Vốn kinh doanh là gì? Phân loại của vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là thành phần đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của mỗi công ty. Loại vốn này có những đặc trưng nhất định và phân biệt với các hình thức vốn khác. Dựa trên những đặc điểm khác nhau, loại vốn này sẽ được phân chia thành những nhóm khác nhau. Bên cạnh đó, loại vốn này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu sâu sắc về vốn kinh doanh. Vậy, vốn kinh doanh là gì và những vấn đề khác có liên quan được biểu hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để có những thông tin bổ ích nhé!

Vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh là gì? Vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh là khái niệm dùng để chỉ một lượng tiền được dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số vốn này hình thành trong quá trình thành lập của công ty và có sự biến đổi trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 

Có thể hiểu đơn giản vốn kinh doanh là lượng tiền ứng trước tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp. Đây là số vốn giữ vai trò quan trọng xuyên suốt quá trình thành lập, phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp. 

Một số đặc điểm cơ bản của vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh mang những đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, vốn kinh doanh phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty với mục tiêu chính là tích lũy và sinh lời.

Thứ hai, vốn này được hình thành trước khi thành lập công ty sau đó mới có các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, loại vốn này chỉ sử dụng trong 1 chu kỳ, sau khi hết chu kỳ phải thu hồi về và chuẩn bị cho chu kỳ kinh doanh mới

Thứ tư, nếu vốn kinh doanh bị mất thì điều đó có nghĩa với việc doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Chức năng của vốn kinh doanh

Chức năng của vốn kinh doanh Chức năng của vốn kinh doanh

  • Đầu tiên, vốn kinh doanh được xem là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp có thể được thành lập và vận hành. Vốn cũng là điều kiện để có thể phân chia loại hình doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn.
  • Vốn giữ vai trò quan trọng đối với sự duy trì và phát triển đối với một doanh nghiệp. Để vận hành tốt một hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước tiên doanh nghiệp cần phải có nguyên liệu đầu vào,  nguồn lao động, các thiết bị, máy móc. Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải có vốn mới có thể mua và sử dụng các yếu tố đầu vào trên. Nếu một doanh nghiệp không có vốn thì hiển nhiên là không thể thành lập và duy trì các hoạt động sản xuất. Vì vậy, vốn được xem là điều kiện tiên quyết phục vụ cho các hoạt động kinh doanh được vận hành.
  • Vai trò quan trọng nữa của vốn kinh doanh chính là sự thay đổi về cơ sở vật chất. Vốn là điều kiện cần để các nhà quản trị đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý cho doanh nghiệp được phát triển. Từ đó, đưa ra các quyết định để cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.
  • Cuối cùng, vốn mang tính quyết định cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn đóng vai trò rất quan trọng cho tương lai của doanh nghiệp đó.

>> Tham khảo: Khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân gây ra khủng hoảng

Phân loại vốn kinh doanh

Phân loại vốn kinh doanh Phân loại vốn kinh doanh

Theo nhiều tiêu chí khác nhau, vốn kinh doanh được phân thành các loại.Dưới đây là một trong những tiêu chí để phân loại nguồn vốn này. Cụ thể là:

  • Dựa vào nguồn vốn hình thành:

Nếu dựa vào nguồn vốn hình thành thì vốn của doanh nghiệp được phân thành những loại sau:

Vốn chủ sở hữu: Đây là vốn do chính chủ sở hữu của doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình thành lập công ty.

Vốn góp: Đây là khoản vốn góp ban đầu do những người cùng sáng lập công ty tạo nên.

Vốn từ lợi nhuận không chia: Khi doanh nghiệp hoạt động thì số vốn ban đầu sẽ cho ra lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp không chia phần lợi nhuận đó mà mang đi tái đầu tư thì đó là một phần vốn kinh doanh.

 Vốn hình thành từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu: Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm mục đích huy động vốn cho công ty và số tiền thu được được xem là vốn kinh doanh.

Vốn từ những khoản vay: Doanh nghiệp khi vay tiền của ngân hàng hay của các tổ chức tín dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng được xem là vốn thuộc loại kinh doanh của công ty.

  • Dựa vào đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn:

Nếu dựa vào đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn thì loại  vốn này được phân thành:

Vốn cố định: Vốn này được hình thành với mục đích mua các tài sản cố định cho công ty. Những tài sản này được dùng trong các công việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn cố định có quy mô càng lớn thì quy mô của những loại tài sản cố định cũng sẽ càng lớn còn phần tài sản cố định sẽ quyết định sự chu chuyển của nguồn vốn.

Vốn lưu động: Phần vốn này sử dụng để vận hành những tài sản lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo sự hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Những loại tài sản ngắn hạn, tiền mặt được xem như là vốn lưu động. Bên cạnh đó, những khoản tiền phải thu và hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng được tính như là một loại vốn lưu động. 

  • Dựa vào quan hệ sở hữu:

Dựa vào quan hệ sở hữu, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được phân thành:

Vốn sở hữu: Đây là số vốn được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thông thường, vốn sở hữu được hình thành lúc bắt đầu thành lập doanh nghiệp và được bổ sung trong suốt quá trình phát triển của công ty.

Vốn từ nguồn nợ: Đây là số vốn được hình thành từ những nguồn khác nhau như:  nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc tổ chức tài chính tín dụng,...

  • Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn:

Thời gian huy động và sử dụng vốn được xem là một trong những yếu tố để phân loại vốn kinh doanh. Nếu dựa vào tiêu chí trên thì loại vốn này sẽ được phân thành:

Vốn thường xuyên: Đây là vốn dùng dài hạn ít nhất một năm hoạt động của doanh nghiệp

Nguồn vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn hạn để phục vụ cho các hoạt động có tính chất tạm thời hoặc phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

>> Tham khảo: Thị trường vốn là gì? Đánh giá hoạt động thị trường vốn Việt Nam

Phương pháp để nâng cao vốn kinh doanh có hiệu quả

Phương pháp để nâng cao vốn kinh doanh có hiệu quả Phương pháp để nâng cao vốn kinh doanh có hiệu quả

Hoạt động của doanh nghiệp được xem là hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp đó thông qua sản xuất kinh doanh, thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó ba yếu tố quan trọng nhất là: đổi mới sử dụng vốn, khả năng cung ứng tích luỹ, trình độ quản lý và thị trường. Kinh doanh ngày nay là sự tập hợp cả ba thế lực: Nhà kinh doanh, khách hàng và các nhà khoa học bao gồm cả nhà làm luật về kinh doanh.

Một giáo sư trường Đại Học cho rằng: doanh nghiệp vừa là người bán, vừa là người mua. Khi là người mua họ bị giới hạn bởi nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính bao giờ cũng có giới hạn, do đó vấn đề thứ yếu là làm sao sử dụng nguồn lực có hiệu quả chứ không phải đòi thêm nguồn lực. Khi bán ra họ bị giới hạn bởi nhu cầu về sức mua, thị hiếu… Do đó hàng của họ không bán được hoặc khó bán, khó có khả năng để tái tạo nguồn lực tài chính ban đầu. Hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động tạo ra và tái tạo lại nguồn lực về tài chính được xem là hoạt động quan trọng nhất và đó là nguyên tắc.

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là một trong những nguyên nhân trực tiếp có ảnh hưởng đến lợi nhuận và quyền lợi, mục đích cao nhất của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng nghĩa là nâng cao lợi nhuận mà doanh nghiệp nào cũng cần có. Như vậy, có thể nhận thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là một việc làm thiết thực của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Có thể tổng quát một số cách cơ bản làm nên sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

  • Thứ nhất: Do chịu sự tác động của cơ chế mới, cơ chế thị trường mới có sự điều tiết của nhà nước. Kinh tế thị trường theo đuổi mục đích lớn và cốt là lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao. Tiền đề của quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh trong các doanh nghiệp là vốn, vốn sản xuất kinh doanh phải có khả năng sinh lời là vấn đề cốt lõi có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp bởi thiếu vốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ngưng trệ bởi lúc này không còn có sự cứu trợ từ Ngân sách Nhà nước.
  • Thứ hai: Thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng  quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lúc này, người định đoạt số phận của doanh nghiệp là thị trường chứ không phải ai khác, song nhà nước cũng có vai trò nhất định. Nếu sử dụng đồng vốn có hiệu quả thì việc đáp ứng nhu cầu thị trường là điều không khó đối với doanh nghiệp nữa.
  • Thứ ba: Thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn cũng là một nội dung cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, trong giai đoạn cạnh tranh diễn ra phổ biến như hiện nay thì điều này càng được khẳng định chắc chắn hơn. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều kiện không thể thiếu được là doanh nghiệp phải xem xét vấn đề về chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm và đặc biệt phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, vấn đề này quyết định to lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Thứ tư: Tình hình chung tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay có hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh còn chưa cao. Thậm chí có xu hướng giảm. Năm 1995, một đồng vốn của nhà nước có thể tạo ra được 3.46 đồng là doanh thu và 0.19 đồng là lợi nhuận. Đến năm 2000, các tỉ lệ tương ứng chỉ còn là 2.9 và 0.14. Số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chiếm 17%, số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 21% tổng số doanh nghiệp.

Do đó, yêu cầu chung đối với các doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh không chỉ riêng trong giai đoạn hiện nay. Việc sử dụng vốn có hiệu quả trở thành yêu cầu khách quan của cơ chế hạch toán là: kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả trên cơ sở tự chủ về mặt tài chính.

Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một yêu cầu tất yếu trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nó góp phần nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động, tăng nhanh tốc độ hoạt động của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thu nhiều lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội.

Kết luận

Vốn kinh doanh là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ nguồn vốn này mà các công ty mới có thể vận hành và kinh doanh một cách có hiệu quả. Trên đây là những chia sẻ của Mytrade về vốn kinh doanh. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn đọc thêm những kiến thức về vốn kinh doanh cũng như những yêu cầu về sử dụng vốn kinh doanh làm sao hiệu quả nhất. Nếu có câu hỏi hoặc thắc mắc nào bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trợ giúp nhé.

Mytrade luôn tự hào là nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán tối ưu nhất hiện nay.

Nền tảng giao dịch Mytrade

Với phương châm hoạt động luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, Mytrade luôn nỗ lực tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhằm mang lại hiệu quả cao đến khách hàng. Để cùng nhau kiến tạo được một tương lai tốt đẹp hơn.

Để biết thêm các thông tin về chứng khoán mời các bạn đón đọc bài viết tiếp theo tại https://mytrade.vn/ hoặc liên hệ theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ tốt nhất.

  • Bài viết nổi bật