Trái phiếu chuyển đổi là gì? Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Trong thị trường chứng khoán thì bên cạnh trái phiếu và cổ phiếu thông thường vẫn còn có một thuật ngữ ít được mọi người nhắc đến hơn, đó chính là convertible bond hay còn gọi là trái phiếu chuyển đổi. Vậy Trái phiếu chuyển đổi là gì? và giá trị của nó như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ở nội dung bài viết sau đây.

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là gì? Tìm hiểu thông tin về trái phiếu chuyển đổi

Thế nào là trái phiếu chuyển đổi?

Trái phiếu chuyển đổi (còn gọi là Convertible Bond) là một loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, cho phép người nắm giữ nó được chuyển đổi thành cổ phiếu thông thường của doanh nghiệp phát hành theo những điều kiện, điều khoản đã được xác định ở phương án phát hành trái phiếu. 

Trái phiếu chuyển đổi quốc tế là gì?

Đây chính là một dạng trái phiếu được xuất phát từ các quốc gia khác, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu trong khoảng thời gian nhất định có lợi với nhà đầu tư. 

Trên thực tế thì nhà đầu tư sẽ được lợi rất nhiều từ việc này, bởi vậy mà trái phiếu này luôn thu hút được nhiều nhà đầu tư.

>> Tham khảo: Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Để có thể đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn thì các chuyên gia tài chính cần phải lưu ý một vài đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi, bao gồm:

  • Tỷ lệ chuyển đổi: được thể hiện ở số lượng cổ phiếu sẽ nhận được khi chuyển đổi một trái phiếu. Tỷ lệ này được doanh nghiệp ấn định ngay khi phát hành ra trái phiếu đó.
  • Thời hạn chuyển đổi: do doanh nghiệp quy định rất đa dạng, tùy theo tính toán và quyết định của mỗi doanh nghiệp, có loại có thể chuyển đổi bất cứ lúc nào, cũng có loại chỉ được phép chuyển đổi tại một số thời điểm nhất định. Nhà đầu tư cần phải lưu ý vấn đề này để có thể chuyển đổi kịp thời trái phiếu của bản thân.
  • Lãi suất: giống như trái phiếu thông thường thì trái phiếu chuyển đổi cũng mang đến khoản lãi suất định kỳ cho các nhà đầu tư. Dù vậy nhưng mức lãi suất này sẽ thấp hơn.
  • Chuyển đổi bắt buộc: trường hợp này sẽ xảy ra khi mà giá cổ phiếu lên cao hơn so với giá trị mà nó có thể đạt được tại thời điểm trái phiếu được mua lại hay bị thu hồi. Đặc tính này đã làm hạn chế đến khả năng tăng giá quá cao của trái phiếu chuyển đổi.

Cách định giá trái phiếu chuyển đổi

Về bản chất thì trái phiếu chuyển đổi được xem là một loại sản phẩm đầu tư hỗn hợp, bởi nó vừa là một dạng trái phiếu doanh nghiệp lại và cũng chính là một loại cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. So với trái phiếu thường thì trái phiếu chuyển đổi sẽ có khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ nhất định. Vì vậy trái phiếu chuyển đổi sẽ có giá trị nhiều hơn so trái phiếu thông thường.

Giá trị của trái phiếu chuyển đổi sẽ được tính bằng công thức:

Giá trị trái phiếu chuyển đổi = Giá trị của trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi

Trong đó: 

  • Giá trị của trái phiếu là phần giá trị hiện tại của những dòng tiền gốc và lãi của trái phiếu đó trong tương lai. 
  • Giá trị quyền chuyển đổi sẽ được xác định theo mức giá của cổ phiếu trên thị trường, giá cổ phiếu tăng lên thì quyền chuyển đổi sẽ có giá trị, giá cổ phiếu giảm đi thì quyền chuyển đổi cũng giảm. Giá trị nội tại quyền mua sẽ được quy định bằng với phần chênh lệch giữa giá của cổ phiếu hiện hành và giá chuyển đổi.

Thời hạn thực hiện quyền càng dài thì quyền chuyển đổi sẽ càng có giá trị. Bởi do thời hạn còn dài làm cho cơ hội tăng giá của cổ phiếu sẽ càng lớn và cao hơn, từ đó thì giá trị nội tại của quyền mua cũng sẽ lớn và có lợi hơn cho người chuyển đổi.

Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Ưu nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đối với các nhà đầu tư

Những ưu điểm và nhược điểm của loại trái phiếu chuyển đổi đối với các nhà đầu tư.

Ưu điểm

  • Trái phiếu chuyển đổi cũng giống như trái phiếu thường, tức là cũng sẽ được thanh toán tiền lãi với một mức lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng với mệnh giá vào lúc đáo hạn. Thu nhập từ phần lãi suất trái phiếu thường sẽ cao hơn và chắc chắn hơn so với thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu.
  • Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn những cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi doanh nghiệp phá sản và bị thanh lý.
  • Giá thị trường của loại trái phiếu chuyển đổi có chiều hướng ổn định hơn so với giá cổ phiếu trong thời kỳ thị trường sa sút. Giá trị của trái phiếu chuyển đổi trên thị trường cũng sẽ được hỗ trợ bởi những lãi suất hiện hành của các trái phiếu cạnh tranh khác.
  • Khả năng chuyển đổi được của trái phiếu đã tạo nên cơ hội cho người đầu tư có thể hưởng lợi nhiều hơn khi mà giá cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành trên thị trường tăng lên.
  • Các nhà đầu tư sẽ được quyền lựa chọn. Họ không bị thua lỗ nặng khi mà giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới mức giá chuyển đổi (họ sẽ không thực hiện quyền chuyển đổi) mà vẫn sẽ có lợi khi mức giá cổ phiếu tăng mạnh (họ sẽ tiến hành quyền chuyển đổi rồi bán cổ phiếu sau khi chuyển đổi).

