Vốn cố định là gì? phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Trong hoạt động kinh doanh, vấn đề “vốn cố định là gì?” thường được nhiều chủ doanh nghiệp trẻ đặt ra khi mới bước chân vào việc đầu tư sản xuất. Bởi nguồn vốn này chính là tài sản không thay đổi và có nhiều lợi ích thiết thực phục vụ vào những  mục đích về sau. Không chỉ mang lại cho nhà đầu tư một khoản tích lũy lớn, mà lợi nhuận thu về cũng vô cùng đáng kể. Hãy tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây của Mytrade để có thêm kinh nghiệm về lĩnh vực này.

Tìm hiểu về thuật ngữ vốn là gì?

Trước khi tìm hiểu về vốn cố định, hãy cùng Mytrade điểm qua một số thông tin về vốn. Mặc dù có nhiều cách hiểu và nhận định khác nhau về vốn. Tuy nhiên có thể hiểu vốn là yếu tố duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp giúp hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp. 

Vốn có thể là tiền hoặc hiện vật đều được. Trên thị trường, chúng ta chắc hẳn cùng đều bắt gặp những trường hợp các cá nhân hay tổ chức góp vốn bằng hiện vật, chẳng hạn như góp vốn bằng xe ô tô, bằng nhà máy sản xuất hay bằng quyền sử dụng đất…

Vốn cố định là gì? 

Vốn cố định là gì?

Thuật ngữ vốn cố định

Vốn cố định chính là là phần tiền đầu tư, ứng trước của doanh nghiệp cho tài sản cố định để phục vụ cho doanh nghiệp hoạt động trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, là tiền mà những doanh nghiệp đầu tư vào tài sản có tính chất lâu bền và sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh. Tài sản cố định chính là dạng tài sản có tính thanh khoản thấp và không thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách dễ dàng. 

Tại Việt Nam, những tài sản sau thì được coi là tài sản cố định (theo điều 3 của Thông tư 45/2013/TT-BTC) 

  • Chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
  • Có thời gian sử dụng ít nhất từ 1 năm trở lên
  • Nguyên giá tài sản cần phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên 

Biểu hiện của vốn cố định sẽ thường là hiện vật ví dụ như máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Đặc điểm của vốn cố định

Qua khái niệm về vốn cố định có thể thấy sơ bộ một vài đặc điểm của loại hình vốn này, bao gồm:

  • Vốn cố định sẽ tham gia vào nhiều kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Bởi vốn cố định biểu hiện là tài sản cố định và đặc điểm của tài sản cố định là có thời gian sử dụng dài.
  • Vốn cố định sẽ được dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm sản xuất trong những kỳ kinh doanh: Biểu hiện của phần vốn dịch chuyển vào giá trị của sản phẩm được thể hiện qua khấu hao tài sản cố định của tài sản đó.
  • Vốn cố định sẽ kết thúc vòng luân chuyển khi mà tài sản cố định hết hạn sử dụng.

Vai trò của vốn cố định

Vai trò của vốn cố định Vai trò của vốn cố định

Tương tự như những loại hình vốn khác, vốn cố định có vai trò đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Là một yếu tố đảm bảo để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Đây là một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất bởi hoạt động của doanh nghiệp loại hình này sẽ gắn liền với vốn cố định. Đồng thời thì vốn cố định thường sẽ chiếm tỉ lệ cao trong tỷ trọng tổng tài sản của doanh nghiệp.
  • Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và đồng thời hạ giá thành sản phẩm từ đó đảm bảo được sự tồn tại bền vững của doanh nghiệp. 
  • Quyết định quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, bởi vốn cố định hay tài sản cố định sẽ quyết định đến công suất đáp ứng nguồn cung ra thị trường.
  • Góp phần hạn chế tối đa những rủi ro, tổn thất, biến động thị trường hay khủng hoảng tài chính.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh và thế chủ động trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Giá trị của hàng hóa là gì? Giá trị sử dụng, trao đổi của hàng hóa

Cách tính vốn cố định

Vốn cố định sẽ được tính chính xác bởi công thức sau:

Vốn cố định tại thời điểm đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) = Nguyên giá tài sản cố định tại thời điểm đầu kỳ – Số khấu hao lũy kế đến đầu kỳ (hoặc cuối kỳ)

Trong đó: Số khấu hao lũy kế chính là tổng số khấu hao mà doanh nghiệp đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua những kỳ sản xuất, kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.

