Ngân hàng Trung ương của bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ có 2 chức năng chính đó là kiểm soát giá trị tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Do đó họ thường sử dụng chỉ số CPI như một chỉ số để đo lường được lạm phát và giá trị đồng tiền của mỗi quốc gia thường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương. Trong thị trường chứng khoán, chỉ số CPI khá quan trọng. Do đó trong bài viết này, hãy cùng Mytrade tìm hiểu chỉ số CPI là gì? và CPI được tính như thế nào, nó có tác động gì đến thị trường.
Chỉ số CPI là gì?
Chỉ số CPI là gì?
CPI (Consumer Price Index) chính là Chỉ số giá tiêu dùng. Đây là một chỉ số được tính theo phần trăm nhằm phản ánh về mức độ thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.
Những thay đổi ở trong chỉ số giá tiêu dùng sẽ được sử dụng để đánh giá về sự biến động giá cả sinh hoạt. CPI của một quốc gia sẽ theo dõi giá cả của hàng hóa và dịch vụ hàng ngày mà những hộ gia đình mua. Điều này bao gồm có các lĩnh vực thực phẩm, phương tiện đi lại, quần áo và chi tiêu giải trí.
Sự thay đổi của chỉ số giá ở trong một khoảng thời gian thì được gọi là lạm phát dựa trên CPI hoặc lạm phát bán lẻ. Nói chung thì chỉ số CPI được sử dụng như một chỉ báo kinh tế vĩ mô về tình hình lạm phát. Đây được xem là một công cụ của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương để kiểm tra về sự ổn định giá cả, làm công cụ giảm phát trong tài khoản của quốc gia.
Đặc điểm của chỉ số CPI
Theo Mark Koba CNBC thì chỉ số CPI đo lường chi phí ở trong các lĩnh vực sau: Thực phẩm và đồ uống, Nhà ở, Quần áo, Phương tiện vận chuyển, Giáo dục và truyền thông, Dịch vụ y tế, Giải trí, Hàng hóa và dịch vụ khác.
Ưu và nhược điểm của CPI
Ưu và nhược điểm của CPI
Ưu điểm
CPI là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng sử dụng để đo lường mức độ lạm phát. Đồng thời thì chỉ số này cũng phản ánh được tính hiệu quả của những chính sách kinh tế của một quốc gia. CPI là một chỉ số cần thiết để cung cấp cho Chính phủ, doanh nghiệp cũng như người dân có được cái nhìn tổng quan hơn về sự thay đổi của giá cả chung.
CPI là một hồi chuông cảnh báo về sự độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa dịch vụ, tiêu dùng. Qua đó chỉ số CPI sẽ được sử dụng để theo dõi về sự thay đổi của những chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi chỉ số này tăng lên tức là mức giá tiêu thụ trung bình cũng tăng lên và ngược lại.
Như vậy, CPI là một yếu tố nền tảng để kịp thời đưa ra những chính sách liên quan đến kinh tế. Nắm bắt được sự thay đổi về giá cả sẽ giúp cho Chính phủ có được biện pháp điều chỉnh hoặc đề xuất những chính sách kinh tế phù hợp nhằm tránh rủi ro. Chẳng hạn như tình trạng lạm phát quá cao hoặc những nguy cơ về khủng hoảng kinh tế.
CPI thường sẽ theo sát chỉ số giảm phát GDP bởi vì tiêu dùng chiếm một phần tỷ lệ rất lớn ở trong GDP. Chính vì vậy, chỉ số CPI được sử dụng để xác định được tỷ lệ lạm phát. Nó còn được sử dụng ở trong việc đánh giá về sức mua của đồng tiền của một quốc gia. Nếu như mức giá tăng thì sức mua tiền tệ sẽ giảm bởi vì đồng tiền đó đang mất giá. Khi đó, người dân thường sẽ tích lũy những dạng tài sản khác ví dụ như vàng hoặc ngoại tệ.
Nhược điểm
Chỉ số CPI không được áp dụng ở trên tất cả các nhóm dân số từ đồng bằng đến miền núi hoặc từ nông đến thành thị… Thay vào đó thì nó chỉ dựa trên nhu cầu tiêu dùng cho một mặt hàng hoá cố định tại một vùng thành phố. Vì thế, nó sẽ không thể hiện được đúng thông số tại những vùng kém phát triển hơn.
Do nhu cầu tiêu dùng tại mỗi vùng miền lại có sự khác nhau, nên chỉ lấy mức giá của một hoặc một số khu vực để làm được chỉ số đánh giá chung cho cả nước. Do vậy mà chỉ số này không thể bao quát được hết tất cả nhóm dân số.
Đồng thời, CPI là một chỉ số phản ánh về nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của một đại bộ phận người tiêu dùng nên sẽ còn nhiều hạn chế bởi vì nhu cầu của nhiều người sẽ khác nhau. Mức tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm đều sẽ chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ở trên thị trường, tuy nhiên thì chỉ số CPI lại không đề cập được vấn đề này.
>> Tham khảo: IPO là gì? Điều kiện IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam
Cách tính chỉ số CPI
Cách tính chỉ số CPI
Việc tính được chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng rất đơn giản. Cách tính tiêu chuẩn sẽ bao gồm 4 bước sau đây:
- Bước 1: Cố định được giỏ hàng hóa tiêu biểu: Thông qua điều tra thống kê thì chúng ta sẽ có thể xác định được lượng hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình thường hay mua.
- Bước 2: Xác định được giá cả sản phẩm: Thống kê tất cả giá cả của những mặt hàng ở trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm.
- Bước 3: Tính toán được chi phí để mua giỏ hàng hóa bằng cách sử dụng số lượng nhân với giá cả của mỗi loại hàng hoá rồi sau đó cộng lại.
- Bước 4: Công thức tính CPI như sau:
CPI (t) = Chi phí để mua giỏ hàng hóa ở thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở x 100
Trong đó:
- t: chính là thời kỳ cần tính CPI
- Năm cơ sở sẽ được lấy bất kỳ, thông thường thì theo chu kỳ 5 – 7 năm
Ví dụ: Tính CPI vào năm 2022 với giỏ hàng hóa và mức giá ở năm cơ sở 2017 như sau
Hàng hóa | Số lượng | Giá năm 2017 | Giá năm 2022 |
Thịt | 3kg | 80.000đ | 100.000đ |
Trứng gà | 10 quả | 2.000đ | 3.000 |
- Tổng chi phí để mua thịt vào năm 2017: 80.000 x 3 = 240.000đ
- Tổng chi phí để mua thịt vào năm 2022: 100.000 x 3 = 300.000đ
- Tổng chi phí để mua trứng gà vào năm 2017: 2.000 x 10 = 20.000đ
- Tổng chi phí để mua trứng gà vào năm 2022: 3.000 x 10 = 30.000đ
- Vậy chỉ số CPI năm 2022 là:
- CPI = (300.000 + 30.000) / (240.000 + 30.000) x 100 = 122
Một số vấn đề thường hay gặp khi tính chỉ số tiêu dùng CPI
Sẽ có 3 vấn đề chính thường gặp trong quá trình tính toán chỉ số giá tiêu dùng. Xuất phát từ bản chất đó là sử dụng giỏ hàng hóa cố định nên đã gây ra rất nhiều vấn đề làm cho chỉ số này bị hạn chế. Cụ thể là:
- CPI không thể phản ánh được độ lệch thay thế
Do công thức tính của chỉ số CPI sử dụng giỏ hàng cố định nên trường hợp tất cả thì những mặt hàng cố định trong giỏ hàng đều sẽ đồng loạt tăng giá nên người dân thường có xu hướng ít tiêu dùng các mặt hàng này hơn.
Một xu hướng thường thấy trong tiêu dùng đó là khi có một sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ có mức giá tăng thì họ sẽ chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ với một mức giá thấp hơn. Chính vì điều này đã làm cho chỉ số CPI được đánh giá cao hơn so với mức giá thực tế.
- CPI sẽ không nói lên được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá
Một vấn đề khác cũng đã được chỉ ra trong quá trình tính toán chỉ số tiêu dùng đó chính là sự phản ánh chưa đủ, chưa đúng với những loại mặt hàng hóa mới xuất hiện. Cũng bởi vì chỉ số tiêu dùng CPI sử dụng giỏ hàng hóa cố định nên khi có sự xuất hiện hàng hóa mới thì người tiêu dùng thường sẽ có xu hướng sử dụng một đơn vị tiền tệ nào đó để có thể mua được nhiều sản phẩm hơn. Do vậy, CPI sẽ không phản ánh được sức mua gia tăng của đồng tiền. Vì thế mà CPI sẽ được đánh giá mức giá cao hơn so với mức giá thực tế.
- CPI sẽ không chỉ ra được sự xuất hiện của những hàng hoá mới
Khi tính chỉ số tiêu dùng CPI thì chúng ta sử dụng giỏ hàng hóa cố định. Nếu như trong trường hợp có thêm sự xuất hàng hóa mới thì một đơn vị tiền tệ sẽ có thể mua được những sản phẩm đa dạng hơn. CPI lúc này sẽ không thể phản ánh được sự gia tăng của sức mua của đồng tiền vì thế mà nó lại đánh giá mức giá cao hơn so với thực tế.
Ảnh hưởng của chỉ số CPI đến nền kinh tế
Ảnh hưởng của chỉ số CPI đến nền kinh tế
Chỉ số CPI tăng hay giảm đều sẽ có những tác động tiêu cực và tích cực đối với nền kinh tế trong nước.
Trường hợp mà chỉ số CPI tăng
Nếu như chỉ số này tăng đồng nghĩa là mức giá của tất cả những mặt hàng tiêu dùng tăng. Từ đó, sẽ gây tác động mạnh đối với nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày của người dân. Đặc biệt, chỉ số này sẽ tác động rõ rệt đối với những người có thu nhập thấp.
Khi giá cả mức chi tiêu tăng thì sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ giảm làm cho người dân cần phải chi tiêu tính toán, tiết kiệm hơn để có thể bớt đi khó khăn, vất vả. Trong khi đó, tiền lương, tiền công dành cho người lao động lại không tăng.
Trường hợp mà chỉ số CPI giảm
Nếu như chỉ số này giảm cũng đồng nghĩa là giá của tất cả những mặt hàng tiêu dùng giảm. Do vậy mà mức chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày sẽ giảm bớt. Vì vậy, nó giúp cho người lao động có thể tiết kiệm được thêm một khoản dư từ tiêu dùng hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Chỉ số CPI tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế và xã hội. Nó như một công cụ để chính phủ có thể xây dựng chính sách tiền tệ, điều chỉnh tiền lương, điều chỉnh giá cả hàng hóa, điều chỉnh khung thuế, điều chỉnh mức lãi suất…
Chỉ số CPI Việt Nam hiện nay
Bạn có thể theo dõi được chỉ số CPI Việt Nam trên website Tổng cục Thống kê (GSO). Theo dữ liệu của GSO thì CPI tháng 5 năm 2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 4,01% so với tháng 12 năm 2021 và tăng 3.94% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu gia tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023 chính là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng. Trong nước, nền kinh tế phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu cùng với sự tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy cho giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 2,73% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 1,82% trong 9 tháng đầu của năm 2021.
Lạm phát cơ bản tháng 9 năm 2022 đã tăng 1,88% so với tháng trước, tăng 3,82 so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 9 tháng đầu trong năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức chỉ số CPI tiêu dùng bình quân chung (tăng 2,25%). Điều này cho thấy sự biến động giá tiêu dùng chủ yếu là do giá lương thực và giá xăng dầu.
Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát
Như đã đề cập thì chỉ số CPI sẽ có thể đo lường được chỉ số lạm phát. Chỉ số CPI được sử dụng để đo lường về tỷ lệ lạm phát của một quốc gia ở trong một khoảng thời gian nhất định.
Chỉ số này biến động giúp cho mọi người có thể xác định được tỷ lệ lạm phát đang tăng hoặc giảm. Nếu như chỉ sốCPI tăng thì tỷ lệ lạm phát cũng đang gia tăng. Ngoài ra thì CPI cũng được nhiều nhà kinh doanh sử dụng để dự đoán về giá trong tương lai. Những người sử dụng lao động sẽ dùng CPI để tính toán tiền lương. Chính Phủ cũng sử dụng chỉ số này để xác định được mức tăng cho những quỹ bảo trợ xã hội.
Dù lạm phát tăng hoặc là giảm thì cũng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Trong một số trường hợp thì lạm phát giảm sẽ gây tác động tích cực đến nền kinh tế. Chẳng hạn khi mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến thì những người tiêu dùng sẽ cần phải trả ít hơn cho tiền cước điện thoại. Điều này sẽ có lợi đối với người dùng bởi phần chi phí cho Internet rẻ và có thể thoải mái kết nối các ứng dụng mà không mất thêm phí.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Chỉ số CPI là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết được chỉ số tiêu dùng là gì và cách để tính và chỉ số CPI ở đâu. Hiểu về CPI và vận dụng một cách hợp lý chỉ số này sẽ giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ được tại sao tăng trưởng kinh tế lại đóng vai quan trọng ở trong thị trường và quá trình đầu tư.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chỉ số CPI hoặc muốn hỗ trợ tham gia giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:
– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053
– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade