Nếu bạn là các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán thì việc tìm hiểu và nghiên cứu cách đọc biểu đồ chứng khoán cũng như cách xem biểu đồ chứng khoán là rất quan trọng và cần thiết. Dựa vào đó, các nhà đầu tư có thể phân tích thị trường và đưa ra những chiến lược đầu tư sinh lời hiệu quả nhất.
Hiện nay, đầu tư chứng khoán không hề dễ dàng, thị trường chứng khoán ngày càng trở nên sôi nổi và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Đối với đầu tư tiền ảo thì đầu tư chứng khoán rủi ro thấp hơn, điều này có nghĩa các nhà đầu tư chứng khoán cần phải phân tích, theo dõi thị trường và nghiên cứu, và học cách thực hành giao dịch. Dự đoán khả năng tăng trưởng kinh doanh của các doanh nghiệp và công ty.
Mỗi cá nhân các nhà đầu tư sẽ có những cách để đọc hiểu biểu đồ chứng khoán khác nhau. Kỹ năng phân tích xu hướng thị trường từ biểu đồ sẽ hỗ trợ giúp ích cho việc đưa ra các quyết định đầu tư. Vậy đọc biểu đồ chứng khoán như thế nào, những thông tin cơ bản trên biểu đồ chứng khoán ra sao, hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của My Trade.
Giới thiệu về phân tích kỹ thuật chứng khoán
Giới thiệu về phân tích kỹ thuật chứng khoán
1. Khái niệm về phân tích kỹ thuật chứng khoán
Phân tích kỹ thuật hay còn gọi là Technical Analysis đây là một phương pháp phân tích chứng khoán rồi đưa ra các dự báo biến động của giá cả thông qua việc phân tích, nghiên cứu các dữ liệu của thị trường trong cả hiện tại và tương lai, bao gồm khối lượng và giá cả giao dịch. Phân tích kỹ thuật cùng với phân tích cơ bản đây được coi là hai phương pháp phân tích chứng khoán hiệu quả và có khả năng bổ sung cho nhau.
Phương pháp phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được các doanh nghiệp, công ty cố phiểu tốt. Phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ giúp các nhà đầu tư lựa chọn được thời điểm hoặc tại vùng giá tốt để vào lệnh.
Những công cụ cơ bản chủ yếu trong phân tích kỹ thuật bao gồm như biểu đồ (charts) và các chỉ báo kỹ thuật (indicators). Biểu đồ vẫn là nền tảng phân tích kỹ thuật chủ yếu nhất, nó mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng như phân tích mô hình giá, phân tích chu kỳ, phân tích xu hướng thị trường…
2. Phần mềm sử dụng trong đọc biểu đồ chứng khoán Việt Nam
Phần mềm sử dụng trong đọc biểu đồ chứng khoán Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ đọc biểu đồ chứng khoán như: Tradingview, Amibroker, Metastock, Fireant… Mỗi một phần mềm đều có những ưu điểm khác nhau, Tradingview cung cấp các nền tảng website tiện lợi, Amibroker cho khả năng lập trình ra các điểm bán/mua tùy ý…
>> Tham khảo: Đầu tư lướt sóng là gì? Cách đầu tư lướt sóng chứng khoán hiệu quả
Biểu đồ chứng khoán cung cấp thông tin gì cho nhà đầu tư?
Biểu đồ chứng khoán cung cấp thông tin gì cho nhà đầu tư?
Dựa vào biểu đồ chứng khoán, các nhà đầu tư có thể đọc được rất nhiều thông tin hữu ích như tên cổ phiếu, sự thay đổi giá trong 24 giờ, các mốc thời gian diễn ra giao dịch, các chỉ báo kỹ thuật, các mức giá quan trọng (như giá mở, giá đóng, giá lớn nhất, giá thấp nhất,…) các khối lượng giao dịch….