Ví dụ:

Doanh nghiệp X có nguyên giá tài sản cố định đầu năm 2021 là: 100 tỷ đồng, số khấu hao lũy kế tính đến ngày 01/01/2021 là: 60 tỷ đồng.

Như vậy, vốn cố định của doanh nghiệp X tại thời điểm đầu năm 2021 là: 100 - 60 = 40 tỷ đồng.

Vị trí của vốn cố định trong bảng cân đối kế toán

Vốn cố định không được thể hiện trực tiếp trong một chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán. Nguồn vốn này thường được xác định bằng giá trị những tài sản cố định mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Do vậy vốn cố định của doanh nghiệp sẽ bao gồm những chỉ tiêu như: giá trị tài sản cố định, số tiền đầu tư tài chính dài hạn, giá trị tài sản cố định thế chấp dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang,…

 Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta sẽ sử dụng một số chỉ tiêu bao gồm: tỷ suất lợi nhuận vốn cố định và hàm lượng vốn cố định, ROA. Nếu như chỉ số ROA – hiệu suất sử dụng vốn cố định cho chúng ta biết rằng cứ một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần thì tỷ suất lợi nhuận vốn cố định sẽ phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Ngoài ra, một chỉ tiêu khác cũng được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định đó chính là chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh cho doanh nghiệp biết rằng cần bao nhiêu đồng vốn cố định để tạo ra một đồng doanh thu.

Công thức xác định chính xác các chỉ tiêu:

ROA = Tổng số doanh thu / Tổng tài sản cố định

Nếu như chỉ số ROA – hiệu suất sử dụng vốn cố định cho chúng ta biết cứ một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số ROA này càng cao càng tốt, cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản cố định tốt hơn và có cơ cấu vốn hợp lý.

Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế / Vốn cố định bình quân

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận vốn cố định sẽ phản ánh rằng một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hàm lượng vốn cố định = Số vốn cố định / Doanh thu thuần

Ngoài ra, một chỉ tiêu khác cũng được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định đó chính là chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp biết rằng cần bao nhiêu đồng vốn cố định để tạo ra một đồng doanh thu.

Khấu hao tài sản cố định cũng được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.

>> Tham khảo: Hối phiếu là gì? Đặc điểm và phân loại hối phiếu

Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định và vốn lưu động là hai loại hình vốn thường được nhắc đến cùng nhau. Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động cho phép mọi người nhận diện đúng từng loại và từ đó có cách quản lý, xử lý phù hợp.

Khái niệm: 

  • Vốn cố định là là một thước đo tài chính thể hiện giá trị của toàn bộ tài sản cố định doanh nghiệp. Vốn cố định thường được biểu hiện bằng loại tài sản cố định. 

Ví dụ: Công ty X sử dụng 2 tỷ đồng đầu tư mua máy móc phục vụ cho xưởng sản xuất. Lúc đó 2 tỷ đồng này được xác định là vốn cố định.

  • Vốn lưu động (còn gọi Working capital) là một thước đo tài chính thể hiện khả năng thanh khoản có sẵn để vận hành doanh nghiệp. Vì thế vốn lưu động thường được biểu hiện bằng tiền và các loại tài sản ngắn hạn. 

Ví dụ: hàng tồn kho, tiền trả lương cho nhân viên, nguyên vật liệu.

Đặc điểm:

  • Vốn cố định:

Vốn cố định luân chuyển theo chu kỳ kinh doanh.

Vốn cố định được luân chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh.

Vòng tuần hoàn kết thúc khi tài sản cố định hết hạn sử dụng.

Tổng giá trị của vốn cố định về cơ bản là không đổi và một phần được chuyển hóa thành giá trị sản phẩm, phần còn lại nằm trong giá trị của tài sản.

