Thương mại điện tử (E-commerce) đang ngày càng phát triển và dần trở thành xu hướng tất yếu của thị trường. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã dần chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử bởi các lợi ích mà mô hình này mang lại. Vậy E- commerce là gì? và xu hướng e-commerce hiện nay?
E-commerce là gì?
E-commerce là gì?
E-commerce (còn gọi là Thương mại điện tử) là quá trình mua bán và giao dịch sản phẩm dịch vụ thông qua mạng Internet. Khi hàng hóa được vận chuyển đến khách hàng thì cả hai bên hoàn tất thủ tục giao dịch. Lúc này khách hàng có thể thanh toán cho chủ sở hữu qua hai phương thức: trực tiếp bằng tiền mặt hoặc gián tiếp qua Internet Banking hay các ví điện tử thông dụng.
Sự khác biệt giữa e-Commerce và e-Business là gì?
Ngoài khái niệm “E-Commerce là gì” thì chắc chắn bạn đã được nghe nhiều về khái niệm E-business, vậy e-business là gì? E-business có liên quan như thế nào đến thương mại điện tử. Có thể hiểu đơn giản thương mại điện tử là quá trình mua bán thông qua mạng internet thì E-business chính là những hoạt động thương mại sử dụng các công nghệ xử lý thông tin số hóa ví dụ như:
- Hoạt động mua bán, trao đổi dịch vụ và thông tin
- Dịch vụ khách hàng (còn gọi là Customer Service)
- Hợp tác thiết kế, sản xuất (còn gọi là Collaborative)
- Đào tạo từ xa (còn gọi là E-learning)
- Giao dịch nội bộ (còn gọi là Intrabusiness)
E-business có thể được hiểu rộng hơn cả E-commerce bởi nó chính là những hoạt động kinh doanh trên internet và sử dụng phương thức thanh toán online làm nền tảng chính. Ngoài ra, E-commerce chỉ là một phần của E-business, nó không giống nhau như mọi người thường nghĩ.
>> Tham khảo: Thẻ đen là gì? Những đặc quyền khi sở hữu thẻ đen
Vai trò của E-Commerce
Vai trò của E-Commerce
Chúng ta có thể thấy, hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều ứng dụng và phát triển dịch vụ E-Commerce.
- Thương mại điện tử cho phép việc kinh doanh vượt qua những rào cản địa lý và cho phép khách hàng mua sản phẩm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào
- Thị trường trực tuyến cũng cho phép người bán có thể mở những gian hàng trên mạng Internet để mọi khách hàng có thể đến tham quan và mua sắm. Người mua có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể xem được tất cả các mặt hàng mình quan tâm và đạt mua, hàng hóa đã đặt mua sẽ được giao đến tận nhà.
- Hình thức bán hàng E-commerce cho phép người mua và người bán tiếp xúc với nhau một cách dễ dàng mà kết nối không giới hạn. Ngoài ra, e-commerce giúp tiết kiệm được những khoản chi phí trong bán hàng và giúp cắt giảm các khâu bán hàng không cần thiết, nhờ đó mang đến một mức giá tốt hơn cho người mua.
Hai yếu tố cơ bản của ngành E-commerce
Nằm lòng khái niệm “E-commerce là gì“, bây giờ chúng ta hãy cùng tập trung tìm hiểu về những yếu tố chính của ngành E-commerce trong thị trường hiện nay:
Khảo hàng trực tuyến (còn gọi là Online shopping)
Bao gồm toàn bộ những thông tin cần thiết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà người bán cung cấp cho khách hàng thông qua Internet bằng trình duyệt web, mang đến giải pháp mua hàng hợp lý. Khái niệm này cũng có thể bao hàm những hành động xem xét sản phẩm và mua hàng ở khách hàng. Những cửa hàng trực tuyến thường sẽ cho phép người mua sử dụng những tính năng “tìm kiếm” để tìm các mẫu hay nhãn hiệu, mặt hàng cụ thể giúp cho quá trình khảo hàng được diễn ra nhanh chóng hơn.
Mua hàng trực tuyến (còn gọi là Online purchase)
Là hệ thống tập hợp những nền tảng công nghệ giúp cho các hoạt động trao đổi dữ liệu hay mua bán giao dịch trên Internet diễn ra được suôn sẻ hơn. Người tiêu dùng cũng có thể tìm thấy một sản phẩm họ quan tâm bằng cách truy cập trực tiếp vào trang web của các nhà bán hay tìm kiếm giữa các nhà cung cấp thay thế bằng công cụ tìm kiếm mua sắm và kết quả cho ra sẽ hiển thị cùng một sản phẩm, giá cả trên tất cả những nền tảng khác nhau.
Các loại hình giao dịch của E-commerce
Bạn có thể nghĩ rằng E-commerce chỉ xảy ra giữa những người bán và người mua với nhau. Tuy nhiên, thực tế thì e-commerce được chia thành sáu nhóm sau:
- Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): đây là một loại hình thương mại điện tử trong đó một công ty sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các công ty khác. Trong mô hình E-commerce này thì người mua thường sẽ đặt mua hàng với số lượng lớn.
