Bán chui cổ phiếu là gì? Bán chui cổ phiếu bị xử lý thế nào?

Nhiều ông lớn đầu cơ trục lợi bằng cách bán chui cổ phiếu mà không báo cáo hay công bố bất kỳ thông tin nào gây tâm lý bức xúc cho nhiều nhà đầu tư. Việc bán chui tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không đảm bảo được sự minh bạch của thị trường chứng khoán. Vậy thuật ngữ bán chui cổ phiếu là gì?

Bán chui cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán dùng để xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của những người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành.

Bán chui cổ phiếu là gì?

Bán chui cổ phiếu là gì?

Mua bán chui cổ phiếu là một thuật ngữ được các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam sử dụng khi nhắc đến hiện tượng chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng hoặc những người liên quan (người nội bộ của doanh nghiệp, chồng, vợ, con, bố mẹ đẻ...) giao dịch mua bán cổ phiếu mà không đăng ký trước theo quy định.

 Nhà đầu tư nằm trong danh mục đối tượng công bố thông tin bao gồm:

  • Theo quy định tại khoản 45 Điều 4 của Luật Chứng khoán và những người có liên quan tới người nội bộ: người nội bộ của quỹ đại chúng, người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
  • Cổ đông lớn hoặc người có liên quan sở hữu từ 5% số cổ phiếu trở lên có quyền biểu quyết của các công ty đại chúng, nhà đầu tư hay người có liên quan sở hữu từ 5% chứng chỉ quỹ của quỹ đóng trở lên.
  • Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế quyền bán (chuyển nhượng) của công ty đại chúng hoặc của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
  • Những nhà đầu tư nước ngoài liên quan sở hữu từ 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành trở lên hoặc từ 5% chứng chỉ quỹ của quỹ đóng trở lên.
  • Cổ đông hay người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng trở lên, nhà đầu tư hoặc người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% chứng chỉ quỹ của quỹ đóng trở lên.
  • Những tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng hay chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu, công ty mục tiêu hay công ty quản lý quỹ đầu tư mục tiêu.

>> Xem thêm: Thao túng thị trường chứng khoán là gì?

Khi mua bán cổ phiếu có cần công bố thông tin không?

Khi mua bán cổ phiếu có cần công bố thông tin không?

Tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC luật Việt Nam quy định người nội bộ trong công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và quỹ đại chúng cần phải công bố thông tin như sau:

Người nội bộ cần phải thực hiện công bố thông tin, báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán (đối với những cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch hay chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết) trước và sau khi thực hiện giao dịch.

Trong đấy giá trị giao dịch dự kiến trong một ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giao dịch dự kiến trong từng tháng có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc giá trị chuyển nhượng nếu như là quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi… kể cả việc không thực hiện chuyển nhượng thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán.

Thời gian công bố thông tin là ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch hoàn tất hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ cần phải công bố thông tin về kết quả giao dịch, giải trình nguyên nhân không thực hiện hoặc không thực hiện hết khối lượng giao dịch đã đăng ký (nếu có).

Ngoài ra khi cổ đông của công ty đại chúng muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì cần phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trừ trường hợp:

  • Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chính doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần.
  • Bán cổ phiếu theo bản án hay quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, theo quyết định của Trọng tài hoặc khi phá sản, mất đi khả năng thanh toán…

Bán chui cổ phiếu nhằm mục đích gì?

Việc bán chui cổ phiếu mang về rất nhiều lợi ích đối với các cổ đông sáng lập, người nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn, điển hình hiện nay là vụ bán chui cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết, sau khi bán chui cổ phiếu ông Quyết phải chịu mức phạt chỉ với 1,5 tỷ đồng nhưng lợi ích từ việc bán chui cổ phiếu ông đã thu về lên tới cả nghìn tỷ đồng.

Từ trước đến nay việc bán cổ phiếu không đăng ký đã xảy ra rất nhiều ở trên thị trường chứng khoán. ỦY ban chứng khoán cũng đã xuống tay xủa phạt đối với những trường hợp bán chui cổ phiếu này.

Và tin nóng hổi xảy ra gần đây là trường hợp mua bán mà không thực hiện báo cáo của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch hội đồng quản trị FLC. Theo được biết, ngày 10/1oong Trịnh Văn Quyết đãn bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC trong tổng 175 triệu cổ phiếu đã đăng ký bán, đồng thời ttoorng giá trị đã đăng ký bán 3.850 tỷ đồng và lượng bán ra khoảng 1.650 tỷ đồng.

Nếu theo Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thì mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.

