Vốn lưu động là gì? Ý nghĩa, vai trò cách tính vốn lưu động

Mỗi một doanh nghiệp hoạt động đều sẽ cần có nguồn vốn để đảm bảo được quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và thường xuyên. Vậy cụ thể vốn lưu động là gì? Bao gồm những thành phần nào và được tính như thế nào?

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (còn gọi là Working capital - WC), một số tài liệu còn gọi đây là vốn luân chuyển hoặc vốn lưu động ròng. Chúng được tạo ra để “định giá” cho các tài sản lưu động nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh một cách trơn tru, không gián đoạn. Hiểu đơn giản thì đây chính là thước đo tài chính cho các nguồn lực nội tại sẵn có nhằm đảm bảo bộ máy được vận hành. Đó có thể chính là tiền lương nhân viên, tiền thanh toán cho những khoản nợ ngân hàng, tiền chi phí thuê mặt bằng, tiền nước, tiền điện, …

Một doanh nghiệp dù có lợi nhuận lớn nhưng lại không đảm bảo được nguồn vốn lưu động thì có thể tạm ngưng hoạt động kinh doanh trong một thời gian. Nếu như tình trạng kéo dài và không có phương án xử lý thì doanh nghiệp có thể sẽ phải phá sản.

Thành phần của vốn lưu động

  • Vốn dự trữ hàng hóa sẽ bao gồm giá trị hàng hóa trong kho, trạm, cửa hàng của một doanh nghiệp. Vốn này thường chiếm đến 80-90% vốn lưu động định mức và khoảng 50-70% vốn kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại.
  • Vốn phi hàng hóa sẽ gồm vốn bằng tiền (Tiền mặt tồn của quỹ, tiền bán hàng chưa nộp vào ngân hàng, tiền đang chuyển, tiền ứng kinh phí cho những cơ sở) và tài sản có khác (dụng cụ lao động, bao bì, chi phí chờ phân bổ).
  • Tài sản lưu động: bao gồm bao bì, vật liệu phụ, vật liệu bao gói, dụng cụ phụ tùng, công cụ lao động, phế liệu thu nhặt…
  • Vốn lưu thông sẽ bao gồm vốn dự trữ hàng hóa ở trong kho trạm, cửa hàng. Vốn bằng tiền (Tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng, tiền mặt tồn quỹ) và những khoản phải thu của khách hàng.

Đặc điểm của vốn lưu động

Trong một năm vốn lưu động thường sẽ quay được nhiều vòng. Nguồn vốn này thường xuyên vận động và chuyển hóa thành nhiều hình thái khác nhau tạo nên sự tuần hoàn, chu chuyển của nguồn vốn.

Vốn lưu động sẽ chuyển toàn bộ giá trị ngay ở trong một lần và được thu hồi toàn bộ sau khi mà doanh nghiệp đó tiêu thụ sản phẩm thu được tiền bán hàng.

Chiếm phần tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh.

Trong một thời điểm nhất định thì vốn lưu động được biểu hiện ở dưới nhiều hình thái khác nhau.

Nhu cầu sử dụng nguồn vốn này thường sẽ tăng giảm thất thường.

Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Để tiến hành sản xuất, ngoài phần tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm được hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ tốt trong quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động chính là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động chính là điều kiện tiên quyết trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo được cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là một công cụ phản ánh đánh giá về quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của một doanh nghiệp.

Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của một doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp sẽ hoàn toàn tự chủ ở trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô thì doanh nghiệp cần phải huy động một lượng vốn nhất định để thực hiện đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Ngoài ra, vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vốn lưu động còn là một bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành của sản phẩm bởi đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị của sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra sẽ được tính toán dựa trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm với một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động sẽ đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả của hàng hóa bán ra.

>> Tham khảo thêm: Lãi kép là gì? Công thức và sức mạnh của lãi kép trong đầu tư

Ý nghĩa của vốn lưu động

Vốn lưu động dương

Nếu như tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn những khoản nợ cần phải trả thì chỉ số của vốn lưu động là một con số dương. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường thì doanh nghiệp có khả năng sẽ chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền một cách dễ dàng để thanh toán những khoản nợ khi đến hạn. Điều này nhằm đảm bảo cho bộ máy vận hành được tiếp tục.

Vốn lưu động âm

Khi tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp thấp hơn với nợ phải trả thì vốn lưu động là một con số âm. Đồng nghĩa với việc dù “thanh lý” hết tất cả những tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì cũng sẽ không đủ để chi trả cho những khoản nợ đang phải gồng gánh. 