Những thông tin cơ bản trên biểu đồ chứng khoán
Trước tiên để đọc được biểu đồ chứng khoán thì việc nắm rõ các thông tin cơ bản được hiện thị trên biểu đồ chứng khoán là việc rất cần thiết. Cụ thể những thông tin bao gồm:
- Tên cổ phiếu giao dịch và biến động giá trong ngày
- Các khung thời gian giao dịch
- Các loại biểu đồ
- Các chỉ báo kỹ thuật
- Một trong số các chỉ báo kỹ thuật – Đường trung bình động được hiển thị trên biểu đồ giá.
- Mã giao dịch cổ phiếu và khung thời gian giao dịch đang được áp dụng cho biểu đồ
- Giá mở cửa, đóng cửa, giá thấp nhất và cao nhất trong khung thời gian giao dịch
- Khoảng thời gian: Thể hiện các mốc thời gian từ quá khứ cho tới hiện tại theo chiều từ trái sang phải
- Khoảng giá và giá hiện tại: Cột này thể hiện các mức giá với đường màu đỏ là giá hiện tại của cổ phiếu.
- Biểu đồ giao dịch: Tùy thuộc vào loại biểu đồ mà bạn lựa chọn sẽ có cách hiển thị khác nhau. Thông thường, nhà đầu tư sử dụng biểu đồ nến Nhật để theo dõi thị trường. (Các nến xanh – đại diện cho giá tăng và nến đỏ – đại diện cho giá giảm)
Trên đây là 10 thông số cơ bản của biểu đồ, một số loại biểu đồ khác cung cấp thêm thông tin về khối lượng giao dịch. Đây là thông tin hữu ích giúp các nhà đầu tư nắm bắt được động lượng của thị trường.
Các loại biểu đồ chứng khoán
1. Biểu đồ hình thanh (Bar chart)
Biểu đồ hình thanh (Bar chart)
- Thông tin cung cấp
Biểu đồ hình thanh cũng cấp cho chúng ta giá mở cửa, giá đóng cửa, giá lớn nhất và giá thấp nhất.
- Cách đọc biểu đồ chứng khoán hình thanh
Biểu đồ hình thanh có cấu tạo bao gồm một đường trục thẳng đứng thể hiện phạm vi giá giao dịch trong mỗi phiên giao dịch trên sàn. Nếu trong khung thời gian giao dịch đó, giá tăng đường thẳng sẽ hiện thị màu xanh. Và ngược lại, nếu giá trong khung thời gian giao dịch giảm đường thẳng sẽ có màu đỏ.
Trong biểu đồ, hai đường ngang xuất phát từ đường biên độ giá được dùng để đánh dấu giá mở và đóng cửa. Đường ngang hướng sang phía bên trái là giá mở cửa, đường ngang hướng sang bên phải là giá đóng cửa.
- Đánh giá
Biểu đồ hình thanh thường được sử dụng bởi những nhà đầu tư kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm. Bởi nó chỉ gồm giá và các con số nên nhà đầu tư sẽ dễ dàng nhìn và tìm ra những mẫu mô hình giá hơn. Đồng thời nó cũng loại bỏ yếu tố cảm xúc khi giao dịch với thị trường và không bị phân tâm bởi yếu tố cảm xúc này.
2. Biểu đồ nến Nhật ( Candlestick chart)
Biểu đồ nến Nhật ( Candlestick chart)
- Thông tin cung cấp
Tương tự biểu đồ nến Nhật cũng cung cấp các chỉ số như giá mở cửa, giá đóng cửa, giá trần và giá sàn.
- Cách đọc biểu đồ
Biểu đồ nến Nhật cấu tạo bao gồm hai phần chính là thân nến và bóng nến. Thân nến thể hiện mức biến động giữa giá mở cửa và giá đóng cửa trong phiên. Nếu giá tăng, thân nến sẽ có màu xanh. Ngược lại, nếu giá giảm, thân nến sẽ có màu đỏ.