Nhược điểm

  • Nhà đầu tư sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn so với những loại trái phiếu khác.
  • Thời gian chuyển đổi thường dài nên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
  • Nếu như doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động bởi những tình huống như hợp nhất, sáp nhập hay giải thể thì những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi sẽ bị mất đi đặc quyền chuyển đổi.
  • Khi chưa chuyển đổi hay nếu không có cơ hội chuyển đổi thì chỉ được hưởng mức lợi tức cùng với một lãi suất thấp hơn những trái phiếu thông thường.

Đối với công ty phát hành

Những ưu điểm và nhược điểm của loại trái phiếu chuyển đổi đối với doanh nghiệp phát hành.

Ưu điểm

  • So với phần chi phí và lãi suất khi phát hành trái phiếu thông thường và mức lãi suất ngân hàng thì chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ thấp hơn. Điều này làm giảm rủi ro đối với tổ chức phát hành loại trái phiếu chuyển đổi.
  • Phát hành trái phiếu chuyển đổi giúp hạn chế được rủi ro cho cổ đông và tăng nguồn vốn cổ phần, đồng thời góp phần gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
  • Giá cổ phiếu thường sẽ không bị sụt giảm do tránh được tình trạng gia tăng số lượng của cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường.
  • Trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm đi thu nhập của những cổ đông hiện hữu so với việc phát hành cổ phiếu.
  • Thực hiện trái phiếu chuyển đổi làm tăng thêm khả năng huy động vốn dễ dàng hơn khi mà việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu thông thường đều sẽ không thuận lợi.

Nhược điểm

  • Do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp nên khi chuyển đổi có thể gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát doanh nghiệp.
  • Khi trái phiếu được chuyển đổi thì vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do gia tăng số cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó sẽ đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong doanh nghiệp.
  • Do lợi tức của trái phiếu được tính vào phần chi phí nên được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, còn lợi tức cổ phần là lấy từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm đi phần chi phí trả lãi, tức là làm gia tăng thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.

>> Tham khảo: Trái phiếu ngân hàng là gì? Có nên đầu tư vào trái phiếu ngân hàng

Điều kiện để phát hành được trái phiếu chuyển đổi

Điều kiện để phát hành trái phiếu chuyển đổi Điều kiện để phát hành được trái phiếu chuyển đổi

Nếu như muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi ra ngoài thị trường thì điều kiện tiên quyết doanh nghiệp đó cần phải là một công ty cổ phần và đảm bảo được những yếu tố sau đây:

  • Thời gian hoạt động:  

Tối thiểu là thời gian 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay Giấy phép có giá trị tương đương theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi thì thời gian hoạt động sẽ được tính chính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia tách hoặc thời gian hoạt động dài nhất trong số những doanh nghiệp bị hợp nhất, sáp nhập và thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước, sau khi chuyển đổi. 

  • Báo cáo tài chính: 

Doanh nghiệp cần phải có bản báo cáo tài chính năm liền kề của năm phát hành và được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán theo đúng quy định của Luật kiểm toán độc lập.

  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần phải đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng các nhà đầu từ khi phát hành hay thực hiện giao dịch trái phiếu. 
  • Trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành thì trái phiếu doanh nghiệp sẽ bị hạn chế giao dịch trong vòng phạm vi dưới 100 nhà đầu tư mà không tính đến các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trong một số trường hợp đặc biệt thì sẽ tuân theo các quyết định của tòa án hay thừa kế theo đúng quyết định của pháp luật.
  • Khi hết thời gian 1 năm thì trái phiếu doanh nghiệp sẽ được thực hiện giao dịch không hạn chế về số lượng các nhà đầu tư, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành đó có quyết định khác.
  • Doanh nghiệp cần phải có phương án về phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo điều 14 của nghị định 163/2018/NĐ-CP.
  • Nếu như trước đó doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu thì cần phải thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã được phát hành trong 3 năm liên tiếp trước một đợt phát hành trái phiếu.
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng được những tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong mọi hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng cần phải đáp ứng đúng quy định về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hay thực hiện quyền mua của chứng quyền.
  • Những đợt phát hành cần phải đảm bảo cách nhau ít nhất là sáu tháng.
  • Cuối cùng, chứng quyền phát hành kèm theo với trái phiếu không được chuyển nhượng trong vòng tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Ngoại trừ trường hợp chuyển nhượng cho hay chuyển nhượng giữa những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hay theo quyết định của Tòa án hay thừa kế theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên đây mà Mytrade chia sẻ, thì bạn đã có thể hiểu thêm được phần nào về trái phiếu chuyển đổi cũng như những đặc điểm và các lợi ích mà loại trái phiếu chuyển đổi này. Từ đó có thể đưa ra cho mình được những quyết định đầu tư đúng đắn.

Nếu bạn còn thắc mắc về Trái phiếu chuyển đổi là gì? hoặc hỗ trợ tham gia vào đầu tư chứng khoán, liên hệ ngay đến Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được Mytrade hỗ trợ nhanh nhất. 

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường chứng khoán Việt Nam

app mytrade

Mytrade là sự lựa chọn chính xác dành cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Nền tảng giao dịch Mytrade được xếp trong top những nền tảng uy tín bởi chất lượng đội ngũ và dịch vụ hàng đầu.Tại Mytrade chúng tôi hiểu rằng mỗi khách hàng có từng yêu cầu khác nhau. Tải app Mytrade ngay hôm nay để trải nghiệm nền tảng đầu tư mới. 

  • Bài viết nổi bật