Khi chỉ số này càng về gần 0 và xuống dưới mức âm thì có nghĩa là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó đang ở mức báo động với độ nguy hiểm cao. Hiệu suất kinh doanh đang có dấu hiệu “thụt lùi”, không tạo ra lợi nhuận và nguy cơ phá sản là điều dễ thấy.

Phân loại vốn lưu động của một doanh nghiệp

Phân loại vốn lưu động của một doanh nghiệp

Phân loại vốn lưu động của một doanh nghiệp

Nhằm quản lý vốn lưu động tốt thì cần phải có sự phân loại vốn lưu động. Chúng ta có thể phân loại vốn lưu động theo những cách chủ yếu sau:

Phân loại dựa theo nguồn gốc hình thành

Vốn lưu động sẽ được hình thành từ:

  • Vốn điều lệ: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động được tạo nên từ nguồn vốn điều lệ.
  • Vốn tự bổ sung: Vốn lưu động sẽ được doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Vốn đi vay: Vốn lưu động đi vay từ những tổ chức tín dụng, ngân hàng,…
  • Vốn liên doanh, liên kết: Vốn lưu động được tạo ra từ hoạt động liên doanh.
  • Vốn lưu động được huy động đến từ thị trường phát hành cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp.

Phân loại dựa theo vai trò 

Căn cứ theo vai trò thì vốn lưu động được chia thành:

  • Vốn trong quá trình dự trữ sản xuất sẽ bao gồm: phụ tùng, dụng cụ thay thế và phần chi phí nguyên vật liệu. 
  • Vốn trong quá trình sản xuất sẽ bao gồm: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.
  • Vốn lưu động ở trong quá trình lưu thông: vốn thành phẩm, Vốn đầu tư ngắn hạn, ..

Phân loại dựa theo hình thái thể hiện 

Căn cứ theo hình thái thể hiện thì vốn lưu động được chia thành:

  • Vốn vật tư hàng hóa: Vốn lưu động sẽ được tạo ra từ hiện vật như hàng hóa, nguyên và nhiên vật liệu,…
  • Vốn bằng tiền: Vốn lưu động sẽ được tạo ra từ quỹ tiền mặt, tiền từ đầu tư chứng khoán,…

Phân loại dựa theo quan hệ sở hữu

Căn cứ theo quan hệ sở hữu thì vốn lưu động được chia thành: 

  • Vốn chủ sở hữu: Là vốn lưu động thuộc về quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc các cổ đông. 
  • Vốn vay, các khoản nợ: Vốn lưu động được từ những khoản nợ chưa thanh toán, vốn vay từ ngân hàng hay tổ chức tín dụng. 

Phân loại dựa theo thời gian huy động và sử dụng vốn 

Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì vốn lưu động được chia thành:

  • Vốn lưu động tạm thời: Vốn lưu động từ những khoản vay ngắn hạn của ngân hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Vốn lưu động thường xuyên: Vốn lưu động tạo nên những tài sản lưu động một cách thường xuyên và mang tính chất ổn định.

>> Tham khảo thêm: 10 Công thức định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay

Công thức tính vốn lưu động

Công thức tính vốn lưu động

Công thức tính vốn lưu động

Vốn lưu động có thể được xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và đồng thời cần có bao nhiêu thời gian để làm được điều đó. Với ít hoặc không có vốn lưu động thì có lẽ tương lai của doanh nghiệp sẽ không thật sự mấy tốt đẹp. Vốn lưu động cũng hữu ích ở trong việc đánh giá hiệu quả về sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp. Công thức tính vốn lưu động là:

Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn

Tính tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn chính là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt ở trong thời gian một năm. Chúng bao gồm có tiền mặt và những tài khoản ngắn hạn khác.

Ví dụ: những khoản phải thu, chi phí trả trước và tồn kho.

Thông thường, bạn có thể tìm thấy được thông tin trên trong bảng cân đối kế toán của công ty và tài liệu này nên có mục tổng tài sản ngắn hạn.

Nếu như bảng cân đối kế toán không có bao gồm tổng tài sản ngắn hạn thì hãy kiểm tra từng dòng của bảng cân đối. Cộng tất cả các tài khoản đáp ứng định nghĩa tài sản ngắn hạn để có được tổng số cần tìm.