Bóng nến là những đường mảnh thể hiện biên độ biến động giá trong phiên. Nó cũng bao hàm giá cao nhất và giá thấp nhất trong khung thời gian giao dịch.
- Đánh giá
Biểu đồ nến là một trong những biểu đồ được sử rộng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra biểu đồ nến Nhật phản ánh được một phần cảm xúc đằng sau những chuyển động của giá. Điều này cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về hành vi giá trên thị trường. Đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư xác định được những điểm hỗ trợ/kháng cự mạnh.
3. Biểu đồ dạng đường ( Line Chart)
- Thông tin cung cấp
Khác với 2 biểu đồ nến trên, biểu đồ đường chỉ hiển thị một thông tin duy nhất là giá đóng cửa trong phiên giao dịch.
- Cách đọc biểu đồ
Bởi vì chỉ có một thông tin duy nhất nên biểu đồ đường được đọc theo chiều từ trái sang phải. Các mức giá đóng cửa được nối liền với nhau tạo thành một dải tín hiệu.
- Đánh giá
Biểu đồ này trở nên thông dụng phổ biến vì một số nhà đầu tư quan niệm rằng, giá đóng cửa là thông tin duy nhất cần nắm bắt sau mỗi phiên giao dịch bởi biểu đồ đường thể hiện rất tốt thông tin về việc giá đã đi về đâu. Tuy nhiên, vì các thông tin khác đều không có nên nó thường được sử dụng khi quan sát các mục tiêu dài hạn.
Trên đây là 3 loại biểu đồ chứng khoán thông dụng và thường gặp nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số biểu đồ chuyên dụng khác như: biểu đồ mô hình Heiken Ashi, biểu đồ vùng hay biểu đồ đường cơ sở.
>> Tham khảo: Chứng khoán phái sinh là gì? Giao dịch chứng khoán phái sinh
Cách đọc biểu đồ chứng khoán
Cách đọc biểu đồ chứng khoán
Sau khi các nhà đầu tư đã nắm được các thông tin về các loại biểu đồ chứng khoán, các chỉ số được hiện thị, thì ngay dưới đây sẽ là cách đọc biểu đồ chứng khoán:
1. Đường trung bình động (MA)
Đường MA là phương tiện rất phổ biến hiện nay trong phân tích kỹ thuật chứng khoán được nhiều người tin dùng mà bất cứ nhà phân tích kỹ thuật nào cũng nên tham khảo. Với đường MA các nhà đầu tư nhận biết được hỗ trợ, kháng cự và các điểm mua/bán, nó rất phổ biến trên các biểu đồ phân tích kỹ thuật.
Những đường trung bình MA đang được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Đường EMA (hay Exponential Moving Average) là đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất. Do đó, EMA khá nhạy cảm với các biến động ngắn hạn, nhận biết các tín hiệu bất thường nhanh hơn đường SMA giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn trước các biến động giá ngắn hạn.
- Đường WMA (hay Weighted Moving Average) là đường trung bình tỉ trọng tuyến tính, nó sẽ chú trọng các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Nghĩa là đường trung bình trọng số WMA sẽ đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn, quan tâm đến yếu tố chất lượng của dòng tiền.
- Đường SMA (hay Simple Moving Average) là đường trung bình động đơn giản được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.
- RSI là chỉ báo để xác định quá mua hoặc quá bán của thị trường.
- RSI thường được thể hiện dưới dạng biểu đồ dao động hình sóng trên thang điểm từ 0 đến 100.
2. Khối lượng giao dịch (Volume)
Khối lượng giao dịch (Volume)
Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu đã được khớp trong một phiên giao dịch trên sàn. Khối lượng giao dịch rất quan trọng, luôn được các nhà đầu tư sử dụng, khi kết hợp với đường giá nhà đầu tư có thể đánh giá được cung cầu và diễn biến của cổ phiếu đó như thế nào.
