Trendline là gì? Cách vẽ đường Trendline chính xác

TrendLine – đường Xu Hướng của thị trường chính là điều tiên quyết mà các nhà đầu tư cần phải nắm được. Đa phần việc trade ngược lại với thị trường đều là tự sát, ngoại trừ một số rất ít thành công ra, tuy nhiên thực sự tỷ lệ này rất nhỏ. Vậy nên, xu hướng là một điều hết sức quan trọng, gần như là phần kiến thức nền tảng cơ bản nhất cho nhà đầu tư. Trong bài viết này hãy cùng Mytrade tìm hiểu khái niệm TrendLine là gì, cách để xác định xu hướng thị trường nhé.

Trendline là gì?

Trendline là gì? Trendline là gì?

Trendline (còn gọi là đường xu hướng) chính là một đường thẳng nối các đỉnh hay các đáy lại với nhau. Với cách hiểu này có thể thấy đường xu hướng có vẻ giống như hỗ trợ và kháng cự phải không?

Mục đích của đường trendline đó là dựa vào mức giá ở trong quá khứ để xác định được xu hướng của giá trong tương lai. Ngoài ra thì đường trendline cũng đóng vai trò là một đường hỗ trợ và kháng cự giúp cho nhà đầu tư tìm ra được điểm vào lệnh.

Ý nghĩa của đường Trendline

Trend is friend - xu hướng chính là bạn.

Chắc hẳn những bạn có tìm hiểu và đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật đều đã nghe qua câu trên. Đúng vậy, bởi trong bất cứ thị trường nào bạn đều phải đi theo xu hướng chính và tuyệt đối không được đi ngược lại với xu hướng.

Và công cụ đơn giản nhất để bạn có thể xác định được xu hướng thị trường chính là Trendline. Tương tự như đường hỗ trợ và kháng cự, Trendline được sử dụng để nhận định về xu hướng của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó giúp các nhà đầu tư tìm ra được:

  • Vùng áp lực mua và bán
  • Vùng có cung cầu tiềm năng
  • Điểm vào và thoát lệnh giao dịch hợp lý

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Trendline và đường hỗ trợ Kháng cự là:

  • Hỗ trợ kháng cự là những đường thẳng.
  • Trendline là các đường dốc.

Trendline chính là công cụ cần thiết phải có ở trong bất kì bài phân tích nào.

>> Tham khảo: Bollinger band là gì? Cách sử dụng Bollinger band hiệu quả

Phân loại đường xu hướng Trendline

Phân loại đường xu hướng Trendline Phân loại đường xu hướng Trendline

Hiện tại, theo tư liệu tham khảo thì có 3 dạng đường xu hướng phổ biến. Mỗi đường trendline sẽ mang những đặc điểm và ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đường xu hướng tăng (UpTrend)

Đường xu hướng tăng sẽ có đáy sau cao hơn với đáy trước. Khi nối các đáy lại với nhau sẽ tạo nên đường thẳng hướng từ phía dưới lên trên. Tại đường xu hướng tăng thì khi giá chạm vào sẽ bật trở lại nên còn được xem là đường hỗ trợ.

  • Đường xu hướng giảm (DownTrend)

Đường xu hướng giảm sẽ có đỉnh sau thấp hơn với đỉnh giá trước. Khi nối các đỉnh sẽ hình thành nên đường thẳng dốc từ phía trên xuống dưới. Trên đường xu hướng tăng thì khi giá chạm vào sẽ bật ngược trở lại nên được xem là đường kháng cự. 

  • Đường xu hướng nằm ngang (Sideway)

Thời điểm này giá sẽ không có nhiều sự biến động nên các đỉnh và đáy thường đi ngang (sideway). Khi nối những đỉnh và đáy chúng ta sẽ có được một đường thẳng nằm ngang. Thời điểm này trên thị trường rất im ắng nên nhà đầu tư không nên đầu tư.

Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm là phổ biến. Bởi vì thị trường luôn có biến động nên sẽ không có nhiều trường hợp giá đi ngang.

Cách vẽ được đường Trendline chính xác

Mặc dù cách vẽ trendline thiên về kỹ thuật nhưng sẽ tùy theo mắt nhìn của mỗi người mà các nhà đầu tư có các cách vẽ đường trendline khác nhau. Để vẽ được một đường xu hướng thì trước hết nhà đầu tư cần xác định được xu thế của thị trường. Tiếp theo đó là sẽ dựa vào các đỉnh và đáy rồi nối chúng lại với nhau.

Đối với xu thế giảm thì các bạn cần phải nối các đỉnh với nhau. Ở đây cũng chính là nối kháng cự cùng với nhau miễn sao cho kháng cự sau thấp hơn so với kháng cự trước.

Đối với xu thế tăng thì nhà đầu tư cần phải nối các đáy với nhau, ở đây cũng chính là nối đường hỗ trợ với nhau miễn sao các hỗ trợ sau sẽ cao hơn so với hỗ trợ trước.

Ở đây trendline không những đóng vai trò là một đường xu hướng, mà còn được xem như một đường kháng cự (đối với xu thế giảm) hoặc là một đường hỗ trợ (đối với xu thế tăng).

Một số lưu ý để vẽ được đường Trendline đúng

Một số lưu ý để vẽ được đường Trendline đúng Một số lưu ý để vẽ được đường Trendline đúng

  • Đường Trendline luôn là đường chéo và không bao giờ vẽ đường ngang. Dù ở bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ có thể xảy ra 2 khả năng: 

Đường xu hướng giảm thể hiện rằng thị trường đang có xu hướng giảm và nếu như bị phá vỡ thì thị trường có thể sẽ thay đổi xu hướng, từ giảm chuyển sang tăng. Nếu như không bị phá vỡ thì xu hướng đó sẽ tiếp tục phát huy.

Với đường xu hướng tăng thì thể hiện rằng thị trường đang có xu hướng tăng và nếu như bị phá vỡ thì thị trường cũng sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ tăng chuyển sang giảm.

  • Cần ít nhất có 2 đáy hoặc 2 đỉnh để vẽ một đường Trendline

Trên thực tế thì cần ít nhất phải có 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ được một đường xu hướng nhưng cần phải có thế đỉnh thứ 3 để đường trendline đó được xác nhận. Như vậy, một đường xu hướng được xác nhận khi mà giá chạm trend tạo ra đỉnh thứ 3.

  • Trendline càng dốc thì sẽ cho độ tin cậy càng thấp và cùng khả năng bị phá vỡ cao

Về cơ bản có thể hiểu rằng giá chạm vào đường trendline càng nhiều thì sẽ có giá trị càng cao. Bởi có nhiều nhà đầu tư sử dụng chúng tương tự như ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Không nên cố gắng vẽ đường trendline theo suy nghĩ của bản thân, cần phải để chúng đi thực tế theo dòng chảy của thị trường.

  • Nên sử dụng thân nến hay râu nến khi vẽ đường trendline?

Một số người giao dịch chỉ dùng thân nến khi vẽ đường trendline, ngược lại có nhiều người thường sử dụng toàn bộ phần râu nến. Nhìn chung, nhà đầu tư có thể bỏ qua trong những trường hợp mà râu nến quá dài. Nhà đầu tư nên dùng cả râu để vẽ được chính xác nhất mặc dù trong 1 số trường hợp thì bỏ hoặc giữ lại râu nến đều được chấp nhận .

  • Cần tối thiểu 3 điểm ở trên cùng 1 đường để xác nhận được xu hướng

Khi vẽ trendline thì nhà đầu tư cần ít nhất 2 điểm. Còn để xác nhận được xu hướng hỗ trợ và kháng cự thì cần phải có thêm điểm thứ ba, cùng nằm ở trên một đường thẳng với 2 điểm trước đó.

  • Không nên nghĩ Trendline chỉ là một đường bởi nó là một ngưỡng hoặc một vùng

Để xác nhận được một xu hướng cần phải chạm tối thiểu 3 điểm giá và với điều kiện cả 3 điểm đều phải thuộc khoảng thời gian có những mức giá khác nhau, đối với trendline thì các đáy cao hơn (xu thế tăng) và đỉnh thấp hơn (xu thế giảm). Vì vậy, tuy là một đường thẳng nhưng còn là một phạm vi, một vùng cụ thể.

Các bạn cũng cần phải lưu ý một điểm quan trọng là khi các trendline càng cứng thì sẽ càng có nhiều lần giá “bounce” nẩy lên hoặc xuống ở trong khu vực này nhằm test lại, vì thế không thể phá vỡ thì sẽ rất dễ tạo nên nến rút chân ở đây.

