cao hơn rất nhiều lần. Bản chất của hoạt động giao dịch này chính là tìm kiếm sự chênh lệch về giá của tài sản thông qua sự biến động của thị trường. Tần suất biến động có thể sẽ diễn ra ở từng giây, giúp cho trader nhanh chóng thu được lợi nhuận. Thậm chí ngay cả những thời điểm mà thị trường đi xuống như Forex thì các trader vẫn có thể kiếm được tiền.
- Không có cố định về thời gian
Các trader có thể tham gia giao dịch mọi lúc và mọi nơi mà không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ ai. Chỉ cần sở hữu một thiết bị máy tính hoặc smartphone có kết nối mạng là có thể bắt đầu giao dịch ngay. Hiện nay nghề trader đang là lựa chọn của nhiều thanh niên, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích về sự tự do, muốn linh hoạt thời gian.
- Chi phí bắt đầu thấp
Để có thể trở thành một trader thì bạn sẽ không cần phải mất nhiều năm trời để học hay cần có bất kỳ một chứng chỉ hành nghề nào thì vẫn có thể làm được. Ban đầu thì bạn có thể tham gia vào các khóa học về đầu tư tài chính ngắn hạn và làm quen dần với thị trường. Tuy vậy nhưng phần chi phí bỏ ra để học tập sẽ ít hơn những nghề khác. Thậm chí có rất nhiều lớp học và tài liệu miễn phí từ những người đi trước. Một điểm hấp dẫn khác đó chính là trading không yêu cầu về số vốn đầu tư ban đầu quá lớn.
- Nâng cao được kiến thức tài chính
Để có thể thực hiện giao dịch thành công thì bạn sẽ không chỉ cần thành thạo trong việc lựa chọn các chiến lược giao dịch mà còn cần phải thật sự am hiểu về kiến thức tài chính ở trong lĩnh vực bạn chọn lựa. Xa hơn nữa thì bạn cần phải nghiêm túc tìm hiểu kỹ lưỡng về nền kinh tế thị trường và theo dõi sự biến động chính trị – xã hội, đồng thời học thêm về tâm lý giao dịch… Qua đây có thể thấy rằng để trở thành một nhà giao dịch thành công thì bạn cần phải luôn trau dồi kiến thức tài chính. Về dài hạn thì bạn sẽ có một nền tảng kiến thức nhất định và vận dụng được trong nhiều ngành nghề khác nhau.
- Không cần phải nghỉ hưu
Bạn có thể làm công việc trader bao lâu tùy thích mà chỉ cần có đam mê và kiến thức.
- Làm thêm được những công việc yêu thích khác
Trading sẽ cho bạn cơ hội tự do làm được những gì mà mình muốn. Chỉ cần bạn biết cách sắp xếp thời gian thì vẫn có thể đi du lịch và kiếm được tiền từ trading.
Thách thức
- Rủi ro ở ngoài tầm kiểm soát
Làm công việc trader thì chỉ cần một phút không chú ý, bạn có thể sẽ gần như mất trắng. Bởi vì đây chính là một lĩnh vực có những biến động về giá rất cao. Chưa kể đến việc mà bạn dễ bị cháy tài khoản do những hình thức lừa đảo, gian lận từ các sàn giao dịch hoặc chính từ các trader với nhau.
- Rủi ro về mặt pháp lý
Tại việt Nam thì những giao dịch trên thị trường Crypto và Forex vẫn chưa được pháp luật bảo hộ. Do vậy rất nhiều các broker lừa đảo đã lợi dụng điều này nhằm trục lợi. Khi xảy ra sự tranh chấp thì người chịu thiệt thòi luôn là các trader.
- Cần phải nghiêm túc trong đầu tư
Trader là một nghề mà không yêu cầu về bằng cấp nhưng lại yêu cầu người tham gia giao dịch phải trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng vững vàng về thị trường. Có nhiều trader luôn nghĩ rằng chỉ cần đọc qua một số trang thông tin mạng hay một số bài hướng dẫn căn bản là có thể bắt tay vào đầu tư ngay. Đây chính là một nhận định sai lầm làm cho họ dễ bị đánh bại khi vừa bước chân vào thị trường.
- Cám dỗ rất lớn từ đồng tiền
Trader là một công việc có thể kiếm được nhiều tiền nên sẽ rất dễ bị cám dỗ. Khi thắng, nếu như trader không thể kiểm soát tốt được tâm lý sẽ dễ dẫn đến tự tin quá mức. Cùng với tâm lý “thừa thắng xông lên” thì trader muốn kiếm được số tiền nhiều hơn nên dễ rơi vào bẫy của thị trường. Tuy nhiên nếu như thua nhiều thì sẽ làm cho trader luôn ở trong tâm lý muốn gỡ gạc và thực hiện các giao dịch nhiều hơn. Nếu như không thể kiểm soát tốt được tâm lý thì các trader rất dễ bị rơi vào trạng thái càng giao dịch thì càng mất nhiều tiền
>> Tham khảo: T+3 trong chứng khoán là gì? Kinh nghiệm giao dịch T+3 hiệu quả
Yếu tố cần có để trở thành một Trader chuyên nghiệp
Yếu tố cần có để trở thành một Trader chuyên nghiệp
- Kỹ năng nghiên cứu cơ bản
Một trader thành công thì yếu tố đầu tiên chính là kỹ năng phân tích thị trường. Ngoài việc cập nhật những bản báo cáo tài chính, tài liệu giao dịch,…thì còn cần phải nắm được những thông tin về sản phẩm mà mình sẽ giao dịch. Tuyệt đối sẽ không tiến hành giao dịch khi chưa có kiến thức. Cho dù là lần đầu có thể là may mắn nhưng những lần sau đó chắc chắn sẽ không còn may mắn như vậy. Hãy thực hiện giao dịch bằng toàn bộ nền tảng kiến thức.