Sự kết hợp giữa đường giá và khối lượng, nhà đầu tư phần nào cũng có thể đánh giá được:
- Giá tăng đi kèm khối lượng tăng – Đây là trường hợp tích cực khi cho thấy lượng mua vào tăng cao, kì vọng vào cổ phiếu được đẩy lên và nhà đầu tư sẵn sàng trả các mức giá cao hơn.
- Giá tăng đi kèm khối lượng giảm – Trường hợp này cho thấy lượng mua đang yếu dần, kì vọng vào cổ phiếu giảm đi và nhà đầu tư ở trạng thái nghi ngờ hoặc đang xem xét phản ứng thị trường. Trường hợp này sẽ khá xấu nếu xuất hiện trong cuối một xu hướng tăng mạnh, có thể báo tín hiệu đảo chiều.
- Giả giảm đi kèm khối lượng tăng – Trường hợp này thể hiện việc chốt lời mạnh trong một xu thế tăng hoặc tín hiệu đảo chiều bắt đáy trong một xu thể giảm.
- Giá giảm đi kèm khối lượng giảm – Trường hợp này thể hiện bên mua tạo ra lực cầu yếu và bên bán cũng không tạo ra lực cung quá mạnh.
Ngoài ra, khối lượng còn đươc sử dụng để đánh giá sức mạnh hoặc sự đồng thuận của bên mua và bên bán trên thị trường, giúp chúng ta có cái nhìn chính xác, rõ ràng hơn về hướng đi của giá. Nhiều nhà đầu tư thường sử dụng đường trung bình vol của 20 phiên để đánh giá khối lượng.
3. Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự
Biểu đồ chứng khoán đặc biệt hữu ích trong việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó xu hướng giảm thường bị ngăn cản và đảo chiều sang xu hướng tăng.
Ngược lại, các mức kháng cự đại diện cho mức giá mà tại đó xu hướng tăng thường sẽ thất bại trong việc cố gắng đưa giá tăng cao hơn và khiến xu hướng đảo chiều thành giảm.
Sau khi đã xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự, các nhà đầu tư có thể sử dụng chúng để giao dịch theo hai cách tùy vào tính chất của cổ phiếu.
Nếu cổ phiếu có tính chất biến động trong phạm vi giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong thời gian dài. Lúc này các nhà đầu tư hãy mua nó ở mức hỗ trợ và bán ra tại mức kháng cự. Lặp lại quy trình này khi giá còn nằm trong vùng hỗ trợ/kháng cự sẽ mang lại nhiều lợi ích.
>> Tham khảo: Mô hình 3 đáy là gì? Đặc điểm và cách giao dịch với mô hình 3 đáy
Những thuật ngữ cần biết khi đọc biểu đồ chứng khoán
Những thuật ngữ cần biết khi đọc biểu đồ chứng khoán
1. Khung thời gian giao dịch
Khung thời gian giao dịch là khoảng thời gian mà các nhà đầu tư sẽ xem xét và phân tích trong một giao dịch. Khung thời gian được chia làm 3 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có những khung thời gian giao dịch trên biểu đồ tương ứng.
- Khung thời gian dài hạn: 1Y, 1M, 1W
- Khung thời gian trung hạn: 1D, 4H, 1H
- Khung thời gian ngắn hạn: 5m, 15m, 30m
2. Giá cao nhất và giá thấp nhất
Giá cao nhất (H) và giá thấp nhất (L) là hiển thị cho mức giá cao nhất và thấp nhất mà cổ phiếu đạt được trong khung thời gian giao dịch, tính từ lúc mở cửa đến khi đóng cửa. Tuy nhiên, giá cao nhất (H) và giá thấp nhất (L) có thể không phải là giá mở và giá đóng cửa.
Giá mở cửa: Là mức giá cổ phiếu ở thời điểm bắt đầu khung thời gian giao dịch, với mỗi khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D chúng ta có những mức giá mở cửa khác nhau.
