Khối lượng giao dịch Volume trong chứng khoán là gì?

Khối lượng giao dịch trong chứng khoán là một trong những yếu tố giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng về giá của cổ phiếu, trái phiếu và chỉ số một cách nhanh chóng mà không cần phân tích nhiều. Vậy hãy cùng chuyên mục kiến thức của Mytrade tìm hiểu về khối lượng giao dịch chứng khoán là gì ngay sau đây nhé!

Khối lượng giao dịch chứng khoán là gì? 

Khối lượng giao dịch chứng khoán là gì?

Theo tiếng Anh, khối lượng giao dịch là Volume có nghĩa là âm lượng, độ cao thấp của âm thanh. Tuy nhiên, trong thị trường chứng khoán đây là một thuật ngữ có nghĩa là khối lượng giao dịch của những sản phẩm chứng khoán như chỉ số, cổ phiếu, trái phiếu,… Hay còn được hiểu là tổng số cổ phiếu thực sự được giao dịch mua và bán trong ngày hay trong khoảng thời gian đã định.

Các nhà đầu tư cần phân biệt được rõ khối lượng giao dịch và khối lượng cổ phiếu đang lưu hành, bởi đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khối lượng đang lưu hành tức là số cổ phiếu đã được sàn chứng khoán niêm yết giao dịch trên thị trường. Khối lượng giao dịch là số lượng về nhu cầu mua và bán của các nhà đầu tư. Vol trong chứng khoán có thể nhỏ hoặc lớn hơn so với khối lượng niêm yết. 

Ví dụ: Một cổ phiếu có thể thực hiện giao dịch mua hoặc bán qua lại nhiều lần, nhưng Vol sẽ được tính trên mỗi lần giao dịch. Khi 500 cổ phiếu X được mua, sau đó bán, mua và sau đó bán lại lần nữa thì sẽ được tính là 4 lượt. Khối lượng giao dịch sẽ là 2.000 cổ phiếu, mặc dù 500 cổ phiếu là giống nhau nhưng được giao dịch nhiều lần. 

>> Xem thêm: Target là gì trong chứng khoán?

Ý nghĩa của Volume chứng khoán

Ý nghĩa của Volume chứng khoán

Khi nhìn vào số liệu mà Volume chứng khoán cung cấp, nhà đầu tư có thể hiểu được nhiều vấn đề khác nhau. Từ số lượng đó có thể giúp nhà đầu tư hình dung được thị trường và giá của một cổ phiếu là như thế nào. Một số ý nghĩa cụ thể mà Volume mang đến cho các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán như sau:

- Volume chứng khoán cho biết nhu cầu giao dịch của các nhà đầu tư

Qua tổng khối lượng giao dịch, nhà đầu tư có thể thống kế được nhu cầu hiện nay như thế nào trong khoảng thời gian hoặc sau 1 phiên giao dịch bất kỳ. Ví dụ, một mã cổ phiếu mà có khối lượng giao dịch mua nhiều chứng tỏ thị trường đang rất quan tâm và kỳ vọng vào sự tăng giá của mã cổ phiếu đó.

Tuy vậy, nếu như cổ phiếu nào đó có khối lượng giao dịch bán tăng nhanh chóng mà không có mua vào thì khả năng nhà đầu tư đang bán tháo mã cổ phiếu vì nguyên nhân nào nào đó tác động. Chẳng hạn như khi cổ phiếu rớt giá hay một số thông tin tiêu cực về công ty phát hành cổ phiếu,…

- Volume chứng khoán hỗ trợ xác định được xu hướng giá cổ phiếu

Volume có thể giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng giá và theo quy luật cung cầu nếu như cung thấp hơn cầu thì giá sẽ tăng và ngược lại. Với chứng khoán cũng thế, nếu như cổ phiếu có khối lượng giao dịch mua tăng thì giá cổ phiếu đó sẽ được đẩy lên.