Tính nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là các khoản cần phải thanh toán ở trong thời hạn một năm. Chúng bao gồm có khoản phải trả, nợ dồn tích và những khoản vay ngắn hạn phải trả.

Bảng cân đối kế toán nên thể hiện được tổng nợ ngắn hạn. Nếu như không có, hãy sử dụng thông tin có ở trong bảng cân đối để tìm được tổng này bằng cách cộng dồn những tài khoản nợ ngắn hạn được liệt kê.

 Ví dụ:  chúng có thể bao gồm "khoản phải trả và dự phòng", "thuế phải trả" và "nợ ngắn hạn".

Tính vốn lưu động

Đây thực sự chỉ là một phép trừ cơ bản. Lấy tổng số tài sản ngắn hạn trừ đi tổng nợ ngắn hạn. 

Ví dụ: giả sử một doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn là 1 tỷ đồng và nợ ngắn hạn là 580 triệu đồng. Vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ là 420 triệu đồng. Với tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có thể thanh toán mọi khoản nợ ngắn hạn và đồng thời còn tiền mặt để phục vụ cho các mục tiêu khác. Doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt cho những hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán nợ dài hạn. Nó cũng có thể được sử dụng để trả lợi tức cho cổ đông

Nếu như nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn thì kết quả cho thấy vốn lưu động đang bị thiếu hụt. Thiếu hụt vốn lưu động chính là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp đang có nguy cơ vỡ nợ. Trong tình huống này, doanh nghiệp có thể sẽ cần đến các nguồn tài chính dài hạn khác. Đó có thể là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp rắc rối và có lẽ, không là lựa chọn đầu tư tốt.

Vốn lưu động bao nhiêu thì được xem là an toàn?

Để biết doanh nghiệp của bạn cần có bao nhiêu vốn lưu động để đảm bảo được mức an toàn thì người ta sẽ sử dụng thước đo chính là “tỷ lệ vốn lưu động”. Cụ thể:

Tỷ lệ của vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / Nợ phải trả ngắn hạn

  • Nếu như tỷ lệ < 1, tức là tài sản ngắn hạn ít hơn với nợ phải trả ngắn hạn. Doanh nghiệp sẽ không đủ tài chính để có thể thanh toán những khoản nợ. Khi đó thì nguy cơ phá sản là khá cao.
  • Nếu như 1 < tỷ lệ vốn lưu động < 2 nghĩa là tài sản ngắn hạn đang lớn hơn nợ phải trả. Doanh nghiệp có “dư sức” để chi trả cho những khoản nợ trong thời gian ngắn.
  • Nếu như tỷ lệ > 2, nghĩa là doanh nghiệp của bạn đã thực sự quá mạnh và nguồn tài chính dồi dào, ít nợ vay.

Tùy vào mỗi ngành nghề khác nhau mà có thể “chấp nhận” được mức tỷ lệ khác nhau. Chỉ cần tỷ lệ này đạt được mức lớn hơn hoặc bằng 1 thì có thể xem là tối ưu và an toàn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của vốn lưu động 

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của vốn lưu động

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của vốn lưu động

Thông thường, sức mạnh của doanh nghiệp sẽ không nằm ở doanh thu hay lợi nhuận mà nằm ở dòng tiền. Trong phân tích đầu tư cũng vậy, bạn cần phải rất tỉnh táo để tìm ra được vấn đề đằng sau sự thay đổi trên những chỉ số tài chính. Nếu chú ý thì dòng tiền của doanh nghiệp sẽ cho bạn thấy khá nhiều thông tin thú vị… 

Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp 

Các doanh nghiệp lớn vượt trội về quy mô thì công nghệ sản xuất sẽ có được lợi thế lớn trong việc đàm phán hợp đồng. Từ đó, họ sẽ có khả năng chiếm dụng được nguồn vốn của cả người mua lẫn người bán hàng. 

Chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp 

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách bán hàng. 

Trong giai đoạn khó khăn thì doanh nghiệp sẽ cần gia tăng chiết khấu cho đại lý, thả lỏng chính sách bán hàng hơn nếu như muốn thúc đẩy doanh số. Từ đó làm cho những khoản phải thu khách hàng, tồn kho tăng lên và tăng thay đổi số vốn lưu động năm đó. 

Bạn phải cực kỳ tỉnh táo bởi tất cả những chỉ số tài chính của doanh nghiệp đều đẹp nhất khi mà chu kỳ kinh doanh đạt đỉnh… Tuy nhiên khoản đầu tư đem lại phần lợi nhuận lớn nhất lại là khi mà doanh nghiệp đang ở vùng đáy. 