- Kỹ năng phân tích
Bạn phải có kỹ năng phân tích để có thể nắm được những biến động trên thị trường. Chỉ khi biết phân tích thì bạn mới có thể tìm được những chênh lệch khác nhau giữa các dòng sản phẩm. Từ những bước phân tích thì bạn mới có thể xác định được những xu hướng đầu tư trên thị trường. Dựa vào những phân tích bạn sẽ có được quyết định đúng đắn xem có nên thực hiện trade vào thời điểm này hay không.
- Kỹ năng về điều chỉnh phân tích thị trường
Thị trường luôn luôn có sự biến động nên ở thời điểm khác nhau thì những phân tích đã không còn đúng nữa . Các trader nên khôn khéo trong việc ứng biến để phù hợp với tình hình. Đồng thời cần phải có sự linh hoạt hơn trong cách điều chỉnh, cách trade (ngắn hạn, dài hạn), cách phân tích thị trường sao cho phù hợp nhất.
- Kỹ năng điều chỉnh tâm lý
Bạn phải là một người làm chủ được tâm lý của chính mình. Cảm xúc và tâm lý sẽ quyết định rất lớn đến thành công khi trade. Nên việc điều chỉnh cảm xúc để tránh được những rủi ro không mong muốn. Bạn cần phải luôn trong trạng thái tập trung, tỉnh táo để có thể phân tích và định hướng thị trường. Những bực tức hay thực hiện giao dịch với tâm thế gỡ gạc, muốn kiếm tiền sẽ rất dễ mắc những sai lầm. Có thể nói kỹ năng làm chủ tâm lý của trader là rất quan trọng, bạn điều khiển cảm xúc càng tốt thì việc trade sẽ dễ dàng thành công hơn.
- Kỹ năng chịu được áp lực trước rủi ro
Thị trường biến động không ngừng nên sẽ có những giao dịch mang về lợi nhuận nhưng cũng có những giao dịch bị lỗ. Các trader cần phải có sự chuẩn bị tâm lý và chịu được áp lực trong những tình huống đó. Chỉ khi chịu được áp lực thì bạn mới có thể tránh được sự suy sụp cùng với tâm trạng không tốt. Những cảm giác tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng đến các phiên giao dịch tiếp theo.
- Tính kiên nhẫn
Một trader thành công thì cần phải có được sự kiên nhẫn tuyệt đối. Sẽ có những giao dịch mà nhìn có vẻ bất lợi nhưng nếu bạn theo dõi đến cùng thì nó sẽ mang về những khoản lợi nhuận khủng. Cần phải thật kiên nhẫn bởi thị trường luôn luôn biến động và có thể những cơ hội tốt vẫn còn ở phía sau.
- Lên kế hoạch chi tiết cho mỗi một phiên giao dịch
Đây là thị trường giao dịch không dành cho người hành động với bản năng. Thay vào đó thì Trader cần phải xây dựng được cho mình được một kế hoạch giao dịch cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thất bại. Cụ thể là Trader phải liên tục đưa ra những câu hỏi cho bản thân như làm thế nào để xác định được đúng xu hướng thị trường, khi nào thì nên tiến hành cắt lỗ hay khi nào nên chốt lời và làm thế nào để tối đa hóa giá trị…
- Lựa chọn cho mình một phong cách giao dịch phù hợp
Trader cần phải xác định được thế mạnh của mình là gì và sẽ phù hợp với phong cách giao dịch nào để bắt đầu xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể. Nếu như trader am hiểu thị trường, có khả năng sử dụng tốt công cụ phân tích thì đừng nên bỏ lỡ hoạt động đầu tư ngắn hạn. Nhưng nếu như trader có khả năng nhận định về thị trường và xây dựng được chiến lược đầu tư dựa vào những thông tin kinh tế, chính trị – xã hội thì hãy bắt đầu với những cơ hội đầu tư dài hạn. Chỉ cần trader lựa chọn đúng và hiểu được bản thân mình thì dễ dàng chạm đến được thành công hơn.
- Có chiến lược về quản lý nguồn vốn
Đầu tư tài chính luôn đòi hỏi trader cần phải có vốn đầu tư. Bạn cần phải biết cách phân bổ nguồn vốn vào danh mục đầu tư sao cho hợp lý nhất. Nếu như bạn không có được một chiến lược quản lý vốn hiệu quả thì rất có thể số tiền của bạn sẽ bốc hơi nhanh chóng sau vài lần giao dịch thất bại.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin trả lời câu hỏi Trader là gì cũng như những vấn đề cần lưu ý để có thể trở thành một trader chuyên nghiệp. Đây chính là một ngành nghề rất có tiềm năng nên nếu như cảm thấy phù hợp thì hãy tiến hành đầu tư vào nó. Hy vọng những thông tin mà Mytrade chia sẻ có thể cho bạn được một cách nhìn tổng quan về ngành nghề này.
Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán tối ưu nhất hiện nay.
MyTrade cung cấp rất nhiều loại công cụ hỗ trợ về nguồn vốn cùng với mong muốn giúp cho nhà đầu tư tối ưu được giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu mức thuế phí ở trong suốt quá trình thực hiện giao dịch.
Nếu bạn còn thắc mắc về Trader là gì? hoặc muốn gia nhập vào thị trường đầu tư chứng khoán hãy liên hệ đến Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ nhanh nhất.