Chỉ số PMI là gì? Vai trò và Cách tính của chỉ số PMI

Nếu bạn quan tâm đến việc phân tích cơ bản khi tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán thì sẽ không còn xa lạ gì với những chỉ báo kinh tế. Trong số đó thì không thể bỏ qua chỉ báo kinh tế PMI mà mỗi khi chúng được công bố đều có thể làm cho thị trường biến động. Vậy cụ thể chỉ số PMI là gì? vì sao chúng lại quan trọng như vậy?

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI (còn được gọi là Purchasing Managers Index) là chỉ số quản lý thu mua. Chỉ số này sẽ được Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) và Markit Group công bố hàng tháng. Chỉ số PMI được hình thành từ 5 thành phần với các trọng số khác nhau, bao gồm: Đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm và tồn kho, thời gian giao hàng.

Chỉ số PMI cung cấp những thông tin về điều kiện kinh doanh và hoạt động hiện tại của doanh nghiệp để làm cơ sở nghiên cứu cho nhà hoạch định chính sách, quản lý chịu trách nhiệm thu mua. 

Tầm quan trọng của chỉ số PMI

Tầm quan trọng của chỉ số PMI

Tầm quan trọng của chỉ số PMI

Chỉ số PMI là một thước đo quan trọng của nền kinh tế 

Căn cứ vào chỉ số này thì mọi người có thể dễ dàng đánh giá khách quan về tốc độ tăng trưởng hoặc suy yếu về dịch vụ sản xuất của một doanh nghiệp hoặc 1 quốc gia. 

Nếu như kết quả tính toán của chỉ số PMI trên 50, điều này đồng nghĩa là tình hình sản xuất hiện đang có chiều hướng phát triển và hoạt động sản xuất cũng được mở rộng. Nếu như mà chỉ số PMI ở dưới mức 50 thì điều này cũng đồng nghĩa với việc những hoạt động kinh doanh đang có dấu hiệu thu hẹp.

Ngoài ra thì chỉ số PMI cũng được sử dụng để đánh giá về các chỉ số quan trọng khác như GDP, CPI…

Tác động đến quyết định của quản lý thu mua hàng hóa công ty

Chỉ số PMI sẽ chính là căn cứ để những người quản lý thu mua đưa ra được các quyết định thu mua hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất. 

Nhờ có chỉ số PMI, nên họ sẽ dễ dàng đánh giá được tổng số lượng hàng hóa và mức giá sản phẩm cũng như các yếu tố khác có liên quan. Chẳng hạn như khi một doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng thì họ sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa theo tổng số lượng sản phẩm được đặt hàng.

Hay đối với những người quản lý thu mua kiểm tra hàng tồn kho thì khi nắm được chỉ số PMI, họ thường sẽ nhận biết được hiện tại trong kho còn bao nhiêu sản phẩm và doanh nghiệp sẽ cần thêm bao nhiêu sản phẩm nữa để có thể hoàn thiện đơn hàng. Từ việc quản lý vấn đề hàng hóa thì những người quản lý sẽ phải cân đối được lượng sản phẩm hiện đang có. Làm sao cho vừa hoàn hoàn thành đơn hàng, vừa có được sản phẩm dự trữ sẵn dành cho hoạt động kinh doanh trong các tháng tiếp theo hay cho những đơn đặt hàng khác…

Tác động lên những đơn vị cung ứng 

Các đơn vị cung ứng thì sẽ sử dụng chỉ số PMI để ước lượng được lượng nhu cầu sản phẩm. Từ đó, họ sẽ đưa ra những chiến lược điều chỉnh mức giá cho phù hợp đối với thị trường.

Chẳng hạn như khi mà số lượng đặt hàng tăng thì nhu cầu mua hàng tăng cao nên các đơn vị cung ứng có thể cân nhắc việc tăng giá sản phẩm, điều này kéo theo sự tăng giá của những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu. 

Ngược lại, khi mà số lượng đặt hàng giảm thì nhu cầu mua hàng hạn chế thì những đơn vị cung ứng có thể chấp nhận được giảm giá xuống kéo theo sự giảm giá từ phía cung cấp nguyên vật liệu.

>> Tham khảo thêm: IPO là gì? Điều kiện IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam

Phân loại chỉ số PMI

Chỉ số PMI hiện đang được phân thành hai loại: chỉ số PMI sản xuất và chỉ số PMI phi sản xuất: 

Chỉ số PMI sản xuất

Đây là chỉ số sử dụng để quản lý sức mua được đo lường ở trong ngành công nghiệp sản xuất. Thành phần cấu tạo nên chỉ số PMI sản xuất sẽ bao gồm:

  • Đơn hàng mới chiếm đến 30%
  • Sản xuất chiếm đến 25%
  • Giao hàng hóa từ nhà cung cấp chiếm 15%
  • Hàng tồn kho chiếm đến 10%
  • Việc làm chiếm đến 20%

Số liệu thống kê này đã được thiết lập dựa trên cơ sở từ nguồn dữ liệu được biên soạn hàng tháng. Nguồn dữ liệu này sẽ được lấy từ câu trả lời khảo sát của các nhà điều hành thu mua hay cung ứng ở trên hơn 400 công ty công nghiệp.

Chỉ số PMI phi sản xuất (còn gọi là PMI dịch vụ)

Đây là một chỉ số hỗn hợp được sử dụng tính toán như một chỉ báo để có thể dự đoán về điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất. Khác với chỉ số PMI sản xuất, thành phần hình thành nên chỉ số PMI sản xuất lại sẽ có các trọng số bằng nhau và được điều chỉnh theo mùa vụ gồm: 

  • Hoạt động kinh doanh
  • Đơn hàng mới
  • Việc làm
  • Giao hàng từ các nhà cung cấp.

Dữ liệu sử dụng để thống kê chỉ số PMI sản xuất sẽ được biên soạn từ các câu trả lời hàng tháng của hơn 370 người điều hành thu mua hoặc cung ứng ở trong hơn 62 ngành khác nhau. Họ là đại diện cho 9 khu vực từ các danh mục phân loại hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC).

Cách tính chỉ số PMI

Cách tính chỉ số PMI

Cách tính chỉ số PMI

Chỉ số PMI sẽ được thu thập từ câu trả lời khảo sát hàng tháng của 400 nhà sản xuất ở trên cả nước. Khảo sát này thì được chia theo từng lĩnh vực và quy mô lao động dựa theo số lượng đóng góp vào chỉ số GDP cả nước. 

Các chỉ số PMI sẽ có giá trị ở trong phạm vi từ 0 đến 100. Trong đó thì người ta sẽ sử dụng mốc 50 để thực hiện phân tích, nếu như kết quả > 50 thì thể hiện mức tăng tổng thể, nếu như kết quả < 50 thì thể hiện mức giảm tổng thể. 

Chỉ số PMI Việt Nam chính là số bình quân gia quyền của 5 loại chỉ số sau:

  • Đơn đặt hàng mới (chiếm 30%)
  • Sản lượng (chiếm 25%)
  • Việc làm (chiếm 20%)
  • Thời gian giao hàng của nhà cung cấp (chiếm 15%)
  • Tồn kho hàng mua (chiếm 10%).

>> Tham khảo thêm: Pip là gì? Cách tính giá trị của Pip trong Forex chuẩn

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số PMI

Ưu điểm

  • Dữ liệu để hình thành chỉ số PMI sẽ được lấy từ nguồn thực tế. Tức là nó được thu thập từ các câu trả lời khảo sát của những doanh nghiệp hiện nay. Báo cáo về chỉ số PMI chính là dữ liệu cứng và có độ chính xác cao.
  • Nhờ có chỉ số PMI mà chúng ta sẽ biết được về tình hình kinh tế hiện đang diễn ra thế nào và có hiệu quả hay không từ những thông tin về đơn đặt hàng, việc làm,  hàng tồn kho và tăng trưởng đến từ nhà quản lý chuỗi cung ứng.
  • Việc công bố đều đặn hàng tháng nên chỉ số PMI còn được gọi là chỉ số “trẻ”. Nó sẽ dự báo sớm cho chúng ta biết được sự phát triển của ngành ở tháng trước, cũng là lô dữ liệu kinh tế đầu tiên được phát hành hàng tháng.

Hạn chế

  • Phạm vi phản ánh của chỉ số PMI chưa thực sự được rộng. Nó mới chỉ được sử dụng để có thể khẳng định tình trạng của riêng lĩnh vực sản xuất mà không thể phản ánh được hết toàn bộ lực lượng lao động có ở trong khu vực này.
  • Vì báo cáo về chỉ số PMI được lấy từ khảo sát của của các doanh nghiệp nên sẽ không thể tránh được tình trạng trả lời chủ quan, gian dối ở trong quá trình cung cấp dữ liệu. Từ đó thì chỉ số PMI có thể sẽ không thể phản ánh được chính xác tình hình thực tế.
  • Chỉ số PMI cũng có khả năng sẽ mất dần đi lợi thế bởi các chỉ số về kinh doanh sẽ thực sự phù hợp hơn đối với tình trạng kinh tế nói chung ở trong tương lai. Nguyên nhân chính là ngành sản xuất hiện đang dần mất đi vai trò quan trọng của mình, vốn được xem là một chuẩn mực đối với nền kinh tế toàn cầu.

Hướng dẫn đọc hiểu chỉ số PMI ở trên Lịch kinh tế

Chỉ số PMI đã được công bố vào đầu mỗi tháng bởi Viện Quản lý Cung ứng ISM Hoa Kỳ (The Institute of Supply Management) cùng với tập đoàn IHS Markit, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ như Canada thì sẽ được phát hành bởi Ngân hàng hoàng gia Canada.

Hầu hết những chỉ số PMI của các quốc gia đều sẽ được công bố bởi IHS Markit, chỉ riêng Hoa Kỳ thì sẽ được công bố bởi cả ISM và IHS Markit.  

Cách tính PMI của ISM và IHS Markit đều giống nhau, tuy nhiên kết quả của chỉ số này sẽ có sự khác nhau bởi IHS Markit có sự thay đổi những câu hỏi ở trong bảng khảo sát.

Hướng dẫn đọc hiểu chỉ số PMI ở trên lịch kinh tế

Hướng dẫn đọc hiểu chỉ số PMI ở trên Lịch kinh tế

Chỉ số PMI mà được ISM phát hành thì thường sẽ có chữ ISM phía trước, PMI của Canada thì sẽ có chữ RBC phía trước và những chỉ số PMI được công bố bởi IHS Markit đều sẽ có chữ Markit hoặc không có gì hết.

Nhìn vào hình trên, các bạn sẽ nhận thấy chỉ số PMI của Hoa Kỳ đã được công bố bởi ISM và IHS Markit ở kỳ hiện tại và kỳ trước có sự khác nhau, mặc dù những giá trị dự báo là như nhau. Vậy thì các nhà đầu tư nên sử dụng kết quả nào? Chúng ta sẽ có thể trả lời câu hỏi này ở nội dung tiếp theo ngay sau đây.

Các kịch bản có thể xảy ra đối với chỉ số PMI

Như đã nói thì chỉ số PMI sẽ giao động trong khoảng từ 0 – 100%. PMI >50% chứng tỏ hoạt động sản xuất và dịch vụ được mở rộng, nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực. Ngược lại, nếu như chỉ số PMI <50% thì sản xuất và dịch vụ bị thu hẹp. Còn chỉ số PMI = 50% thì không có gì thay đổi.

Tương tự như các chỉ số khác được công bố ở trên Lịch kinh tế thì PMI cũng bao gồm có 3 giá trị: giá trị kỳ trước (của tháng trước), giá trị dự báo và giá trị thực tế kỳ hiện tại (của tháng hiện tại).

Giá trị kỳ trước và dự báo thì sẽ được thể hiện trước ở trên Lịch kinh tế, giá trị thực tế sẽ chính là phần mà nhà đầu tư chờ đợi.

Có 3 kịch bản sẽ xảy ra với chỉ số PMI:

  • Chỉ số PMI thực tế > PMI dự báo: thể hiện được tín hiệu tốt, tích cực trong hoạt động sản xuất và nền kinh tế, xu hướng đồng tiền của quốc gia đó cũng sẽ tăng giá.
  • Chỉ số PMI thực tế < PMI dự báo: thể hiện tín hiệu tiêu cực của nền kinh tế, giá trị đồng tiền của quốc gia đang có xu hướng giảm.
  • Chỉ số PMI thực tế = PMI dự báo: sẽ không có sự thay đổi đáng kể nào xảy ra.

Trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung thì đồng đô la Mỹ (USD) chính loại tiền tệ đang được quan tâm nhất. Điều này không có gì cần phải bàn cãi bởi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất, nên mỗi một sự thay đổi trong giá trị của USD cũng đều sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của tất cả những nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, so với tất cả những chỉ số PMI thì PMI của Hoa Kỳ là một chỉ số đáng được quan tâm và theo dõi nhiều nhất.

Quay trở lại câu hỏi ở phía trên, vậy giữa ISM và IHS Markit thì nhà đầu tư nên sử dụng chỉ số PMI được công bố từ tổ chức nào?

Rõ ràng thì chúng ta có thể thấy được ở trên Lịch kinh tế, chỉ số PMI của ISM đều được đánh giá là quan trọng hơn đối với chỉ số PMI của IHS Markit (dựa theo số lượng những ngôi sao được đánh dấu ở trước mỗi công bố, sự kiện). Các nhà đầu tư  trên thị trường chứng khoán cũng thường quan tâm đến kết quả của ISM hơn. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều đánh giá đã cho rằng chỉ số PMI được phát hành bởi IHS Markit thì chính xác hơn, bởi các dữ liệu từ ISM bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nguồn thu nhập nước ngoài so với IHS Markit nên chỉ số PMI của ISM đôi khi sẽ cung cấp tín hiệu có phần sai lệch đối với sức khỏe của ngành công nghiệp sản xuất tại Hoa Kỳ.

Chính vì thế, cho dù nhà đầu tư có sử dụng chỉ số PMI nào đi nữa nhưng nếu như phân tích chúng một cách độc lập thì cũng đều sẽ không mang lại hiệu quả cao. Bản thân chỉ số PMI thì không thể cung cấp một tín hiệu được chính xác về xu hướng biến động của USD nhưng nó lại có thể gợi ý cho các nhà đầu tư dự đoán về những yếu tố kinh tế quan trọng khác như mức lãi suất, lạm phát. Vì vậy, theo dõi PMI và kết hợp cùng với việc phân tích các chỉ số kinh tế khác sẽ giúp nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quát nhất đối với tình hình kinh tế, từ đó nhận định được xu hướng biến động của USD cũng như những cặp tiền ở trên thị trường forex được một cách chính xác hơn.

Kết luận 

Bài viết trên Mytrade đã cung cấp những thông tin hữu ích và giải đáp chi tiết những thắc mắc về chỉ số PMI là gì? Hi vọng các nhà đầu tư có thể nắm bắt được những ưu điểm của chỉ số này và đưa ra chiến lược hiệu quả.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chỉ số PMI hoặc muốn hỗ trợ tham gia giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

  • Bài viết nổi bật