Arbitrage là gì? Những rủi ro gặp phải trong Arbitrage

Arbitrage là một chiến lược kinh doanh dựa trên phần chênh lệch giá trong thị trường tài chính. Arbitrage còn hơn cả một chiến lược đầu cơ bởi đây là nơi mọi người bị hấp dẫn bởi phần lợi nhuận từ thị trường không hiệu quả và tận dụng được lợi thế của sự chênh lệch giá. Có rất nhiều người đã có sự nhầm lẫn giữa Arbitrage và đầu cơ. Nhưng thực chất không phải vậy bởi cả hai đều tìm kiếm lợi nhuận trên phần chênh lệch giá. Vậy Arbitrage là gì? Cùng Mytrade tham khảo thêm thông tin về Arbitrage thông qua bài viết sau đây nhé!

Arbitrage là gì?

Arbitrage là gì?

Arbitrage là gì?

Arbitrage tức là kinh doanh chênh lệch giá, đây là một hoạt động mua và bán cùng một loại tài sản trên cả 2 thị trường hay nhiều thị trường để có thể tạo ra lợi nhuận từ phần chênh lệch của những thị trường khác nhau.

Ngoài ra thì kinh doanh chênh lệch giá dùng như một thuật ngữ trong kinh tế và tài chính mà được những nhà giao dịch sử dụng phổ biến. Về cơ bản thì kinh doanh chênh lệch giá thương mại chính là một hình thức kiếm lời từ phần chênh lệch giá. Tức là mua khi thị trường ở giá thấp và bán lại khi mà thị trường giá cao. Các nhà giao dịch sẽ được hưởng lợi từ phần chênh lệch “tạm thời” giữa hai thị trường.

Kinh doanh chênh lệch giá không chỉ xuất hiện trên thị trường chứng khoán, mà còn lan rộng qua thị trường tiền điện tử hay thị trường ngoại hối. Ngoài ra, cũng có thể nhận thấy rằng đây chỉ là một hoạt động mua bán được diễn ra trong một thời khắc nhất định nào đó nên rất dễ mang lại các rủi ro lớn. 

Phân loại Arbitrage 

Arbitrage hiện nay đang được chia làm 2 loại: Arbitrage hai điểm và Arbitrage ba điểm.

  • Arbitrage hai điểm (còn gọi là Two Points Arbitrage)

Loại hình thức này thực hiện khi có sự chênh lệch giá rõ ràng về tỷ giá giữa hai đồng tiền trên hai thị trường khách nhau. Đối với Arbitrage địa phương thì sẽ xảy ra 2 ngân hàng ở trong cùng một địa phương đã được niêm yết giá có sự chênh lệch. Và tỷ giá mua vào của ngân hàng thứ nhất sẽ cao hơn so phần tỷ giá bán ra của ngân hàng thứ hai.
Trường hợp này những nhà đầu tư cần phải ghi nhớ, ngân hàng sẽ mua ngoại tệ vào với một mức giá thấp và đồng thời bán ra với mức giá cao hơn. Còn đối với những nhà giao dịch thì mua ngoại tệ với mức giá cao và bán ra với giá thấp hơn. Chính vì vậy khi thực hiện đầu tư tại ngân hàng thì cần phải biết được tỷ giá mua bán ngoại tệ hiện tại là bao nhiêu?

  • Arbitrage ba điểm/ tam giác (còn gọi là Three Points Arbitrage)

Trường hợp này nhìn bề ngoài thì chưa thấy được sự khác nhau trong tỷ giá giữa những thị trường. Nhưng thực ra có thể nhận thấy được sự chênh lệch tỷ giá thông qua tỷ giá chéo.

>> Tham khảo: Smart contract là gì? Nguyên tắc hoạt động của Smart Contract

Cơ chế điều chỉnh thị trường của  Arbitrage

Cơ chế điều chỉnh thị trường của  Arbitrage

Cơ chế điều chỉnh thị trường của  Arbitrage

Chiến lược kinh doanh Arbitrage được tạo ra khi mà thị trường hoạt động không còn hiệu quả. Nhưng cũng với chiến lược này mà đã kéo thị trường trở về được với vị trí cân bằng và hoạt động được hiệu quả trở lại. Khi sản phẩm có định giá thấp thì các nhà đầu tư Arbitrage sẽ vào mua, khi đó làm cầu lớn hơn cung. Khi nhu cầu mua càng tăng lên thì giá của sản phẩm cũng tăng lên. Giá tăng lên khi mà có mức cầu giảm xuống cho bằng với mức cung – thị trường cân bằng. Chính thời điểm này thì mức giá của sản phẩm sẽ trở về với đúng giá trị của nó.

