Vốn pháp định được xem là một mức vốn tối thiểu cần phải có khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do vậy trước khi thành lập doanh nghiệp thì bạn cần phải nắm được những quy định về vốn pháp định tại Việt Nam. Vậy vốn pháp định là gì? có khác gì so với vốn điều lệ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Mytrade để tìm hiểu về những vấn đề này nhé.
Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định còn gọi là vốn pháp lý (Legal Capital) là một trong các yếu tố được thắc mắc nhiều nhất khi thành lập một doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 được quy định như sau “Vốn pháp định chính là mức vốn tối thiểu cần phải có theo đúng quy định của pháp luật để thành lập một doanh nghiệp”. Tuy nhiên, khi ban hành Luật doanh nghiệp năm 2014 và Luật doanh nghiệp năm 2020, khái niệm này đã không còn được thể hiện cụ thể trong luật.
Có thể hiểu vốn pháp định chính là mức vốn tối thiểu mà bạn sẽ bắt buộc phải có khi thành lập nên một doanh nghiệp. Hiểu đơn giản thì mức vốn này là điều kiện để có thể thành lập được doanh nghiệp do Cơ quan có thẩm quyền ấn định và áp dụng tại một số ngành nghề nhất định. Tùy thuộc vào mỗi ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà mức vốn pháp định của mỗi doanh nghiệp sẽ được quy định khác nhau.
Đặc điểm của vốn pháp định
Vốn pháp định sẽ bao gồm một số đặc điểm như sau:
Phạm vi hoạt động
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG đã nêu rõ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Mức vốn pháp định sẽ không được áp dụng đối với tất cả những loại hình doanh nghiệp mà chỉ được quy định áp dụng đối với một số lĩnh vực ngành nghề nhất định.
Về đối tượng áp dụng
Những đối tượng cần phải tuân thủ quy định về mức vốn pháp định là những chủ thể thành lập doanh nghiệp bao gồm những pháp nhân, tổ chức, cá nhân hay hộ kinh doanh gia đình,…
Về ý nghĩa pháp lý
Việc quy định mức vốn pháp lý cụ thể sẽ nhằm mục đích giúp những doanh nghiệp sau khi thành lập có thể tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn. Ngoài ra thì loại vốn này còn giúp cho doanh nghiệp có thể phòng ngừa được các rủi ro không đáng có xảy ra ở trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Thời điểm được cấp giấy xác nhận vốn pháp định
Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy xác nhận vốn pháp định trước khi cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Tùy thuộc mỗi doanh nghiệp hoạt động vào lĩnh vực hay ngành nghề nào mà quy định về mức vốn pháp định khác nhau. Có các ngành doanh nghiệp chỉ cần phải đăng ký vốn theo đúng quy định của pháp luật là đã có thể hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, cũng có các ngành nghề ngoài việc đăng ký thì sẽ cần phải thực hiện thêm ký quỹ. Hoạt động ký quỹ này nhằm mục đích đảm bảo cho những hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp được thêm phần uy tín. Vốn pháp lý sẽ khác với vốn góp của những chủ sở hữu khác và với vốn kinh doanh. Thông thường thì theo quy định của pháp luật mức vốn này thường sẽ nhỏ hơn hay bằng vốn kinh doanh hay vốn góp.
>> Tham khảo: Tự do tài chính là gì? Các cấp độ tự do tài chính hiện nay
Ý nghĩa của vốn pháp định
Ý nghĩa của vốn pháp định
Quy định của luật pháp về vốn pháp định với mục đích để bảo vệ những lợi ích và quyền hợp pháp cho tất cả khách hàng, người tiêu dùng cũng như những đối tác cùng hoạt động ở trong lĩnh vực đó. Bởi vậy, cần phải xác định được quy định mức vốn pháp định tại một số ngành nghề và lĩnh vực thì không phải việc xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường thì các ngành nghề được pháp luật đặt ra quy định về mức vốn pháp định chính là các ngành có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống thường nhật của người dân hay các ngành được xem là nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của cả đất nước như ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm,…
Việc quy định về vốn pháp định có thể được xem là một trong số các biện pháp để một doanh nghiệp có thể chứng minh được cho cơ quan nhà nước thấy rằng mình có đủ tiềm lực để đảm bảo an toàn và tiềm lực về kinh tế để có thể tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực này. Từ đó thì đảm bảo được quyền và những lợi ích chính đáng khi khách hàng hay đối tác tham gia thực hiện giao dịch với doanh nghiệp mình. Mặt khác, để cảnh báo cho những chủ nợ hay người tiêu dùng khi mà mức vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có khả năng sẽ giảm thấp hơn mức vốn pháp định, những cơ quan được cấp phép cần phải luôn giám sát số vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp một cách chặt chẽ để có thể xác định được mức vốn này của doanh nghiệp. Ngoài ra, thì việc này còn giúp nhà nước có được các biện pháp quản lý kịp thời khi mà số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm xuống dưới mức vốn pháp lý. Khi đó những chủ nợ, người tiêu dùng hay đối tác sẽ cần phải cân nhắc khi thực hiện giao dịch với những doanh nghiệp trên để đảm bảo được an toàn nguồn vốn và tài sản của chính mình.