Giá đóng cửa: Tương tự như giá mở cửa thì giá đóng cửa là mức giá cổ phiếu tại thời điểm đóng khung thời gian giao dịch, với mỗi khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D chúng ta sẽ có những mức giá đóng cửa khác nhau.
3. Thay đổi ròng
Thay đổi ròng được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm cho thấy sự thay đổi giá trị của cổ phiếu giao dịch so với giá đóng cửa của ngày trước đó. Nếu tỷ lệ thay đổi dương cổ phiếu được xem là tăng trong ngày. Ngược lại, nếu tỷ lệ thay đổi âm cổ phiếu bị coi là giảm trong ngày.
Các chỉ số và tin tức tài chính nên quan tâm khi đọc biểu đồ chứng khoán
- Cổ tức
Cổ tức là số tiền trên mỗi cổ phiếu mà một doanh nghiệp hay công ty phải trả vào ngày không hưởng cổ tức cho các cổ đông được ghi nhận. Cổ đông cần phải sở hữu cổ phiếu vào ngày ghi sổ để có thể nhận cổ tức, thời gian thường là sau 2 đến 3 tuần kể từ ngày giao dịch. Khi một cổ phiếu chuyển sang trạng thái không chia cổ tức giá của nó sẽ được điều chỉnh giảm xuống bằng cách trừ đi số tiền cổ tức từ giá mở cửa ban đầu của cổ phiếu.
- Lợi tức
Lợi tức của một cổ phiếu là tỷ lệ phần trăm của nó được trả dưới dạng cổ tức. Ví dụ, nếu một cổ phiếu được định giá 100 đô la cho mỗi cổ phiếu và trả cổ tức hàng quý là 1 đô la cho mỗi cổ phiếu, thì lợi tức hàng năm trên cổ phiếu đó sẽ là 4 đô la, đại diện cho lợi tức cổ tức là 4% của giá cổ phiếu 100 đô la.
- Chỉ số P/E
Tỷ lệ giá trên thu nhập hay còn gọi là P/E là một số liệu quan trọng mà bạn cần phải nắm được khi xem biểu đồ chứng khoán. Chỉ số P/E được tính theo công thức sau:
P/E = Giá cổ phiếu hiện tại / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm (EPS)
Chỉ số này cung cấp cho các nhà đầu tư biết được giá trị đầu tư của cổ phiếu thông qua việc tính toán nhà đầu tư cần chi trả bao nhiêu tiền cho một cổ phiếu dựa trên thu nhập của nó.
- Tin tức
Cũng giống như các sản phẩm đầu tư khác, thị trường chứng khoán cũng bị tác động bởi những tin tức, sự kiện địa chính trị có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới như: chiến tranh, các cuộc bầu cử, dịch bệnh…. Bên cạnh đó, những thông tin về sản phẩm mới, kế hoạch đầu tư hay báo cáo tình hình kinh doanh cũng ảnh hưởng tới giá và biểu đồ giá cổ phiếu. Tùy thuộc vào mức độ và cảm xúc của nhà đầu tư khi tiếp nhận thông tin mà biểu đồ giá sẽ có những phản ứng khác nhau.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên mà My Trade chia sẻ bạn đọc đã phần nào hiểu và biết được cách đọc biểu đồ chứng khoán. Như đã chia sẻ ở đầu bài viết, hiểu và đọc được biểu đồ chứng khoán và vận dụng được nó vào trong phân tích là bước đầu của quá trình đầu tư chứng khoán hiệu quả và thành công. Mong rằng với những gì My Trade chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức và ngày càng hoàn thiện kỹ năng giao dịch hơn.
My trade nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán tối ưu nhất hiện nay
Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết, Quý khách hàng có thể xem bài viết tiếp theo tại https://mytrade.vn/ hoặc liên hệ theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để các bạn chuyên viên có thể hỗ trợ tốt nhất.