Điều kiện để xảy ra kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage

Arbitrage có thể xảy ra trên thị trường nếu như thỏa mãn được các điều sau:

  • Chênh lệch về giá giữa các loại tài sản . Sự mất cân bằng về giá có thể sẽ diễn ra dưới nhiều hình thức
  • Những tài sản có dòng tiền giống nhau nhưng lại có sự khác biệt về giá
  • Tài sản trên những thị trường khác nhau được giao dịch với mức giá khác nhau
  • Giao dịch được xảy ra một cách đồng thời. Nếu như tài sản có giá tương đương nhau thì nên thực hiện một cách đồng thời để có thể nắm được sự chênh lệch giá.

Chiến lược kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage có rủi ro không?

Thực tế thì hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá không phải là một điều dễ dàng gì. Để kinh doanh bạn cần phải có một số vốn lớn bởi lãi thường rất ít nên cần phải có nhiều vốn mới có thể thu lại được lợi nhuận, sau khi đã trừ toàn bộ phần chi phí giao dịch. Thêm vào đó thì hoạt động này cần phải được diễn ra đồng thời giữa 2 sàn nên nhà đầu tư nên tính toán và giao dịch theo hướng tự động.

Để chúng có thể thực hiện ngay lập tức thì mới có thể kiếm được lời, nếu như chậm trễ khi giá 2 sàn đã bằng nhau thì bạn sẽ bị lỗ phần chi phí giao dịch cùng với nhiều loại phí khác. Ngoài ra cũng còn có 1 số rủi ro khác, ví dụ:

  • Rủi ro trượt giá: là sự khác biệt của giá dự kiến ​​với mức giá giao dịch thực tế ở thời điểm hiện tại. Nếu như giao dịch vào đúng thời điểm thị trường có nhiều biến động thì mức độ trượt giá sẽ càng cao hơn. Điều đó sẽ gây rủi ro cho nhà giao dịch hơn.
  • Rủi ro cạnh tranh: trong ngoại hối thì chiến lược kinh doanh chênh lệch giá chỉ dành cho những nhà đầu tư có số vốn lớn. Tuy nhiên, vì phần lợi nhuận vô cùng hấp dẫn nên sự cạnh tranh từ những ngân hàng, các quỹ hoặc từ chính những broker với nhau. Với sự cạnh tranh càng lớn thì mức độ rủi ro sẽ càng cao.
  • Rủi ro thanh khoản: Để có được một lệnh giao dịch khớp thì cũng cần phải có cả bên mua và bên bán. Trong trường hợp mà bạn không tìm đủ được số lượng người mua và người bán trên thị trường, tức là khi đó tính thanh khoản trở nên yếu kém hơn.
  • Rủi ro biến động: Thị trường tài chính luôn có sự biến động và đó cũng là sự mong muốn của các nhà đầu tư. Nhưng khi thị trường càng thu hẹp thì sẽ dẫn đến biến động giảm và mức độ rủi ro cũng sẽ càng lớn.

>> Tham khảo: Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp chính xác nhất

Chiến lược kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage tại các thị trường tài chính

Chiến lược kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage tại các thị trường tài chính

Chiến lược kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage tại các thị trường tài chính

Thị trường truyền thống

Hiện nay trên thị trường tài chính thì loại hình kinh doanh chênh lệch giá này đang rất phổ biến. Mua ở một thị trường sau đó lại bán đi ở một thị trường khác để tìm kiếm được phần lợi luận từ sự chênh lệch giá giữa các thị trường.

Arbitrage giúp cho họ kiếm thêm được phần lợi nhuận bằng cách sẽ mua cùng một sản phẩm tại một sàn giao dịch và sẽ mang bán chúng ở một sàn khác.

Về cơ bản thì sẽ có 2 loại Arbitrage: Arbitrage 2 điểm và Arbitrage 3 điểm

  • Arbitrage 2 điểm là sẽ mua hàng hóa tại một thị trường và bán ra tại một thị trường khác. Nó được thực hiện khi mà có sự chênh lệch mức giá giữa 2 sản phẩm ở hai thị trường khác nhau.
  • Loại hình chênh lệch giá thứ 2 phổ biến hơn trên thị trường tài chính đó là Arbitrage 3 điểm hay còn gọi là Arbitrage tam giác. Đây chính là loại hình đang được nhiều nhà giao dịch nhận thấy giá của 3 loại sản phẩm giao dịch trên 3 thị trường khác nhau và thực hiện việc luân chuyển chứng theo vòng tuần hoàn.

Loại hình kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage sẽ theo mô hình mua lại và sáp nhập ở thị trường truyền thống. Tuy nhiên thì hoạt động mua lại và sáp nhập mà Arbitrage thực hiện để thực hiện mua lại cổ phần của doanh nghiệp chiếm rủi ro cao. Nếu như việc mua lại và sáp nhập mà không thành công thì có thể làm cho giá cổ phần của doanh nghiệp đó giảm giá sâu.

Thị trường Cryptocurrency

Thị trường Cryptocurrency đang ngày càng phổ biến và trở nên sôi động hơn cùng với nhiều chiến lược đầu tư kiếm lợi nhuận. Thị trường này đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư và họ cũng dịch chuyển từ thị trường tài chính sang đây rất nhiều.

Trong thị trường này, để có thực hiện được hoạt động kinh doanh chênh lệch giá thì nhà đầu tư nên có 2 tài khoản giao dịch tại 2 sàn khác nhau và phải đảm bảo rằng những tài khoản đó có thể mua và bán ngay lập tức mà không cần phải tốn thời gian cho việc nạp hay rút tiền.

Ví dụ: Giá trên sàn X của Bitcoin đang là 3000 USD. Giá trên sàn Y của Bitcoin là 3100 USD. Các nhà đầu tư có thể kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage bằng cách là mua BTC trên sàn X và bán lại chúng trên sàn BTC Y. Phần lợi nhuận chênh lệch thu được sẽ là 100 USD.

Việc thực hiện giao dịch chênh lệch giá trên không phải là hoạt động đầu cơ bởi mức độ rủi ro của giao dịch này rất thấp. 

Ứng dụng kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Ứng dụng kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Ứng dụng kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Kinh doanh chênh lệch giá tại thị trường chứng khoán Việt Nam được sử dụng chủ yếu khi so sánh về sự chênh lệch giá của thị trường phái sinh hợp đồng tương lai (chỉ số VN30F) với chỉ số chứng khoán cơ sở (VN30). Khi đó sẽ xảy ra 2 trường hợp xảy ra để các nhà kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage kiếm lời:

  • Nếu như mà chỉ số phái sinh VN30F lớn hơn với chỉ số cơ sở VN30 thì nhà đầu tư sẽ thực hiện mua vào cổ phiếu theo một tỷ lệ cấu thành nên chỉ số VN30 và cũng đồng thời thực hiện bán chỉ số phái sinh VN30F với giá trị tương tự.
  • Nếu như chỉ số phái sinh VN30F mà nhỏ hơn so với chỉ số cơ sở VN30 thì khi đó các nhà đầu tư sẽ thực hiện bán ra cổ phiếu theo một tỷ lệ cấu thành nên chỉ số VN30 và cũng đồng thời cũng thực hiện lệnh mua chỉ số phái sinh VN30F với giá trị tương tự. 

Kỹ thuật kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage được thực hiện càng sát với ngày đáo hạn thì có độ tin cậy càng cao. Bởi ngày đáo hạn thì mức giá thanh toán cuối cùng là mức giá trung bình của 30 phút cuối phiên của chỉ số VN30 và chênh lệch giá nhìn chung cũng sẽ có sự thu hẹp giữa phái sinh và cơ sở.

Điểm chốt lãi của các nhà đầu tư thực hiện khi chênh lệch giữa phái sinh và cơ sở là xấp xỉ bằng 0 hoặc ở nhiều trường hợp sẽ để trôi đến hết ngày đáo hạn. Khi đó thì nhà đầu tư sẽ thực hiện chốt lời bằng cách thực hiện đóng vị thế trên cả phái sinh và cơ sở, phần chênh lệch trước đó giữa phái sinh và cơ sở chính là lợi nhuận mà nhà đầu tư có được. 

Ví dụ như chênh lệch 5 điểm với điểm số 1.000 điểm thì tương ứng nhà đầu tư kiếm được 0,5% lợi nhuận từ hoạt động chênh lệch giá mà gần như không có rủi ro. 

Đây cũng chính là phương pháp hoạt động của những nhà đầu tư tổ chức có nguồn vốn lớn để tiến hành mua danh mục chứng khoán cơ sở trong rổ VN30.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của Mytrade về Arbitrage là gì? Những rủi ro gặp phải trong việc kinh doanh chênh lệch giá. Giao dịch chênh lệch giá mang lại những cơ hội chiến thắng tuyệt vời nhưng chúng lại không dành cho các nhà giao dịch thông thường. Ngoài ra, nó cũng đòi hỏi nguồn vốn lớn và việc sử dụng đòn bẩy cao để có thể tối đa hóa lợi nhuận từ phần chênh lệch tỷ giá hối đoái rất nhỏ. Những quỹ đầu cơ, ngân hàng là các tổ chức có khả năng tận dụng được sự chênh lệch này một cách hiệu quả nhất.

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

Giới thiệu về App Mytrade

MyTrade cung cấp đến quý khách hàng những công cụ hỗ trợ vốn để tối ưu được giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu mức thuế phí. Tải app MyTrade ngay hôm nay để được trải nghiệm nền tảng đầu tư mới!

Nếu bạn còn thắc mắc về Arbitrage là gì hoặc cần tìm hiểu thêm về thị trường chứng khoán, liên hệ ngay đến Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được chuyên viên hỗ trợ nhanh nhất. 

  • Bài viết nổi bật