Trong trường hợp nhu cầu bán tăng thì khối lượng giao dịch bán sẽ tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu mua không có thì giá cổ phiếu đó sẽ giảm để thanh khoản nhanh chóng hơn. Vì vậy có thể nói, qua khối lượng giao dịch trên thị trường ta có thể hình dung được xu hướng của giá mà cần phân tích nhiều.

- Volume chứng khoán giúp nhà đầu tư định giá tiềm năng của một cổ phiếu nào đó

Thông qua khối lượng chứng khoán được phép giao dịch trong khoảng thời gian nhất định thì các nhà đầu tư có thể dựa vào yếu tố này để tiến hành định giá cổ phiếu một cách nhanh chóng. 

  • Khối lượng mua tăng lên: Khi mã cổ phiếu được định giá cao vì các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng giá của nó, việc đánh giá sẽ dựa vào các thông tin họ có được từ tin tức hoặc doanh nghiệp cung cấp.
  • Khối lượng bán tăng lên: Khi mã cổ phiếu đang bị định giá thấp vì các nhà đầu tư e ngại về việc cổ phiếu này có thể bị mất giá.

>> Xem thêm: Giá trần trong chứng khoán là gì?

Cách đọc Volume chứng khoán

Để nắm rõ khối lượng giao dịch chứng khoán thì nhà đầu tư có thể đọc trên các biểu đồ hoặc các bảng giá, thông qua những kết quả chốt khối lượng giao dịch mua hoặc bán ở cuối phiên. Thông qua khớp lệnh, dư bán và dư mua nhà đầu tư đã có thể hình dung cơ bản về Vol giao dịch của cổ phiếu bất kỳ trong ngày. Cách đọc khối lượng trong chứng khoán bằng các cách sau:

- Kết hợp Volume với giá cổ phiếu bởi đây là 2 yếu tố có sự liên quan chặt chẽ với nhau:

Trên biểu đồ sẽ xuất hiện giá di chuyển trong phạm vi mở rộng và khối lượng giao dịch mua hoặc bán lớn. 

Giá cổ phiếu đang di chuyển trong phạm vi thì bất ngờ chuyển sang giá mới, khi đó khối lượng giao dịch sẽ tăng theo. Các nhà đầu tư hãy tập trung mua hoặc bán ở mức giá này vì nó sẽ có nhiều kỳ vọng.

- Khối lượng giao dịch cao và phạm vi di chuyển giá hẹp:

Khi phạm vi di chuyển của giá hẹp nhưng khối lượng giao dịch lại tăng cao thì đây có thể là thời điểm các nhà đầu tư đang tiến hành mua tích lũy. Các nhà đầu tư sẽ không hoàn toàn đi theo giá để tăng hoặc là giảm khối lượng giao dịch. 

>> Xem thêm: Giá sàn trong chứng khoán là gì?

Cách sử dụng chỉ báo Volume hiệu quả trong giao dịch

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng volume kèm theo với nến giá của cổ phiếu để có được hiệu quả tốt nhất. Vậy nên kết hợp 2 yếu tố như thế nào ? 

Nhà đầu tư cần phải quan sát diễn biến khối lượng giao dịch của các phiên và nến giá. Từ đó có thể đưa ra chính xác các nhận định về xu hướng trong thời gian sắp tới diễn ra. ta có một số trường hợp như sau:

  • Trường hợp khi nến giá tăng hoặc giảm với biên độ lớn và khối lượng giao dịch cao

Cách sử dụng chỉ báo volume hiệu quả trong giao dịch

- Với trường hợp này, nếu nhà đầu tư đã xác định được khối lượng mua chủ động lớn trong phiên. Thì nhà đầu tư vẫn nên theo dõi thêm trong một thời gian nữa để xác nhận đúng được xu hướng sắp tới. Mặc dù lợi nhuận có thể sẽ giảm một chút tuy nhiên sẽ an toàn hơn rất nhiều.

- Ngược lại khi khối lượng bán chủ động trong phiên cao hơn rất nhiều so với khối lượng mua chủ động. Thì nhà đầu tư có thể xem xét xem về giá cổ phiếu đã chạm tới ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn hay chưa ? Cũng từ đó đưa ra các quyết định bán bớt cổ phiếu và có thể chờ một điểm mua hợp lý.

