OMO là thuật ngữ được ngân hàng trung ương sử dụng thường xuyên trong hoạt động mua bán chứng khoán. Giao dịch chứng khoán của ngân hàng trung ương sẽ làm thay đổi cơ sở tiền. Vậy cụ thể OMO là gì? Nó có vai trò và cơ chế hoạt động như thế nào?
OMO là gì?
OMO là gì?
OMO (Open Market Operations) chính là nghiệp vụ thị trường mở, đây là các biện pháp thực thi chính sách tiền tệ mà theo đó thì ngân hàng trung ương của một nước kiểm soát được cung tiền của nước đó bằng cách mua bán những chứng khoán do chính phủ phát hành hay các công cụ tài chính khác.
Lãi suất OMO là gì?
Trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có 04 lãi suất chính là lãi suất trên thị trường mở Open Market Operations (lãi suất OMO), lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu.
Trong đó thì lãi suất OMO được hiểu là lãi suất kết hợp mà nhà nước đưa ra trong giao dịch đồng vốn dành cho các thành viên trên thị trường mở. Với tính chất là những giao dịch mua hoặc bán giấy tờ có giá ở trong ngắn hạn nên lãi suất OMO sẽ mang giá trị phần trăm cao nhất đối với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và mức lãi suất cơ bản.
Lãi suất OMO trên thị trường là mức lãi suất linh hoạt, thường sẽ do các Ngân hàng Nhà nước chủ động điều hành linh hoạt trong quá trình thực hiện các công cụ chính sách tiền tệ và kiềm chế lạm phát hiệu quả.
Theo thông tin đến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hình ảnh trên thì có thể thấy mức lãi suất OMO ngày 28/07/2022 là 4% một năm đối với loại hình mua có kỳ hạn là 7 ngày.
>> Tham khảo thêm: Bơm tiền là gì? Mục tiêu & cách nhà nước bơm tiền vào nền kinh tế
Đặc điểm của nghiệp vụ thị trường mở OMO
Nghiệp vụ thị trường mở của Nhà nước thường sẽ chỉ có 2 loại, bao gồm có:
- Mua bán các giấy tờ có giá dài hạn
- Mua bán các giấy tờ có giá ngắn lại
Nghiệp vụ thị trường mở tại Mỹ thường sẽ được thực hiện với trái phiếu chính phủ dài hạn. Còn tại thị trường Việt Nam thì nghiệp vụ thị trưởng mở được thực hiện bằng hình thức mua, bán ngắn hạn những loại giấy tờ có giá thông qua hình thức đấu thầu.
Theo đó thì các loại giấy tờ có giá sẽ được sử dụng ở trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cần phải đáp ứng được một số điều kiện sau:
- Có thể chuyển nhượng và nằm trong số danh mục những loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của các thành viên
- Được phát hành bằng đồng Việt Nam
- Lưu ký trực tiếp ở Ngân hàng Nhà nước hoặc có thể lưu ký tại tài Khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước ở Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi mà đăng ký bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước
- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá ở trong giao dịch mua, bán cần phải có kỳ hạn phải lớn hơn với thời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo đúng thông báo của Ngân hàng Nhà nước. Giấy tờ có giá sẽ chỉ được đăng ký bán ở trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc các giấy tờ có giá đáo hạn.
Theo đó thì các loại giấy tờ có giá sẽ được phép mua bán ở trong nghiệp vụ thị trường mở bao gồm:
- Tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước.
- Trái phiếu của Chính phủ, bao gồm:
- Tín phiếu Kho bạc
- Trái phiếu Kho bạc
- Trái phiếu công trình Trung ương
- Công trái xây dựng Tổ quốc
- Trái phiếu Chính phủ được Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành.
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm có: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thực hiện thanh toán 100% về giá trị gốc, lãi khi đến hạn.