Loại vốn này được quy định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định dựa theo ngành nghề kinh doanh cụ thể. Những doanh nghiệp dự định sẽ thành lập thuộc ngành nghề kinh doanh có yêu cầu có vốn pháp lý thì phải cần có vốn góp tối thiểu bằng với mức vốn pháp định. Đối với mỗi ngành nghề kinh doanh mức vốn đã được pháp luật quy định cố định khác nhau.
Vốn điều lệ là gì?
Sau khi tìm hiểu về vốn pháp định là gì cũng đã giúp cho bạn hiểu hơn, để giải đáp thắc mắc về sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định thì hãy xem qua khái niệm của vốn điều lệ.
Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 giải thích: “Vốn điều lệ chính là tổng giá trị tài sản do những thành viên đã góp hay cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Đồng thời là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hay đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với loại hình công ty cổ phần.”
Tức vốn điều lệ là số tiền mà những thành viên đã cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp để gửi phòng đăng ký kinh doanh.
Pháp luật không bắt buộc mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp, nhưng nếu như đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp và vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có thì cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán và nghĩa vụ tài chính.
Đặc điểm của vốn điều lệ
- Vốn điều lệ có thể chính là loại tài sản góp vốn như tiền có mệnh giá Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng hay giá trị quyền sử dụng đất, giá trị về quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, những tài sản trong điều lệ.
- Vốn điều lệ sẽ dựa trên số vốn góp, cam kết góp của các thành viên, tức là vốn điều lệ không dựa trên quy định của pháp luật. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần điều chỉnh số vốn này hợp lý để ngoài việc thể hiện được tiềm lực tài chính mà còn có thể tránh gặp khó khăn trong khi thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ và vốn pháp định chính là hai loại vốn quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động kinh doanh của một. Hiểu rõ sự khác biệt của hại loại vốn này sẽ giúp các cá nhân hay tổ chức chuẩn bị nguồn lực hiệu quả.
- Về quy định mức vốn: Vốn điều lệ sẽ không yêu cầu mức tối thiểu hoặc tối đa. Trong khi đó vốn pháp định được pháp luật quy định về mức tối thiểu cho những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời thì vốn điều lệ sẽ không được nhỏ hơn vốn pháp định.
- Thời hạn góp vốn: Vốn điều lệ sẽ cần thực hiện góp vốn trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày đăng ký còn vốn pháp định cần phải có đủ mức quy định khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
- Văn bản quy định vốn: Vốn điều lệ sẽ được ghi rõ trong điều lệ doanh nghiệp về mức vốn cam kết góp của mỗi thành viên/cổ đông. Vốn pháp định lại được quy định trong văn bản chuyên ngành hay những văn bản nghị định do cơ quan chức năng ban hành.
- Cơ sở áp dụng: Vốn điều lệ áp dụng cho tất cả những loại mô hình công ty. Đồng thời thì những thành viên cam kết góp vốn điều lệ, chịu trách nhiệm góp vốn với mỗi loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó vốn pháp định sẽ áp dụng mức vốn khác nhau cho mỗi loại hình ngành nghề có điều kiện.
- Tính thay đổi của vốn: Vốn điều lệ có thay đổi tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động và được quy định trong mỗi trường hợp cụ thể. Vốn pháp định cố định đối với một số ngành nghề kinh doanh nhất định.