Điều quan trọng là bạn cần phải xác định được lợi thế cạnh tranh bền vững, giúp cho doanh nghiệp tồn tại qua thời kỳ khó khăn. 

Tính minh bạch của một doanh nghiệp 

Bạn phải cực kỳ cẩn trọng nếu như một doanh nghiệp có khoản thay đổi vốn lưu động (non-cash) liên tục gia tăng trong nhiều năm liền (tức là dòng tiền hoạt động âm). 

Bởi bản chất ở trong quy trình kiểm toán là chọn mẫu. Sẽ rất khó để xác định được toàn bộ những  khoản phải thu khách hàng, hàng tồn này có chính xác hay không. Nhất là khi thông tin thuyết minh ở trên báo cáo tài chính còn rất nhiều hạn chế và không rõ ràng. 

Ở đây không hẳn là việc doanh nghiệp đang gian lận. Việc Thay đổi vốn lưu động dẫn đến dòng tiền kinh doanh âm là một điều rất bình thường trong vòng đời hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nếu như bạn không thực sự hiểu rõ về doanh nghiệp thì cũng không nên tin rằng doanh nghiệp sẽ thu được tiền trong tương lai. 

Cách quản lý và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động là một điều kiện tiên quyết của hoạt động sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải chú trọng trong công tác quản lý và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

  • Xác định được nhu cầu vốn lưu động của một doanh nghiệp: Thông qua phân tích những chỉ tiêu tài chính và đánh giá được nhu cầu vốn lao động của kỳ trước để có thể lập kế hoạch cho vốn lưu động trong kỳ tiếp theo.
  • Khai thác và sử dụng được nguồn vốn động một cách hợp lý và linh hoạt: Chủ động trong việc lựa chọn nguồn vốn lưu động và cách sử dụng phù hợp theo mỗi giai đoạn và yêu cầu.
  • Tăng cường công tác quản lý những khoản phải thu, hạn chế tối đa được lượng vốn lưu động của doanh nghiệp bị chiếm dụng bởi các đơn vị khác.
  • Xây dựng biện pháp sử dụng vốn lưu động bằng tiền tạm thời nhàn rỗi có hiệu quả.
  • Chú trọng trong công tác quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu các chi phí lưu kho của doanh nghiệp.
  • Tổ chức và kiểm soát tốt hoạt động quản lý tiêu thụ nhằm cải thiện và đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
  • Xây dựng được những biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn lưu động

Phân biệt vốn điều lệ và vốn lưu động

Phân biệt vốn điều lệ và vốn lưu động

Khoản 34 Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2020 đưa ra khái niệm về vốn điều lệ như sau: vốn điều lệ chính là tổng giá trị tài sản do những thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hay cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Đây là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi tiến hành thành lập công ty cổ phần.

Trong vốn điều lệ được góp bằng tài sản sẽ góp vốn là Đồng Việt Nam, vàng, quyền sử dụng đất, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ,  bí quyết kỹ thuật, công nghệ, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Vốn điều lệ và vốn lưu động chính là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vốn điều lệ là một số vốn ban đầu do những thành viên công ty, chủ sở hữu đóng góp để thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ được ghi ở trong giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các thành viên góp vốn.

Tuy nhiên, vốn lưu động chính là khoản không thể phát sinh từ đầu như vốn điều lệ, mà ở trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động lại được phát sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của công ty trong một khoảng thời gian nhất định.

Kết luận 

Trên đây một vài thông tin cơ bản Mytrade chia sẻ về vốn lưu động, tác động của chúng đến sự vận hành và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu bạn là nhà đầu tư thì bạn cũng có thể sử dụng chỉ số này để đánh giá về tiềm năng của doanh nghiệp mà bạn sắp rót vốn vào.

Để tìm hiểu thêm về vốn lưu động là gì hoặc cần tư vấn đầu tư vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam, bạn hãy liên hệ ngay tới Mytrade qua HOTLINE hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. 

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay

Nền tảng giao dịch Mytrade

Mytrade hiện cung cấp các công cụ hỗ trợ nguồn vốn và song hành trong suốt quá trình giao dịch với các nhà đầu tư nhằm giúp họ tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu được phần lợi nhuận và tối ưu thuế phí cho khách hàng. Tải app MyTrade để trải nghiệm ngay nền tảng đầu tư mới!

  • Bài viết nổi bật