Đường EMA là một trong những công cụ xác định xu hướng giá phổ biến ở trong giao dịch chứng khoán.Vậy nhà đầu tư đã nắm rõ đường EMA là gì? và cách để sử dụng đường EMA hiệu quả hay chưa? Nếu chưa thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của Mytrade. Chúng tôi sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin chi tiết về EMA.
Đường EMA là gì?
EMA (viết tắt của cụm từ Exponential Moving Average) là đường trung bình động lũy thừa. Đây chính là một công cụ chỉ báo phản ánh về sự biến động giá được tính theo cấp số nhân, giúp cho nhà đầu tư theo dõi, tạo tín hiệu mua hay bán dựa trên sự giao thoa và phân kỳ so với mức giá trung bình trong quá khứ.
Đường EMA phản ánh được xu hướng giá ở trong khoảng thời gian biến động giá gần nhất. Thời gian dự báo sẽ có thể là 20 phút, 10 ngày, hay thậm chí 30 tuần tùy thuộc lựa chọn trọng số của nhà đầu tư.
Công cụ này rất nhạy cảm với những tín hiệu bất thường ở trong ngắn hạn, kết quả cho ra sẽ chính xác hơn so với đường SMA. EMA được các nhà đầu tư sử dụng để phản ứng nhanh, kịp thời trước những biến động phát sinh bất ngờ. Ngoài ra, đường EMA còn giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng thị trường thời điểm hiện tại, cùng với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ của giá.
Đặc điểm của đường EMA trong chứng khoán
Đường EMA nổi bật với những đặc điểm sau:
- Khả năng cập nhật dữ liệu mới và theo kịp xu hướng về giá nhanh vượt bậc so với nhiều loại công cụ chỉ báo khác.
- Độ dốc của đường EMA sẽ phản ánh về dấu hiệu giá đang ở trên đà thua lỗ hoặc có dấu hiệu lạc quan.
- Dùng đường EMA phân tích dài hạn sẽ cho ra dự báo xu hướng ít bị sai lệch. Dữ liệu hiển thị kỹ và chi tiết. Tuy nhiên thì các nhà đầu tư sẽ hơi khó kiểm soát những điểm đang bị đổi chiều.
- Dùng đường EMA ở trong ngắn hạn giúp cho nhà đầu tư kịp thời nắm bắt được xu hướng giá nhưng đi kèm chính là rủi ro mắc bẫy bởi những tín hiệu không chính xác.
Đường EMA giúp xác định trọng số của các dữ liệu gần nhất và tính toán đường đi chuẩn xác của mức giá ở trong tương lai. Đây chính là công cụ làm mượt dữ liệu giá bằng cách sử dụng công thức tính mức giá trung bình liên tục ở trong một khoảng thời gian cụ thể.
>> Xem thêm: Đường SMA trong chứng khoán là gì
Ý nghĩa của đường EMA trong chứng khoán
1. Xác định được xu hướng giá ở trên thị trường chứng khoán
Sự di chuyển của EMA thể hiện được sự dịch chuyển của giá, do vậy thông qua việc quan sát chuyển động của giá thì các nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình của xu hướng giá ở thời điểm hiện tại.
Một số đường EMA thường được sử dụng phổ biến sẽ bao gồm:
- Đường ngắn hạn EMA20: Khi mà đường giá cắt lên đường EMA20 thì khả năng cao là xu hướng giá tăng trong ngắn hạn và ngược lại, khi mà đường giá cắt xuống đường EMA20 thì mức giá có xu hướng giảm ở ngắn hạn trong thời gian tới.
- Đường trung hạn EMA50 và EMA100: Khi mà đường giá cắt đường EMA 50, EMA 100 hướng đi lên thì xu hướng sẽ giá tăng trung hạn, nếu như cắt EMA 50, EMA 100 theo hướng đi xuống thì xu hướng giá sẽ giảm trung hạn ở trong thời gian tới.
- Đường dài hạn EMA200: Khi mà đường giá cắt hướng lên đường EMA200 thì có khả năng cao xu hướng giá sẽ tăng trong dài hạn và giảm dài hạn khi mà đường giá cắt hướng xuống đường EMA200 ở trong khoảng thời gian sắp tới.
Ngoài ra EMA còn có khả năng lưu trữ những mốc giá trong một chu kì. Giả sử mà một chu kì thị trường ngắn hạn có 20 ngày thì chỉ báo EMA sẽ ghi nhớ những mốc giá của các giao dịch ở trong vòng 20 ngày đó.Do vậy, EMA có thể vừa cập nhật nhanh được giá mới vừa lưu trữ được những dữ liệu giá cũ ở trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Xác định được chính xác điểm đặt lệnh
Dựa vào những chỉ báo EMA, nhà đầu tư có thể xác định được các điểm đặt lệnh khi thực hiện giao dịch, cụ thể như sau:
- Khi đường EMA dốc lên thì đường giá đang nằm trên đường này sẽ bắt đầu có dấu hiệu chuyển hướng cắt xuống và chạm nhau. Lúc này là thời điểm thích hợp để tiến hành đặt lệnh mua.
- Khi đường EMA dốc xuống và đường giá đang ở dưới EMA bắt đầu chuyển hướng đi lên thì thời điểm hai đường chạm nhau nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.
3. Xác định được đường hỗ trợ và kháng cự
Đường EMA cũng có công dụng tương tự như những đường hỗ trợ và kháng cự, cụ thể là:
- Nếu như thấy đường EMA ở trong xu hướng tăng dài hạn nhưng nó vẫn nằm dưới đường giá. Sau đó đường giá bắt đầu giảm nhưng khi chạm đến đường này thì có bật lên tăng trở lại, do vậy đường EMA lúc này chính là đường hỗ trợ.
- Nếu như đường EMA ở trong xu hướng giảm dài hạn và nó nằm trên đường giá. Sau đó đường giá tăng lên nhưng khi chạm đến đường này thì lập tức quay đầu giảm lại, lúc này đường EMA sẽ đóng vai trò là đường kháng cự.
Quan sát đường EMA10, ta nhận thấy EMA đang có xu hướng tăng nhưng nó vẫn nằm dưới đường giá. Khi mà tỷ giá có dấu hiệu giảm đi xuống và chạm vào đường EMA10 thì sẽ lập tức giá bật trở lại. Điều này cho thấy đường EMA10 đang đóng vai trò là đường hỗ trợ.
Ưu điểm và hạn chế của đường EMA trong chứng khoán
1. Ưu điểm của đường EMA
- Khả năng cập nhật dữ liệu mới một cách nhanh chóng và lưu trữ giữ liệu cũ chính xác.
- Phản ánh được trạng thái xu hướng giá ở trên thị trường thông qua độ dốc của đường EMA.
- Nhạy cảm với những biến biến động bất ngờ, dự báo kịp thời để các nhà đầu tư có thể phản ứng nhanh.
- Giảm thiểu sai số và kết quả dự báo chính xác hơn bởi đặt trọng tâm theo dõi dữ liệu mới nhất.
2. Hạn chế của đường EMA
- Vì quá nhạy cảm với những biến động nên đường EMA sẽ bị làm nhiễu và bắt được nhiều tín hiệu sai lệch làm cho nhà đầu tư rơi vào bẫy giá.
- Nếu như lựa chọn phân tích ở khoảng thời gian quá dài thì đường EMA càng mất đi vai trò nắm bắt của cơ hội đặt điểm đảo chiều. Tuy nhiên nó vẫn hạn chế được những tín hiệu bị sai.
>> Xem thêm: Đường MA trng chứng khoán là gì?
Công thức tính đường EMA trong chứng khoán
Công thức tính của đường EMA:
EMAt = (Vt*K) + (EMA(t-1) * (1 – K))
Trong đó:
- Vt chính là giá đóng cửa cổ phiếu ở hiện tại
- K chính là hệ số làm mượt (hệ số nhân)
- EMAt chính là giá trị EMA hôm nay
- EMA(t-1) chính là giá trị EMA trước đó
Lưu ý rằng: K=2/(N+1) và N chính là chu kỳ của EMA (5 ngày, 10 ngày, 10 giờ, 20 giờ, …)
Hoặc có thể hiểu đơn giản công thức tính EMA như sau:
EMA = Mức giá đóng cửa x hệ số + EMA (ngày trước) x (1 – hệ số)
Để lựa chọn giá trị đầu tiên tính toán EMA sẽ có 2 cách:
- Cách 1: Bắt đầu tạo trung bình đơn giản của số cố định đầu tiên (N) rồi sử dụng nó để tính đường EMA.
- Cách 2: Sử dụng điểm dữ liệu đầu tiên (thường chính là mức giá đóng cửa phiên giao dịch) làm giá trị đầu tiên rồi tính đường EMA.
Nên sử dụng đường EMA nào?
Tùy vào khung thời gian mà nhà đầu tư lựa chọn sử dụng để phân tích đầu tư, từ đó mới có thể chọn sử dụng đường EMA phù hợp. Mỗi nhà đầu tư sẽ có chiến lược đầu tư khác nhau nên lựa chọn sử dụng đường EMA cũng không giống nhau.
Không thể so sánh đường EMA này tốt hơn với đường EMA kia bởi mỗi đường được xây dựng, tính toán dựa trên các dữ liệu khác nhau. Nhà đầu tư có thể áp dụng nguyên tắc sau đây để có thể tìm được đường EMA phù hợp. Trong biểu đồ giá thông thường thì sẽ có 2 đường EMA: EMA nhanh và EMA chậm:
- EMA chậm: là đường EMA dài hạn thường sẽ có EMA50, EMA100, EMA200
- EMA nhanh: là đường EMA ngắn hạn thường sẽ có EMA9, EMA25
Đường EMA nhanh dễ bị phá vỡ hơn so với đường EMA chậm, nhưng bù lại nó bám sát đường giá hơn. Lưu ý đường EMA luôn có một độ trễ so với đường giá bởi công thức tính cần phải có đường giá trước mới tạo được đường EMA.
Cách sử dụng đường EMA trong giao dịch chứng khoán
1. Giao dịch dựa theo độ dốc của đường EMA để xác định được xu hướng giá
Độ dốc của đường trung bình động luỹ thừa EMA chính là điểm quan trọng nhất mà các nhà đầu tư cần phải chú ý quan sát và theo sát bởi nó phản ánh được quán tính của giá thị trường, từ đấy sẽ xác định được xu hướng giá để đưa ra các quyết định đầu tư tối ưu. Đặc biệt, cần phải lưu ý đến độ dốc của đường đường trung bình động luỹ thừa này trong ba trường hợp sau:
- Mua khi mà đường EMA dốc lên – xu hướng tăng
Khi đường EMA tăng lên thì lúc này xu hướng giá đang tăng do vậy chỉ nên lựa chọn giao dịch ở vị thế mua. Thời điểm thích hợp để có thể đặt lệnh mua chính là khi đường giá giảm gần chạm với đường trung bình động số mũ EMA.
Nếu đang ở vị thế mua thì trong trường hợp này nhà đầu tư hãy đặt lệnh cắt lỗ ở vị trí gần đáy nhất và quan sát đến khi mà thấy giá bắt đầu giảm thì hãy nhanh chóng di chuyển nó tới điểm hoà vốn sớm nhất có thể.
- Bán khi mà đường EMA dốc xuống – xu hướng giảm
Khi đường EMA dốc xuống thì xu hướng giá giảm, do vậy chỉ nên giao dịch ở vị thế bán. Nên quan sát đến khi mà đường giá hướng lên gần đến đường này để thực hiện đặt lệnh bán.
Nếu như đang trong vị thế bán thì nhà đầu tư nên đặt lệnh cắt lỗ tại đỉnh gần nhất. Khi giá đóng cửa ở mức cao hơn thì tiến hành hạ lệnh tới điểm hòa vốn.
- Không giao dịch khi mà đường EMA nằm ngang
Khi đường EMA nằm ngang hay không có sự biến động quá nhiều, chỉ nhúc nhích đôi chút thì đây chính là biểu hiện cho thấy thị trường đang có xu hướng sideway (thời điểm thị trường không có biến động, những mức giá của cổ phiếu đều đang ở mức bình ổn, không tăng hay cũng không giảm một cách đột ngột). Không nên áp dụng những phương pháp có xu hướng trong trường hợp này. Tốt nhất thì nhà đầu tư nên chờ đợi những biến động mới của thị trường.
2. Giao dịch cùng với cặp đôi đường EMA
Sử dụng kết hợp hai đường EMA với nhau, nên lựa chọn một đường ngắn hạn (EMA nhanh) và một đường trung hay dài hạn (EMA chậm) kết hợp cùng với đồ thị giá. Theo Tiến sĩ Alexander Elder là nhà giao dịch chuyên nghiệp, giảng viên của các nhà giao dịch tại New York đã chia sẻ trong cuốn sách Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống (The New Trading for a Living) nổi tiếng thì nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp đồng thời hai đường trung bình động với một tỉ lệ xấp xỉ là 2:1.
Quan sát sự động của hai đường trung bình động luỹ thừa này đến khi có những tín hiệu sau đây thì hãy bắt đầu đặt lệnh mua hoặc bán:
- Khi đường EMA nhanh cắt đường EMA chậm theo hướng đi xuống thì tín hiệu cho thấy giá của thị trường đang giảm, nên đặt lệnh bán ở điểm giao cắt này.
- Khi đường EMA nhanh cắt đường EMA chậm theo hướng đi lên thì tín hiệu về sự tăng giá trên thị trường, nên thực hiện mua tại điểm giao cắt này.
3. Sử dụng đường EMA làm hỗ trợ và kháng cự di động
Khi sử dụng EMA để làm đường hỗ trợ và kháng cự, cần lưu ý những quy tắc sau đây:
- Nếu như đường EMA đang ở trong xu hướng tăng dài hạn nhưng vẫn nằm ở dưới đường giá. Sau đó đường giá bắt đầu giảm và chạm đến đường này thì đây chính là vùng hỗ trợ. Khi giá giảm liên tục và chạm vào đường EMA ở mức hỗ trợ, có dấu hiệu bật trở lại thì nhà đầu tư nên quyết định mua vào ngay tại thời điểm này.
- Nếu như đường EMA đang trong xu hướng giảm dài hạn nhưng vẫn nằm ở trên đường giá. Khi mà đường giá tăng lên và chạm vào đường này thì đây chính là vùng kháng cự. Khi giá tăng liên tục và chạm vào đường EMA ở mức kháng cự, đồng thời có dấu hiệu quay đầu lại thì nhà đầu tư nên quyết định bán ra ngay tại thời điểm này.
Trên thực tế tại thị trường Việt Nam thì đường EMA50 thường được sử dụng làm mức hỗ trợ và kháng cự bởi tỷ lệ chính xác của nó trong những trường hợp là cao nhất đối với đường trung bình động EMA.
Phân biệt đường SMA và đường EMA
Hệ thống đường EMA và đường trung bình động đơn giản đều giống nhau ở chỗ chúng được sử dụng để tiến hành đo lường xu hướng. Một điểm tương đồng khác nữa chính là giữa hai chỉ báo này chúng đều được sử dụng để làm dịu những biến động giá cả ở trong giao dịch và cả hai đều tuân theo những nguyên tắc giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt tồn tại giữa hai chỉ số.
- EMA cung cấp nhiều trọng số hơn cho dữ liệu hiện tại trong một thời kỳ giao dịch, trong khi đường SMA lại tính toán dữ liệu giá trung bình của toàn bộ thời kỳ đó.
- Đường trung bình động hàm mũ sẽ khác với đường trung bình động đơn giản ở chỗ việc tính toán EMA của một ngày thì nhất định phụ thuộc vào những phép tính EMA cho tất cả những ngày trước ngày đó. Bạn cần có hơn 10 ngày dữ liệu để tính toán được đường EMA 10 ngày chính xác hợp lý.
- Một điểm khác biệt nữa chính là đường EMA hơi nhạy cảm hơn với sự thay đổi về giá so với đường trung bình động đơn giản. Độ nhạy cao sẽ giúp các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng nhanh hơn so với SMA.
Như bạn có thể thấy rằng trong biểu đồ bên dưới thì đường trung bình màu đỏ chính là đường trung bình động hàm mũ 20 ngày (EMA) và đường trung bình động màu vàng chính là đường trung bình động đơn giản 20 ngày (SMA). Đường EMA sẽ gần với hành động giá hơn trong khi đường SMA mượt mà hơn và phản ứng chậm hơn đối với những thay đổi giá tương tự. Các nhà đầu tư trong ngày thường sẽ thích EMA bởi tính nhanh chóng của nó.