- Trái phiếu Chính quyền địa phương do chính Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
- Riêng đối với giao dịch mua có kỳ hạn thì Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện giao dịch đối với:
- Công trái xây dựng Tổ quốc
- Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thực hiện thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn
- Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở OMO
Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở OMO
Nghiệp vụ thị trường mở có vai trò quan trọng ở trong việc phát triển thị trường tiền tệ tại Việt Nam. Sau khi quy định của pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở đã chính thức có hiệu lực thì thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá sẽ trở nên sôi động hơn với sự tham gia các ngân hàng Nhà nước cùng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thị trường mở cũng sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi được hiệu quả hơn đồng thời giúp cho các tổ chức tín dụng đa dạng nghiệp vụ kinh doanh của mình. Vì thế mà các tổ chức tín dụng không chỉ đơn thuần là thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho vay, thẻ, bảo lãnh... mà họ còn sử dụng nguồn vốn để mua bán các giấy tờ có giá.
Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở giúp cho ngân hàng Nhà nước có thể chủ động điều hành chính sách tiền tệ thông qua hoạt động điều tiết cung cầu về vốn ngắn hạn cho những tổ chức tín dụng.
Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở còn giúp cho ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu ra bên ngoài thị trường về điều hành chính sách tiền tệ ở trong tương lai đồng thời cũng đưa ra định hướng về mức lãi suất thị trường nhằm hạn chế sự biến động của lãi suất.
Thông qua hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở thì ngân hàng Nhà nước có thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của những tổ chức tín dụng và kiểm soát mức lãi suất thông qua hoạt động mua hoặc bán các chứng từ có giá trong ngắn hạn, nhằm thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ ở trong từng thời kỳ.
Hiện nay thì thị trường tiền tệ của Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu, vì vậy, cần phải sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ như chính sách lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn nhằm bổ trợ lẫn nhau. Trước mắt thì công cụ nghiệp vụ thị trường mở sẽ hỗ trợ cho các công cụ này thì sau này có thể sẽ thay thế dần cho công cụ tái cấp vốn vào trong thời kỳ thích hợp.
Các chủ thể tham gia vào thị trường mở OMO
Các chủ thể tham gia vào thị trường mở bao gồm:
Ngân hàng Nhà nước
Đây là tổ chức xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở dựa theo chính sách tiền tệ. Đây chính là tổ chức đưa ra quyết định trong việc sử dụng những loại nghiệp vụ thị trường mở và tần suất sử dụng nó. Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia vào thị trường mở bằng hoạt động mua bán các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, tín phiếu ngân hàng Nhà nước,... để gây ảnh hưởng đến việc dự trữ của hệ thống ngân hàng đồng thời tác động đến mức lãi suất thị trường theo mục tiêu
Đây cũng là tổ chức có quyền can thiệp vào thị trường khi cần bằng cách sẽ thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng nhằm kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đầy đủ phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Chính vì vậy mà ngân hàng Nhà nước tham gia vào thị trường mở nhằm mục đích quản lý và điều tiết thị trường giúp cho chính sách tiền tệ thực hiện theo đúng những mục tiêu xác định của nó.
Các thành viên khác
Các thành viên khác bao gồm: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động dựa theo Luật các tổ chức tín dụng (ngoại trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) và cũng được Ngân hàng Nhà nước công nhận là thành viên của nghiệp vụ thị trường mở.
Điều kiện đối với các thành viên nghiệp vụ thị trường mở:
- Cần có tài Khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam ở Ngân hàng Nhà nước.
- Được Ngân hàng Nhà nước cấp cho mã ngân hàng.
>> Tham khảo thêm: Vốn 1 triệu có chơi được chứng khoán được không?
Cơ chế hoạt động của thị trường mở OMO
Cơ chế hoạt động của thị trường mở OMO
Phương thức mua bán giấy tờ có giá
- Phương thức mua bán các giấy tờ có giá sẽ bao gồm:
- Mua có kỳ hạn: chính là việc Ngân hàng Nhà nước mua các giấy tờ có giá và nhận quyền sở hữu các giấy tờ có giá từ thành viên. Đồng thời thành viên cũng cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một khoảng thời gian nhất định.
- Bán có kỳ hạn: chính là việc Ngân hàng Nhà nước bán cá giấy tờ có giá và thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho thành viên, đồng thời cũng cam kết sẽ mua lại các giấy tờ có giá đó sau một khoảng thời gian nhất định.
- Mua hẳn: chính là việc Ngân hàng Nhà nước mua các giấy tờ có giá và nhận quyền sở hữu các giấy tờ có giá đến từ thành viên, không có kèm theo cam kết bán lại giấy tờ có giá.
- Bán hẳn: chính là việc Ngân hàng Nhà nước bán các giấy tờ có giá và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá đối với thành viên, không có kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá.
Phương thức đấu thầu giấy tờ có giá
Nghiệp vụ thị trường mở sẽ được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu về khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Trong đó:
- Đấu thầu khối lượng
Là việc xét thầu dựa trên cơ sở khối lượng giấy tờ có mức giá dự thầu của các thành viên, khối lượng giấy tờ có giá cần mua bán của Ngân hàng Nhà nước và mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Do vậy:
Ngân hàng Nhà nước sẽ:
Thông báo cho những thành viên về mức lãi suất mua hoặc bán giấy tờ có giá
Thông báo hoặc không thông báo về khối lượng giấy tờ có giá cần mua hay bán của Ngân hàng Nhà nước ở trong thông báo đấu thầu của mỗi phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
Thành viên đăng ký dự thầu về khối lượng loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán dựa theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước thông báo. Có 3 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Tổng khối lượng dự thầu của các thành viên sẽ bằng hoặc thấp hơn với khối lượng giấy tờ có giá cần phải mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước thì khối lượng trúng thầu bằng với tổng khối lượng dự thầu của các thành viên và khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên chính là khối lượng dự thầu của thành viên đó.
Trường hợp 2: Tổng khối lượng dự thầu của các thành viên sẽ vượt quá phần khối lượng giấy tờ có giá cần mua hay bán của Ngân hàng Nhà nước thì khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên sẽ được phân bổ theo tỷ lệ thuận đối với khối lượng dự thầu của mỗi thành viên và tương ứng với khối lượng giấy tờ có giá được tính theo mệnh giá được làm tròn xuống dựa theo bội số của mệnh giá giấy tờ có giá.
Khối lượng trúng thầu bằng với tổng khối lượng trúng thầu của các thành viên và không được vượt khối lượng giấy tờ có giá cần mua hay bán của Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp 3: Tại đơn dự thầu của các thành viên trúng thầu đăng ký nhiều loại giấy tờ có giá cần mua hay bán:
- Nếu như không bao gồm có các loại giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ lệ giao dịch tại mỗi phiên giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước xét thầu xác định dựa trên thứ tự ưu tiên từng loại giấy tờ có giá như sau:
- Thời hạn còn lại của loại giấy tờ có giá ngắn hơn
- Giấy tờ có giá đăng ký bán hay mua có khối lượng lớn hơn
- Nếu bao gồm có các loại giấy tờ có giá quy định về tỷ lệ giao dịch và các loại giấy tờ có giá không có quy định tỷ lệ giao dịch thì Ngân hàng Nhà nước xét thầu dựa theo nguyên tắc tỷ lệ các loại giấy tờ có giá trúng thầu tương đương với tỷ lệ giao dịch của loại giấy tờ có giá đăng ký tại đơn dự thầu dựa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Việc xác định thứ tự ưu tiên xét thầu ở trong số giấy tờ có giá không có quy định tỷ lệ giao dịch và giấy tờ có giá có quy định trên.
Lưu ý:
- Căn cứ theo Mục tiêu Điều hành về chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ lựa chọn phương thức đấu thầu phù hợp.
- Tại mỗi phiên đấu thầu thì Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng một trong số 2 phương thức đấu thầu trên.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Mytrade xung quanh vấn đề nghiệp vụ thị trường mở OMO là gì? Hy vọng qua đây, các bạn đã nắm được khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như cơ chế hoạt động của thị trường mở.
Nếu như nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần hỗ trợ giao dịch ở trên thị trường khoán hãy liên hệ ngay Mytrade qua HOTLINE 1900 966 935 – 0983 66 88 83 để được các chuyên gia trong ngành giải đáp một cách nhanh nhất. Tải app MyTrade ngay tại:
– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053
– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade
Tải app MyTrade để có thể trải nghiệm được ngay nền tảng đầu tư chứng khoán mới