Các ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định khi thành lập
Các ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định khi thành lập
- Kinh doanh bất động sản
Vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng và căn cứ vào điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP - Kinh doanh cảng hàng không hoặc sân bay
Nội địa: cần vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 2 Điều 14 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Quốc tế: cần vốn tối thiểu là 200 tỷ đồng, căn cứ vào Khoản 2 Điều 14 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP - Kinh doanh về hoạt động vận tải hàng không
Khai thác đến 10 tàu bay (đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế): cần vốn tối thiểu là 700 tỷ đồng, căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác đến 10 tàu bay (đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa) thì cần vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng, căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay (đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế) thì vốn tối thiểu là 1000 tỷ đồng, căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay (đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa) thì cần vốn tối thiểu là 600 tỷ đồng, căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác trên 30 tàu bay (đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế) thì cần vốn tối thiểu là 1300 tỷ đồng, căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác trên 30 tàu bay (đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa) cần vốn tối thiểu là 700 tỷ đồng, căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Kinh doanh hàng không chung cần vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 2 Điều 8 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP - Kinh doanh dịch vụ hàng không
Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách cần vốn tối thiểu là 30 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa cần vốn tối thiểu là 30 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu cần vốn tối thiểu là 30 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 1 Điều 17 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP - Cung cấp dịch vụ thiết lập, duy trì, vận hành, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước hay vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng cần vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng căn cứ vào khoản 2 Điều 6 của Nghị định 70/2016/NĐ-CP
- Cung cấp loại dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên sử dụng phục vụ công bố Thông báo hàng hải cần vốn tối thiểu là 10 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 2 Điều 8 của Nghị định 70/2016/NĐ-CP
- Cung cấp loại dịch vụ điều tiết đảm bảo an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng cần vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 2 Điều 12 của Nghị định 70/2016/NĐ-CP
- Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật cần vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 2 Điều 20 của Nghị định 70/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải cần vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng, căn cứ khoản 2 Điều 22 của Nghị định 70/2016/NĐ-CP
- Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần vốn tối thiểu là 30 tỷ đồng, căn cứ theo điều 1 của Nghị định 57/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ cần vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 2 Điều 6 của Nghị định 69/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh hoạt động mua bán nợ cần vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 2 Điều 7 của Nghị định 69/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ cần vốn tối thiểu là 500 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 2 Điều 8 của Nghị định 69/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán cần vốn tối thiểu là 06 tỷ đồng, căn cứ vào khoản 1 Điều 5 của Nghị định 84/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh chứng khoán
- Áp dụng đối với công ty chứng khoán, chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
Môi giới chứng khoán cần vốn tối thiểu là 25 tỷ đồng, căn cứ theo khoản 2 Điều 5 của Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 của Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
Tự doanh chứng khoán cần vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng, căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 của Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán cần vốn tối thiểu là 165 tỷ đồng, căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 của Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
Tư vấn đầu tư chứng khoán cần vốn tối thiểu là 10 tỷ đồng, căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 của Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
- Áp dụng đối với công ty quản lý quỹ hay chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cần vốn tối thiểu là 25 tỷ đồng, căn cứ theo Khoản 2 Điều 11 của Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 71 của Nghị định 58/2012/NĐ-CP
Ngân hàng thanh toán cần ốn tối thiểu là 10000 tỷ đồng, căn cứ theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 86/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe cần vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng và 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài. Căn cứ theo Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không hay bảo hiểm vệ tinh cần vốn tối thiểu là 350 tỷ đồng và 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài. Căn cứ theo điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm vệ tinh cần vốn tối thiểu là 400 tỷ đồng và 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài. Căn cứ theo Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ loại bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe cần vốn tối thiểu là 600 tỷ đồng, căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hay bảo hiểm hưu trí cần vốn tối thiểu là 800 tỷ đồng, căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí cần vốn tối thiểu là 1000 tỷ đồng, căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe cần vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng, căn cứ theo Khoản 3 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh tái bảo hiểm
Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hay cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe cần vốn tối thiểu là 400 tỷ đồng, căn cứ theo Điểm a Khoản 5 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hay cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe cần vốn tối thiểu là 700 tỷ đồng, căn cứ theo Điểm b Khoản 5 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe và tái bảo hiểm phi nhân thọ cần vốn tối thiểu là 1100 tỷ đồng, căn cứ theo điểm c Khoản 5 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hay môi giới tái bảo hiểm cần vốn tối thiểu là 04 tỷ đồng, căn cứ theo Điểm a Khoản 6 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm cần vốn tối thiểu là 08 tỷ đồng, căn cứ theo Điểm b Khoản 6 Điều 10 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kết luận
Như vậy là thông qua bài viết trên đây của Mytrade các bạn đã hiểu rõ hơn về vốn pháp định là gì, sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ cũng như các quy định cụ thể về nguồn vốn này. Đây là một trong những nguồn vốn bắt buộc phải có khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Bởi vậy nếu như bạn đang có kế hoạch thành lập doanh nghiệp trong tương lai hay cần thêm thông tin về doanh nghiệp đang dự định đầu tư thì đừng bỏ qua bài viết này.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam
MyTrade cung cấp rất nhiều công cụ hỗ trợ nguồn vốn với mục đích giúp quý khách hàng tối ưu được giá trị đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận cũng như tối ưu thuế phí. Tải app MyTrade ngay để được trải nghiệm nền tảng đầu tư mới hôm nay!
Nếu bạn còn thắc mắc về vốn pháp định là gì hay cần hỗ trợ đầu tư trên thị trường chứng khoán, liên hệ ngay đến Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được Mytrade hỗ trợ nhanh nhất.