  • Trường hợp nến giá tăng/giảm với biên độ lớn cộng với khối lượng giao dịch thấp:

Biên độ dao động lớn và khối lượng giao dịch khá thấp

- Khi nến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm với biên độ lớn mà khối lượng giao dịch lại thấp. Thì nhà đầu tư không nên đưa ra các quyết định quá vội vàng. Vì điều  này cho thấy rằng không có sự đồng thuận tăng giá từ nhiều nhà đầu tư. Do vậy, mức giá cổ phiếu có thể sẽ tăng không bền vững mà chỉ được trong 1 hoặc 2 phiên giao dịch.

- Khi nến giá giảm với biên độ lớn mà ngược lại khối lượng giao dịch thấp. Điều này chứng tỏ là nhà đầu tư cũng không nên quá lo lắng vì khối lượng bán thấp cũng sẽ không nói lên được nhiều điều. Mặc dù vậy, chúng ta cũng nên xem xét cẩn thận có cắt qua đường hỗ trợ hay không? Khối lượng giao dịch trung bình của 20 phiên gần nhất như thế nào và từ đó, có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

  • Trường hợp Nến giá tăng hoặc giảm với biên độ lớn nhưng kết thúc phiên lại về mức giá gần bằng với giá mở cửa cộng với khối lượng giao dịch lớn

Biên độ dao động lớn nhưng kết phiên gần bằng giá mở cửa và khối lượng giao dịch (volume) cao

Trường hợp nến giá tăng hoặc nến giá giảm với biên độ nhỏ điều đó cho thấy sự “giằng co” đến từ phe mua và phe bán. Bên bán không đồng ý và chấp nhận bán với mức giá thấp hơn. Và bên mua cũng đã cân nhắc với mức giá cả hợp lý nhất có thể. Các nhà đầu tư nên phân tích cụ thể và rõ mức giá vốn trên có đang thực sự phù hợp hay chưa? Và nó đã đến mức lợi nhuận kỳ vọng thì lúc đó có thể “chốt lời” hoặc ngược lại là sẽ phải “cắt lỗ”.

  • Nến giá tăng hoặc giảm với biên độ nhỏ (sideway) cộng với khối lượng giao dịch nhỏ:

- Khi nến giá và khối lượng giao dịch xảy ra trường hợp nói trên, thì nhà đầu tư có thể không cần phải lưu tâm quá nhiều vì khớp lệnh ở tại mức khối lượng thấp trong trạng thái diễn biến “giằng co” về giá không có quá nhiều những tín hiệu cho việc mua và bán cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn.


- Khi nến giá dao động với biên độ nhỏ và cũng thêm vào đó là khối lượng giao dịch thấp, điều này mang đến nhà đầu tư các tín hiệu về sự ảm đạm của thị trường hay một nhóm ngành hoặc cổ phiếu nào đó. Trader có thể cần quan sát thêm một số các phiên giao dịch và có thể chuyển sang nhóm hoặc ngành cổ phiếu khác nếu đó chỉ là một hiện tượng riêng của một nhóm ngành và nếu đó là một hiện tượng của toàn thị trường, thì nhà đầu tư nên phân tích tất cả thông tin vĩ mô sắp tới và cần dự đoán nhóm ngành nào có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai tới.

Mối tương quan giữa Volume và giá cổ phiếu

Cung cầu có tác động lớn đến giá của một cổ phiếu. Theo lý thuyết cung cầu thông thường thì lực cầu càng lớn thì sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng và ngược lại lực cung lớn sẽ tác động xấu, làm giảm giá.

Tuy vậy, để chi tiết hơn nhà đầu tư cần xem xét các trường hợp cụ thể để đưa ra những phân tích chính xác:

- Giá tăng đi kèm với khối lượng tăng: Đây là một trường hợp tích cực khi cho thấy lượng mua vào tăng cao, kỳ vọng của cổ phiếu được đẩy lên và nhà đầu tư sẵn sàng trả với mức giá cao hơn.

