Khi nền kinh tế đang phải trải qua xu hướng suy thoái thì chính phủ và các ngân hàng trung ương sẽ thực hiện biện pháp phục hồi dựa theo cách riêng của họ. Chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng chính là phương pháp truyền thống để có thể kích thích nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái. Ở đây xuất hiện khái niệm bơm tiền, đề cập đến việc mà chính phủ chi tiêu cao hơn khi sử dụng các công cụ kích thích. Vậy cụ thể bơm tiền vào thị trường là gì? và mục đích của bơm tiền, chính phủ bơm tiền như thế nào?
Bơm tiền vào nền kinh tế là gì?
Bơm tiền vào nền kinh tế là gì?
Bơm tiền là việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm các nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp giảm mức lãi suất, các khoản dự trữ bắt buộc, chính sách nới lỏng định lượng, chính sách tỷ giá hối đoái hay các nghiệp vụ ngân hàng mở. Điều này giúp cho việc tăng sản lượng nền kinh tế, tổng cầu tăng, từ đó gia tăng số lượng việc làm cho người dân và kích thích nền kinh tế phát triển.
Hoạt động bơm tiền sẽ được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái, kém phát triển, có sự tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Hoạt động bơm tiền là sự kết hợp giữa chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng nhằm thực hiện mục đích ổn định, tăng trưởng, phát triển nền kinh tế hiệu quả nhất.
Mục tiêu của hoạt động bơm tiền ra nền kinh tế
Mục tiêu của hoạt động bơm tiền ra nền kinh tế
Tăng trưởng nền kinh tế
Mục tiêu quan trọng nhất của ngân hàng bơm tiền ra thị trường là tăng trưởng kinh tế. Dựa vào sự điều chỉnh khối lượng về cung tiền cho nền kinh tế thì hoạt động này tác động đến mức lãi suất và tổng cầu. Từ đó giúp gia tăng hoạt động đầu tư, tăng sản lượng chung, tăng GDP. Đồng thời, đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng kinh tế.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp
Chính sách tiền tệ gây tác động tăng việc cung tiền giúp mở rộng được quy mô nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ tăng cường sản xuất và cần nhiều nhân công hơn. Từ đó sẽ tạo ra nhiều việc làm dành cho người dân, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng cung tiền cũng đi kèm với việc sẽ chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Do vậy mà Ngân hàng Nhà nước cần phải vận dụng kết hợp hiệu quả nhiều công cụ tiền tệ để có thể kiểm soát được tỷ lệ thất nghiệp không thể vượt quá mức cho phép và đưa nền kinh tế tăng trưởng ổn định, khống chế tỷ lệ lạm phát ở một mức cho phép.
Ổn định giá cả thị trường
Việc ổn định giá cả ở trong kinh tế vĩ mô sẽ loại bỏ được sự biến động về giá giúp cho Nhà nước hoạch định được hiệu quả các mục tiêu về phát triển kinh tế. Giá cả ổn định thì sẽ hình thành nên một môi trường đầu tư ổn định, an toàn, dẫn đến hấp dẫn các nhà đầu tư và thu hút thêm nguồn vốn đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Kiểm soát được tình trạng lạm phát
Lạm phát hiểu đơn giản đó là mức giá hàng hóa chung tăng cao và đồng tiền bị giảm giá trị. Việc này đã gây khó khăn cho hoạt động trao đổi hàng hóa ở trong nước và trao đổi hàng hóa đối với quốc tế. Ngân hàng nhà nước bơm tiền để có thể bình ổn giá cả hàng hóa và giá trị đồng tiền, kiểm soát tình trạng lạm phát.
>> Tham khảo thêm: Tài sản ròng là gì? Ý nghĩa, phân loại và cách tính tài sản ròng
Nhà nước bơm tiền vào thị trường bằng cách nào?
Nhà nước bơm tiền vào thị trường bằng cách nào?
Bơm tiền sử dụng một số công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, tỷ giá hối đoái, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn, Chi tiêu chính phủ và các khoản thuế nộp vào ngân sách nhà nước để điều chỉnh mức cung tiền cho nền kinh tế.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính là tỷ lệ về lượng tiền cần phải giữ lại so với lượng tiền gửi huy động theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, số tiền này cần phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, để có thể bơm tiền cho nền kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái chính là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, gây tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ và dự trữ ngoại tệ. Về bản chất thì đây không phải công cụ làm thay đổi lượng cung tiền nhưng nó là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong chính sách tiền tệ mở rộng. Cụ thể để tăng cung tiền bằng ngoại tệ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện điều chỉnh việc giảm tỷ giá hối đoái bằng cách mua vào những giấy tờ có giá của các Ngân hàng Thương mại ở trên thị trường mở bằng ngoại tệ.