>> Tham khảo: Scalping là gì? Chiến lược giao dịch scalping hiệu quả

Hướng dẫn giao dịch theo đường Trendline 

Hướng dẫn giao dịch theo đường Trendline Hướng dẫn giao dịch theo đường Trendline

Thông thường hiện nay đang có ba cách để giao dịch được sử dụng với đường xu hướng. Cụ thể:

Giao dịch cùng với sự dịch chuyển của xu hướng

Khi vẽ một đường xu hướng thì nhà đầu tư có thể xác định và chuẩn bị thực hiện các giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng. Nếu như mà đường xu hướng được xác nhận bởi 3 điểm thì khi đó nhà đầu tư sẽ tìm được một điểm vào rõ ràng cho các lệnh giao dịch. Như vậy việc xác nhận được xu hướng tăng thì nhà đầu tư có thể giao dịch ngay vào lần "Bounce" này với mức giá tiếp theo bắt đầu của đường xu hướng đó và giả sử rằng hành vi về giá đã được xác nhận.

Tuy nhiên thì cách giao dịch này sẽ không thực sự an toàn với những nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm. 

Giao dịch cùng với một xu hướng điều chỉnh

Một xu hướng điều chỉnh chính là động thái thường sẽ được diễn ra khi mà xu hướng chính đó tăng hay giảm quá nhiều và chúng thường có xu thế đưa mức giá quay trở về với xu hướng ban đầu. Một xu hướng điều chỉnh thì sẽ nên nhỏ hơn với xu hướng chính. Ngoài ra, trong hầu hết giai đoạn điều chỉnh xu hướng sẽ cần phải mất rất nhiều khoảng thời gian để có thể hoàn thành hơn so với giai đoạn ổn định. Vì thế giao dịch theo xu hướng điều chỉnh chắc chắn sẽ mang về ít khả năng rủi ro hơn. 

Cần phải lưu ý rằng những xu hướng điều chỉnh sẽ có rất ít sự thay đổi về giá bởi chúng đi ngược lại với xu hướng chung. Một nhà đầu tư đi ngược với xu hướng thì sẽ tìm cách đặt lệnh mua tại những điểm 2,4,6… Như bạn có thể thấy rằng chiến lược này sẽ không tiềm năng như việc bạn tìm cách đặt những lệnh bán tại các điểm 3,5,7. Bởi chúng không chỉ đúng đối với xu hướng mà còn lại ít xảy ra rủi ro hơn.

Giao dịch bị phá vỡ và bắt đầu đảo chiều

Đây là phương pháp giao dịch cuối cùng nhưng cũng là cách phổ biến nhất được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Nếu như giá mà đang di chuyển theo một xu hướng cố định và xuất hiện đỉnh cao hơn hay đáy cao hơn thì khi đó có một xu hướng tăng đang được hình thành và các mô hình này đều sẽ có khả năng đảo chiều. Khi điều này xảy ra thì mức giá sẽ có dấu hiệu thay đổi và bắt đầu di chuyển cùng với hướng ngược lại.

Nhà đầu tư nên cảnh giác với việc thực hiện giao dịch theo những xu hướng bị phá vỡ. Bởi nếu như không cẩn thận thì mức giá phá sẽ bị vỡ khỏi đường xu hướng nhưng nó lại không có đủ sức để xác nhận được mô hình đảo chiều. Hoặc cũng có thể hiểu là bạn sẽ vẽ sai đường trendline, nên bạn có thể nhầm tưởng về việc giá đã phá vỡ hay đảo chiều cũng sẽ diễn ra và vội vàng bắt đầu vào lệnh. Tuy nhiên thì đường Trendline được xem như là một khu vực hay vùng mà không phải là một đường nên chúng thực sự rất khó để xuyên thủng được như một cây nến.

Kết luận 

Mỗi một phương pháp giao dịch đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng, việc của bạn không phải là học tất cả những phương pháp nhưng bạn cần phải hiểu phương pháp để có thể vận dụng linh hoạt hơn ở trong quá trình xây dựng hệ thống giao dịch chuẩn. Hy vọng bài viết trên của Mytrade sẽ giúp được bạn hiểu trendline là gì và các thông tin liên quan đến trendline. Tuy đây chỉ là một bước cơ bản để bạn có thể làm quen với sàn giao dịch chứng khoán, nhưng nó sẽ rất quan trọng trong quá trình đầu tư của bạn và nó sẽ theo bạn trong suốt quá trình làm việc trên thị trường.

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

app mytrade

MyTrade cung cấp đến quý nhà đầu tư nhiều loại công cụ hỗ trợ về nguồn vốn với mong muốn tối ưu được giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu được phần thuế phí cho quý nhà đầu tư trong suốt quá trình giao dịch. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới!

Nếu bạn còn thắc mắc về Trendline là gì hay muốn tham gia vào thị trường chứng khoán hãy kết nối ngay với Mytrade qua số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ nhanh nhất.

  • Bài viết nổi bật