- Giá tăng đi kèm với khối lượng giảm: Trường hợp này cho thấy lượng giao dịch mua đang yếu dần, kỳ vọng của cổ phiếu giảm đi và nhà đầu tư đang ở trạng thái nghi ngờ hoặc xem xét phản ứng thị trường. Trường hợp này sẽ khá xấu nếu như xuất hiện trong cuối một xu hướng tăng mạnh và có thể báo tín hiệu đảo chiều.

- Giá giảm đi kèm với khối lượng tăng: Trường hợp này thể hiện việc nhà đầu tư chốt lời mạnh trong một xu thế tăng hoặc tín hiệu đảo chiều bắt đáy trong một xu thế giảm.

- Giá giảm đi kèm với khối lượng giảm: Trường hợp này thể hiện bên mua tạo ra lực cầu yếu và đồng thời bên bán cũng không tạo ra lực cung quá mạnh.

- Giá đi ngang và khối lượng trao đổi tăng vọt: Lúc này giá đang trong phiên tích lũy và thị trường bắt đầu lưu ý tới hàng hóa hơn, các nhà đầu tư cũng bắt đầu tiến hành gom hàng vào thời điểm này. Đây là một tín hiệu tốt để nhà đầu tư mua hàng. Sử dụng mối tương quan giữa giá và Vol theo lý thuyết chung về phân kỳ và hội tụ tổng quát.

- Giá và khối lượng phân kỳ: Tức là chiều của giá và khối lượng ngược nhau, một bên tăng một bên giảm và ngược lại, thì xu thế sẽ nhanh chóng bị đảo chiều.

- Giá và khối lượng hội tụ : Tức là khối lượng cùng chiều với giá, sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm thì xu thế sẽ tiếp tục bền vững

Các chỉ báo khối lượng giao dịch chứng khoán thông dụng nhất 

Phân tích Volume chứng khoán chính là phương pháp tính toán dựa trên biến động Volume và giá để đưa ra những tín hiệu xác nhận hoặc cảnh báo sớm xu hướng. Từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra những nhận định và hành động một cách hiệu quả. Hiểu được những chỉ báo khối lượng và phân tích sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết được những cơ hội và rủi ro của một mã cổ phiếu, giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 loại chỉ báo khối lượng và ứng dụng trong giao dịch thông dụng nhất:

  • -Chỉ báo trung bình

Chỉ báo trung bình (còn gọi là Simple moving average) được tính bằng cách cộng tổng các phiên giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định rồi chia cho số ngày giao dịch. Do khối lượng giao dịch sẽ bị nhiễu bởi những biến động liên tục của thị trường, tin tức, … vì thế việc dùng chỉ báo trung bình sẽ giúp loại bỏ những khoảng nhiễu đó, giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng tiếp diễn và cảnh báo đảo chiều.

Chỉ báo trung bình

Ví dụ: Về cổ phiếu công ty tập đoàn Hòa Phát (HPG) từ tháng 01/2021 đến tháng 09/2021, khi mà khối lượng giao dịch tăng vượt trung bình khối lượng của 20 ngày kèm theo đó là giá tăng thì cổ phiếu xác định xu hướng tăng. Khi Volume duy trì ở trên vùng khối lượng giao dịch trung bình 20 ngày thì xu hướng tăng vẫn tiếp diễn.

Ở chiều ngược lại, khi Volume tăng vượt trung bình 20 ngày kèm với giá giảm thì xác nhận xu hướng giảm diễn ra, khi khối lượng giao dịch liên tục bên dưới trung bình 20 ngày thì xu hướng vẫn tiếp diễn.

  • OBV(On Balance Volume) - Chỉ báo cân bằng khối lượng

Chỉ báo cân bằng khối lượng (OBV: On Balance Volume)

Cân Bằng khối lượng (OBV - On Balance Volume) là chỉ báo tính toán khối lượng giao dịch bởi áp lực bán và mua trên cơ sở dồn tích mà ở đó cộng tất cả khối lượng khi giá cổ phiếu tăng và trừ ra khi giá của cổ phiếu giảm.

Khi giá cổ phiếu tăng so với những phiên trước, khối lượng giao dịch của phiên đó sẽ được xem khối lượng tăng và được cộng dồn vào chỉ báo.

Ngược lại, khi giá giảm thì khối lượng giao dịch được xem là khối lượng giảm và được trừ ra khỏi chỉ báo.

Đây là chỉ báo giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng tiếp diễn hoặc cảnh báo đảo chiều, khi giá cổ phiếu và đường chỉ báo OBV đều tăng thì xu hướng tăng vẫn tiếp diễn và ngược lại.

Những cảnh báo đảo chiều khi mà chỉ báo OBV và giá xuất hiện những phân kỳ dương và phân kỳ âm.

  • Chỉ báo dòng tiền (MFI)

 

Chỉ báo dòng tiền (MFI)

Chỉ báo dòng tiền (MFI - Money Flow Index) là chỉ báo động lượng dùng để ước lượng dòng tiền của một cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo MFI khá giống như chỉ báo RSI nhưng chỉ tập trung vào khối lượng còn chỉ báo RSI tập trung vào giá.

Chỉ báo MFI sẽ được tính bằng trung bình giá cao thấp và đóng cửa. MFI được chuẩn hóa trong phạm vi từ 0 đến 100 theo một chu kỳ nhất định của khối lượng (thường là 14 ngày), công thức:

Typical Price = (High + Low + Close)/3

Raw Money Flow = Volume x Typical Price 

Money Flow Ratio = (14 - period Positive Money Flow) / (14 - period Negative Money Flow)

Money Flow Index = 100 – 100/(1 + Money Flow Ratio)

MFI có vùng quá bán ở 20 điểm và quá mua ở 80 điểm. Tại vùng 20 điểm, nhà đầu tư có thể cân nhắc việc mua vào và bán ra ở vùng 80 điểm. Ngoài ra, việc sử dụng phân kỳ âm và phân kỳ dương như OBV cũng có thể là những chỉ báo đáng tin cậy.

Kết luận

Trên đây là những giải thích cơ bản của Mytrade về khối lượng giao dịch chứng khoán, hy vọng sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về vấn đề này. Volume được xem một trong những yếu tố tác động mạnh đến giá của cổ phiếu, vì thế đây cũng được xem là một trong những cách giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng giá giao dịch chứng khoán hiệu quả hơn.

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào về khối lượng giao dịch Volume trong chứng khoán hoặc cần hỗ trợ nhanh trong quá trình thực hiện giao dịch, hãy liên hệ ngay đến Mytrade Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được hỗ trợ nhanh nhất và chính xác nhất từ chuyên viên.

Mytrade - nền tảng tối ưu về giao dịch và đầu tư chứng khoán hiện nay

Mytrade - nền tảng tối ưu về giao dịch và đầu tư chứng khoán hiện nay

Lựa chọn một nền tảng giao dịch tốt để nhà đầu tư gửi gắm vốn và yên tâm đầu tư không hề khó. Chỉ cần nhà đầu tư bỏ thời gian một chút nghiên cứu để tìm ra những yếu tố quan trọng khi tìm kiếm một nền tảng giao dịch an toàn, uy tín. Nói chung, một nền tảng giao dịch chứng khoán uy tín sẽ chính là nền tảng được nhiều người biết đến, tuân thủ pháp luật và chưa từng dính phốt, được nhiều cơ quan cấp phép, hỗ trợ khách hàng hết mình, đồng thời các dịch vụ nhanh chóng thông suốt. Chính vì thế nhà đầu tư không thể bỏ qua nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán Mytrade. Với sự minh bạch, an toàn và đồng hành xuyên suốt cùng nhà đầu tư, Mytrade sẽ giúp giao dịch của bạn được thực hiện nhanh chóng lại mang lại hiệu quả cao. Tải app Mytrade ngay!

  • Bài viết nổi bật