Lãi suất chiết khấu
Là mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước để cho các Ngân hàng thương mại vay đối với những khoản vay đáp ứng nhu cầu về tiền mặt bất thường. Điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu thì lượng tiền cơ sở thay đổi và cung tiền cũng thay đổi theo.
Các Ngân hàng thương mại thì cần phải dự trữ một lượng tiền mặt nhất định để có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền mặt bất thường của các khách hàng. Nếu như khoản dự trữ này không đủ thì Ngân hàng thương mại cần phải vay Ngân hàng Nhà nước với mức lãi suất chiết khấu. Do vậy, nếu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm mức lãi suất chiết khấu thì các Ngân hàng thương mại đều sẽ vay nhiều hơn và cung tiền cũng tăng lên.
Hạn mức tín dụng
Đây chính là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Nhà nước quy định dành cho các Ngân hàng thương mại cần phải chấp hành khi cấp tín dụng đối với nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện điều chỉnh hạn mức tín dụng tăng, dẫn đến cung tiền tăng.
Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở chính là việc mà Ngân hàng Nhà nước mua hoặc bán các loại chứng khoán ở trên thị trường mở. Việc này gây ảnh hưởng đến lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại và nguồn cung ứng tín dụng của họ ra thị trường, dẫn đến điều chỉnh lượng cung tiền.
Nếu như mà Ngân hàng Nhà nước mua chứng khoán ở trên thị trường mở thì các Ngân hàng thương mại sẽ có thêm khoản tiền dự trữ, lượng cung tiền cho nền kinh tế cũng tăng.
Tái cấp vốn
Là việc mà Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động mua bán các giấy tờ có giá, từ đó sẽ cung cấp nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán dành cho Ngân hàng thương mại. Qua đó thì Ngân hàng Nhà nước đã gia tăng lượng tiền cung ứng đối với nền kinh tế.
Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu của chính phủ bao gồm có phần chi mua hàng hóa dịch vụ và chi cho chuyển nhượng, trong đó:
- Chi mua hàng hóa dịch vụ: chính là việc Chính phủ sử dụng nguồn ngân sách để thực hiện đầu tư cho quốc phòng, xây dựng các cơ sở hạ tầng đất nước, trả tiền lương đối với cán bộ nhà nước…
- Chi chuyển nhượng: chính là việc Chính phủ chi ngân sách đối với các khoản trợ cấp những nhóm người dễ bị tổn thương ở trong xã hội như người nghèo, người khuyết tật, thương bệnh binh…
Cả 2 khoản chi trên đều gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổng cầu trong nền kinh tế. Cụ thể thì khi Chính phủ chi mua hàng hóa dịch vụ, dẫn đến cầu hàng hóa tăng, trực tiếp làm gia tăng tổng cầu của nền kinh tế. Trường hợp chi các ngân sách trợ cấp xã hội, thu nhập của người dân tăng thì họ sẽ mua sắm nhiều hơn, như vậy cũng gián tiếp tăng tổng cầu.
Nếu như chi tiêu chính phủ tăng thì tổng cầu của nền kinh tế cũng tăng, cầu tăng đã kích thích cung tăng giúp cho nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng và hướng đến mục tiêu phát triển ổn định.
>> Tham khảo thêm: OMO là gì? Vai trò và cơ chế hoạt động của thị trường OMO
Kết luận
Bơm tiền vào nền kinh tếlà một hoạt động trong kinh tế vĩ mô được Chính phủ Tăng chi tiêu công, giảm thuế để cho các cá nhân và doanh nghiệp có thêm nhiều nguồn lực hơn để gia tăng sản xuất từ đó cũng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo hướng tích cực.
Nếu như nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào về bơm tiền hoặc cần hỗ trợ đầu tư trên thị trường khoán thì liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900 966 935 – 0983 66 88 83 để được các chuyên gia trong ngành giải đáp một cách nhanh nhất. Tải app MyTrade ngay tại:
– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053
– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade
Tải app MyTrade để có thể trải nghiệm được ngay nền tảng đầu tư chứng khoán mới