  • Vốn lưu động:

Vốn lưu động sẽ có tính dịch chuyển trong dòng tiền.

Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm hoặc quá trình sản xuất, kinh doanh.

Vòng tuần hoàn kết thúc sau một quá trình sản xuất kinh doanh.

Tổng giá trị sẽ có sự thay đổi và vốn lưu động xoay vòng thành một chu kỳ khép kín, sau đó trở về với hình thái với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu nhờ sự đóng góp của mức lợi nhuận.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Vốn cố định: Tài sản cố định

Vốn lưu động: Tiền hay các khoản tương đương tiền, nợ phải thu ngắn hạn…

Phân loại:

  • Vốn cố định:

Theo hình thái biểu hiện:

  • Tài sản cố định vô hình
  • Tài sản cố định  hữu hình

Theo tình hình sử dụng thực tế:

  • Tài sản cố định đang sử dụng
  • Tài sản cố định chưa được đưa vào sử dụng
  • Tài sản cố định đang trong thời gian chờ thanh lý
  • Vốn lưu động:

Theo hình thái biểu hiện:

  • Vốn bằng tiền
  • Vốn bằng hàng hóa

Theo vai trò:

  • Vốn lưu động trong việc dự trữ sản xuất
  • Vốn lưu động của khâu sản xuất
  • Vốn lưu động trong việc lưu thông

Cách quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn cố định

Cách quản lý và nâng cao nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Cách quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn cố định

Không quá khó để có thể nhìn nhận tầm quan trọng của vốn cố định bởi lẽ loại tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống tài sản của doanh nghiệp. Việc quản lý và theo dõi vốn cố định doanh nghiệp một cách cẩn trọng là điều cần thiết của doanh nghiệp. Trong hoạt động quản lý vốn cố định thì doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sau:

  • Hình thành nguồn vốn cố định doanh nghiệp
  • Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định

Hiện tượng không bảo toàn được vốn cố định thường xuyên xảy ra tại nhiều doanh nghiệp bởi những nguyên do khác nhau, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Một số biện pháp để bảo toàn và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Cân nhắc việc lựa chọn và thực hiện tốt dự án đầu tư
  • Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định hợp lý
  • Kịp thời quyết định thanh lý tài sản cố định
  • Chú trọng hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định
  • Cân nhắc mua bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro cho tài sản cố định

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết, cụ thể về hiệu suất của sử dụng vốn cố định của  doanh nghiệp. Hy vọng rằng qua đây, bạn đã có thêm những kiến thức cơ bản về chỉ số tài chính quan trọng này cũng như có thêm một công cụ hiệu quả khi đánh giá doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về vốn cố định là gì hay cần hỗ trợ liên hệ ngay đến HOTLINE Mytrade 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được những tư vấn chính xác nhất đến từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. 

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín hiện nay

Nhà đầu tư đã không do dự khi lựa chọn Mytrade làm nền tảng giao dịch chứng khoán uy tín trong năm 2022. Bởi Mytrade cung cấp hàng loạt thị trường với giao diện thân thiện với người dùng và có vị thế pháp lý mạnh mẽ – hiện là nơi hàng ngàn nhà giao dịch đang hoạt động bởi những điểm ưu việt sau:

  • Tối ưu nguồn vốn: Mytrade cung cấp đến nhà đầu tư các công cụ tối ưu về vốn và giúp nhà đầu tư tận dụng mọi cơ hội giao dịch khi thị trường có xu hướng tích cực.
  • Tối ưu về chi phí: Khi nhà đầu tư đã mở tài khoản giao dịch tại website https://mytrade.vn/ hoặc app Mytrade (đã có mặt trên hệ điều hành IOS, Android) sẽ nhận được ưu đãi tốt nhất về các khoản thuế phí. 
  • Tối ưu về lợi nhuận: Mytrade đồng hành suốt chặng đường giao dịch của nhà đầu tư để thu về mức lợi nhuận tối ưu nhất.
  • Bài viết nổi bật