- Doanh nghiệp với người tiêu dùng (còn gọi là B2C): Trong loại hình thương mại điện tử này thì một công ty sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng. Nhìn chung, khách hàng trong mô hình E-commerce B2C chỉ bán lẻ.
- Người tiêu dùng cho người tiêu dùng (còn gọi là C2C): Bạn đã bao giờ bán những hàng hóa đã qua sử dụng cho người khác qua internet chưa? Những hoạt động này cũng sẽ bao gồm loại hình trong E-commerce. Có thể hiểu một cách đơn giản C2C chính là một giao dịch online giữa hai cá nhân.
- Người tiêu dùng cho doanh nghiệp (còn gọi là C2B): Trái ngược với mô hình B2C, E-commerce C2B là việc mà một ai đó sẽ bán một sản phẩm hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp với cơ quan chính phủ (còn gọi là B2A): mô hình thương mại điện tử này sẽ tương tự như B2B, nhưng chủ thể sẽ là các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ.
- Người tiêu dùng đối với hành chính công (còn gọi là C2A): loại hình E-commerce này hoạt động giống như C2B sẽ giúp nâng cao hiệu quả và sự thuận tiện cho người sử dụng những dịch vụ của chính phủ. E-commerce với mô hình C2A sẽ thường được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và quản trị.
Ưu điểm vượt trội của ngành E-commerce
Ưu điểm vượt trội của ngành E-commerce
Với sự bùng nổ của Internet, thì E-commerce đã trở thành một mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng cho những chủ doanh nghiệp phát triển. Một số lợi ích của thương mại điện tử có thể kể đến:
Giao dịch không giới hạn
Mọi hoạt động giao dịch trên thị trường online đều không bị giới hạn về khoảng cách địa lý và thời gian. Người bán có thể mở cửa gian hàng suốt 24 giờ trong suốt một năm. Trong khi đó, người mua cũng được phép mua hàng trong bất cứ thời điểm nào.
Ngoài ra, so với những cửa hàng truyền thống thì thị trường thương mại điện tử sẽ hỗ trợ được người dùng giao dịch xuyên quốc gia. Do vậy bạn có thể trao đổi mua bán sản phẩm và dịch vụ không giới hạn.
Chi phí thấp
Đối với các cửa hàng truyền thống thì bạn cần trả phí thuê mặt bằng, decor, nhân viên, … Trong khi đó, E-commerce lại hoàn toàn không yêu cầu bạn chi trả các khoản phí ấy. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ để quản lý các cửa hàng trực tuyến cũng rất dễ dàng.
Đồng thời, sức cạnh tranh trên thị trường E-commerce cũng lớn hơn so với các sản phẩm trên thị trường truyền thống. Bởi sản phẩm trực tuyến thường dễ mua được với mức giá hấp dẫn.
Nhiều ưu đãi
Tổ chức các chương trình khuyến mãi theo tháng, năm hay các dịp lễ lớn là điểm cộng lớn nhất của công ty E-commerce. Việc cung cấp những sản phẩm giá “hời” nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng giúp thu hút khách hàng một nhanh chóng.
Một số nền tảng thương mại điện tử sẽ được đánh giá khách hàng bằng những cấp độ (bạc, vàng, kim cương) dựa trên mức độ mua sắm của họ. Ở các cấp bậc càng cao thì khách hàng càng nhận được nhiều ưu đãi.
Thông tin minh bạch và rõ ràng
Tất cả các sản phẩm trên E-commerce đều được hiển thị rõ ràng và chi tiết. Mọi thông tin quan trọng như: giá cả, cách sử dụng hay đánh giá,… đều được cung cấp đầy đủ. Nhờ đó mà khách hàng sẽ có được cái nhìn trực quan và chính xác hơn đối với mỗi sản phẩm dịch vụ.
>> Tham khảo: GNI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số thu nhập quốc dân GNI
Thực trạng E-commerce ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng E-commerce ở Việt Nam hiện nay
Quá trình phát triển
Tại Việt Nam, cụm từ E-commerce đã chính thức được biết đến vào năm 1997 nhưng vẫn còn khá mơ hồ. Đến năm 2003 thì Thương mại điện tử đã “du nhập” được vào các trường đại học và trở thành lĩnh vực được đào tạo bài bản, chuyên môn.
Từ năm 2000 đến nay, Internet và các trang mạng xã hội đang bùng nổ mạnh mẽ. Do vậy, nhiều lĩnh vực bị tác động mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Điều này đã mang đến nhiều cơ hội và thách thức mới cho các nhà kinh doanh truyền thống. Đây cũng chính là tiền đề dẫn đến sự phát triển của ngành thương mại điện tử.
Trong những năm tiếp theo, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Việc này chính là kết quả của sự phát triển mạng Internet, thiết bị di động, đặc biệt là Smartphone và thẻ ngân hàng.