Điều quan trọng cần phải lưu ý chính là hướng của đường trung bình động đối với hướng thị trường ở trong khoảng thời gian nhà đầu tư đang giao dịch. Nói chung, nhà đầu tư muốn giao dịch theo xu hướng để cải thiện được tỷ lệ cược và đi theo dòng chảy. Đường EMA 8 và 20 ngày có xu hướng chính là khung thời gian phổ biến nhất cho các nhà đầu tư giao dịch trong ngày trong khi đường EMA 50 và 200 ngày lại phù hợp hơn đối với các nhà đầu tư dài hạn.
Đôi khi thị trường sẽ đi ngang, làm cho những đường trung bình động khó sử dụng, đó là lý do vì sao những thị trường có xu hướng thì sẽ mang lại lợi ích thực sự của chúng. Đường trung bình động cũng sẽ có lợi cho việc xác định về sự đảo chiều khi mà tài sản được mua quá mức hay bán quá mức.
Nói chung thì giá tài sản sẽ chỉ cách xa những đường trung bình trước khi nó quay trở lại để kiểm tra những đường trung bình và sau đó tiếp tục với xu hướng của chúng. Cho dù bạn là nhà đầu tư mới hay lâu năm thì, bạn chắc chắn sẽ thấy chúng mang lại lợi ích trong giao dịch của bạn.
Một số lưu ý khi sử dụng đường EMA trong chứng khoán
Có một số lưu ý mà các nhà đầu tư nên nắm vững khi ứng dụng đường EMA ở trong quá trình giao dịch:
- Đường EMA được tính toán sẽ cho ra kết quả dựa trên dữ liệu lịch sử và không bao gồm bất kỳ yếu tố dự báo nào. Vì vậy, khi mà thị trường chuyển động theo nguyên lý điểm hỗ trợ và kháng cự thì sẽ dễ đánh giá hiệu quả trong ứng dụng EMA. Trường hợp mà thị trường không tuân theo nguyên lý này thì rất khó đoán hiệu quả sử dụng EMA.
- Đường EMA có thể đúng tại thời điểm này, tuy nhiên nó cũng hoàn toàn có nguy cơ bị nhiễu ở thời điểm khác.
- Đường EMA sẽ càng đạt hiệu quả cao khi mà thị trường có xu hướng rõ ràng. Nếu như thị trường bị sideways thì kém hiệu quả hơn.
- Khi giá đang tăng mạnh thì đường EMA ngắn hạn được khuyến khích sử dụng để có thể kịp thời tìm được điểm vào lệnh hợp lý.
- Trên cùng một biểu đồ giá không nên sử dụng quá nhiều đường EMA bởi nguy cơ bị rối mắt hay tín hiệu nhận quá nhiều làm cho nhà đầu tư bối rối không biết nên tiến hành giao dịch theo tín hiệu nào.
- Cần phải phân biệt sự khác nhau giữa đường EMA và SMA để tránh bị nhầm lẫn khi sử dụng. Đường EMA và SMA đều là đường trung bình động lũy thừa, cho thấy được xu hướng giá trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, đường EMA sẽ được tính trên cấp số nhân còn đường SMA đường trung bình cộng những mức giá tại thời điểm đóng cửa.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến đường EMA mà Mytrade muốn chia sẻ đếnnhà đầu tư. Trên thực tế có rất nhiều chiến lược giao dịch cùng với đường EMA khá hay ho mà nhà đầu tư nên tìm hiểu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần biết điều chỉnh và phối hợp với nhiều công cụ chỉ báo khác để ra được kết quả chuẩn xác nhất, không nên lạm dụng bất kỳ một công cụ nào dù cho hiệu quả cao.
Nếu nhà đầu tư muốn tìm hiểu thêm về đường EMA là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với Mytrade qua HOTLINE 0983.668.883 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Mytrade nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay
Mytrade luôn đồng hành cùng nhà đầu tư trong suốt cả quá trình giao dịch nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Tải app MyTrade để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới.
- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade...
- Google Play: https://play.google.com/store/apps/de...