Với số lượng cổ phiếu FLC đã giao dịch vừa qua, khả năng ông Trịnh Văn Quyết sẽ bị phạt tại mức tối đa là 1,5 tỷ đồng. Con số này đem so sánh với 1.650 tỷ đồng lợi nhuận thu được như một hạt cát rơi giữa sa mạc.

>> Tham khảo: Khối lượng giao dịch Volume trong chứng khoán là gì?

Hành vi bán chui cổ phiếu sẽ xử lý như thế nào?

Hành vi bán chui cổ phiếu sẽ xử lý như thế nào?

Như vậy nếu cổ đông của công ty hoặc người nội bộ bán cổ phiếu nhưng không thông báo và công bố thông tin hay đăng ký giao dịch với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì sẽ bị coi hành động là bán chui và mức phạt bán chui cổ phiếu sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 33 của Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì:

Hành vi không báo cáo về kế hoạch dự kiến giao dịch sẽ bị xử phạt theo giá trị giao dịch chứng khoán thực tế tính theo mệnh giá (đối với những cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với những chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu hay quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 vnđ đến 10.000.000 vnđ nếu như giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 10.000.000 vnđ đến 20.000.000 vnđ nếu như giao dịch có giá trị từ 200.000.000 vnđ đến dưới 400.000.000 vnđ

- Phạt tiền từ 20.000.000 vnđ đến 40.000.000 vnđ nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 vnđ đến dưới 600.000.000 vnđ

- Phạt tiền từ 40.000.000 vnđ đến 60.000.000 vnđ nếu như giao dịch có giá trị từ 600.000.000 vnđ đến dưới 1.000.000.000 vnđ

- Phạt tiền từ 60.000.000 vnđ đến 100.000.000 vnđ nếu như giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 vnđ đến dưới 3.000.000.000 vnđ

- Phạt tiền từ 100.000.000 vnđ đến 150.000.000 vnđ nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 vnđ đến dưới 5.000.000.000 vnđ

- Phạt tiền từ 150.000.000 vnđ đến 250.000.000 vnđ nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 vnđ đến dưới 10.000.000.000 vnđ

Phạt tiền từ 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu như giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 vnđ trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn với mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 của Nghị định này thì sẽ áp dụng mức phạt tiền tối đa được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này. Mức xử phạt tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là:

- 3.000.000.000 vnđ đối với tổ chức.

- 1.500.000.000 vnđ đối với cá nhân.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 7 Điều 33 của Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì đối với những hành vi không công bố thông tin tại khoản 5 điều này còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung đó là đình chỉ giao dịch chứng khoán từ 03 tháng đến 05 tháng.

Bán chui cổ phiếu ảnh hưởng thị trường như thế nào?

Khi thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc hay các cổ đông lớn công bố bán cổ phiếu với số lượng và giá trị lớn so với số cổ phần họ nắm giữ thì sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý đầu tư. Giá giao dịch thường giảm, cầu cũng giảm và việc bán cổ phiếu số lượng lớn cần phải diễn ra trong khoảng thời gian dài nếu muốn bán được giá, còn nếu như bán trong thời gian ngắn thì giá giảm sâu và không thu được nhiều tiền.

Từ những bất lợi trên mới dẫn đến hiện trạng cố tình bán chui cổ phiếu để mang lại giá trị cao nhất cho người bán. Vì thế, hành vi cố tình bán chui cổ phiếu là hành vi lừa đảo các nhà đầu tư. Lừa đảo ở đây chính là việc che giấu thị trường, che giấu những nhà đầu tư chứng khoán về hành vi lén lút của mình. 

Thực tế có một số trường hợp thực hiện bán chui cổ phiếu xảy ra ở những người liên quan đến người nội bộ với số lượng giao dịch cổ phiếu nhỏ, chỉ một vài lệnh là xong giao dịch. Những trường hợp như vậy có thể là do sơ xuất vì chưa am hiểu pháp luật. 

Kết luận

Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa bao giờ hết sôi động. Nhiều nhà đầu tư giàu nhanh nhưng cũng nhiều nhà đầu tư “cháy tài khoản” vì chứng khoán, đặc biệt là khi giao dịch trên thị trường còn bị thao túng bởi những ông lớn không tuân thủ theo quy định pháp luật.  Vì vậy cần xử phạt mạnh tay đối với những hành vi bán chui cổ phiếu để tạo nên một thị trường minh bạch.

Mytrade nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về bán chui cổ phiếu hoặc cần hỗ trợ thực hiện giao dịch hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được những tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất đến từ đội ngũ chúng tôi.

Mytrade nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

  • Bài viết nổi bật