Thách thức của ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam
Lòng tin của khách hàng
Hiện nay, nhiều mặt hàng kém chất lượng đang xuất hiện tràn lan tại các cửa hàng trực tuyến. Điều này đã trở thành một vấn nạn cực kỳ lớn đối với e-commerce Việt Nam, gây ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà “treo đầu dê bán thịt chó”. Tức là họ cung cấp các sản phẩm khác hẳn với hình ảnh và lời quảng cáo. Do vậy, lòng tin của người tiêu dùng đối với những mặt hàng trên mạng thường khá mông lung.
Tính cạnh tranh cao
E-commerce tại Việt Nam phát triển tỷ lệ thuận với sự ra đời của các sàn thương mại điện tử lớn. Các “ông lớn” đang đứng đầu trong lĩnh vực này tại nước ta là: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… Một vài tập đoàn này sở hữu nguồn vốn cực kỳ lớn từ nước ngoài. Do vậy, thị trường thương mại điện tử hiện nay đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Thời gian giao hàng còn hạn chế
Cơ sở hạ tầng và giao thông tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc này đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa và trao đổi sản phẩm. Ngoài ra, hệ thống máy chủ của các sàn thương mại cũng chưa được tối ưu hiệu quả, gây nên tắc nghẽn trong quá trình giao dịch, đặc biệt là trong các chương trình khuyến mãi.
Hệ thống bảo mật thông tin còn lỏng lẻo
Thử thách tiếp theo đối với E-commerce Việt Nam chính là khả năng bảo mật thông tin còn nhiều hạn chế. Thời đại số hóa phát triển mạnh đòi hỏi khả năng bảo mật và an toàn thông tin cho doanh nghiệp và khách hàng cao hơn.
Trong những năm gần đây, an ninh mạng Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại điện tử cần đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, họ cũng phải tuân thủ theo quy định được đặt ra bởi an ninh mạng.
Thanh toán gặp nhiều vấn đề bất cập
Các nền tảng thương mại điện tử phần lớn đều sẽ hợp tác với ví điện tử. Tuy nhiên, số lượng người sử dụng hình thức thanh toán qua ví điện tử lại chưa cao. Một trong lý do đó là bởi các ngân hàng tại Việt Nam chưa đồng bộ được với các ví điện tử phổ biến.
Ngoài ra, việc thanh toán thông qua Internet Banking vẫn còn khá chậm làm mất thời gian và khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Do vậy, phần lớn người dùng đều có thói quen thanh toán bằng tiền mặt thay vì chuyển khoản.
Các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam
Shopee
Shopee
Tính đến thời điểm hiện tại, sàn thương mại điện tử này đã du nhập vào Việt Nam được 7 năm. Shopee từ một trang thương mại điện tử còn non trẻ đã trở thành một ông lớn đi đầu trong lĩnh vực này.
Với những ưu điểm nổi bật, sàn thương mại điện tử Shopee từng bước chinh phục người dùng. Ngoài ra, sàn thương mại điện tử này còn sở hữu nhiều chiến lược Marketing hiệu quả. Do vậy, nó đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư cũng như khách hàng tiềm năng.
Tiki
Tiki
Tiki nổi tiếng là sàn thương mại điện tử nổi bật với văn phòng phẩm như: sách, truyện và dụng cụ học tập,… Không dừng lại ở đó, Tiki còn tiếp tục mở rộng sang các loại mặt hàng khác như: công nghệ, mỹ phẩm, thực phẩm chất năng,… Tiki đã gia nhập vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam 13 năm. Đây được xem là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực này tại nước ta.
Lazada
Lazada
Năm 2012, Lazada chính thức tham gia vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Lợi thế của kênh mua sắm này chính là sở hữu nguồn vốn nước ngoài lớn, bởi Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Tương tự Shopee và Tiki thì Lazada cũng cung cấp đa dạng sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thời gian đầu khi hoạt động thì Lazada không được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, trong các năm gần đây, chất lượng sản phẩm trên kênh thương mại này đã ngày càng cải thiện.Do vậy, Lazada vẫn nằm trong top các sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.
Xu hướng mua sắm trực tuyến trên thế giới nói chung và tại thị trường Việt Nam nói riêng ngày càng tăng lên. E-commerce đã mở ra được nhiều cơ hội kiếm tiền cho các doanh nghiệp. Là một nhà kinh doanh bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua được cơ hội làm giàu đầy hấp dẫn này!
Kết luận
Trên là đây là những chia sẻ của Mytrade về E-commerce. Hy vọng qua những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về E-commerce là gì, từ đó ngày càng phát triển công việc kinh doanh của mình.
Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại Việt Nam
Nếu còn những câu hỏi thắc mắc nào về vấn đề về E-commerce hay cần hỗ trợ giao dịch đầu tư hãy liên hệ trực tiếp đến HOTLINE 0983 668 883 của Mytrade để được tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất.