IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ) chính là chỉ số mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Bởi đây sẽ là công cụ phân tích tài chính hiệu quả, giúp đánh giá được khả năng sinh lời của những khoản đầu tư tiềm năng. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ được IRR là gì? và cách tính IRR như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Mytrade để có cái nhìn tổng quát về chỉ số này.
Chỉ số IRR là gì?
IRR là gì?
Chỉ số IRR (viết tắt của cụm từ Internal Rate of Return) là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Đây là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc ở trong lĩnh vực phân tích tài chính, nó thể hiện được về khả năng sinh lời của các khoản đầu tư. Ngoài ra thì các nhà đầu tư cũng cần biết đến IRR chính là tỷ lệ chiết khấu để có thể cho giá trị hiện tại ròng của dòng tiền bằng 0.
Xác định giá trị của chỉ số IRR thì nhà đầu tư sẽ nắm được khoản lợi nhuận dự kiến hàng năm từ dự án. Giả sử như các nhà đầu tư đã tính toán được chỉ số IRR bằng 5% thì điều này có nghĩa là khoản đầu tư đang được cân nhắc về việc có khả năng tạo ra tỷ suất lợi nhuận ở mỗi năm tương ứng 5% ở trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Các nhà đầu tư cần phải lưu ý rằng, chỉ số IRR sẽ được tính toán nội bộ, tức là nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Ý nghĩa của chỉ số IRR
Chỉ số IRR có ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể:
Đối với doanh nghiệp
- Ban giám đốc có thể sử dụng chỉ số IRR để so sánh với những khoản đầu tư. Nếu như kết quả IRR > 0 thì khả năng sinh lời của dự án sẽ là khả thi, ngược lại nếu như chỉ số IRR < 0 thì cho thấy khả năng sinh lời rất thấp. Từ việc tính toán IRR thì chủ doanh nghiệp có thể quyết định nên thực hiện dự án nào và loại bỏ đi các khoản đầu tư nào để có thể tối ưu hóa phần lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Giúp cho doanh nghiệp đặt ra một tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu dành cho các khoản đầu tư. Khi một đề xuất được đưa ra, nếu như mà tỷ lệ IRR thấp hơn với tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu hay IRR thấp hơn với chi phí vốn hoặc lãi suất thì đề xuất này sẽ không được khả thi trên thực tế.
Đối với nhà đầu tư
- Ước tính được lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu.
- Tính toán lợi tức của trái phiếu đến khi đáo hạn.
- Cân bằng giữa tỷ lệ rủi ro cùng với lợi ích khi đầu tư vào bất động sản.
- Đánh giá về khoản đầu tư vào công ty.
>> Tham khảo thêm: NPV là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số NPV
Cách tính IRR
Như đã phân tích ở nội dung trên thì chỉ số IRR thường sẽ gắn liền với giá trị hiện tại ròng (NPV). Do vậy mà công thức tính IRR sẽ bao gồm có các yếu tố sau: Tổng chi phí sử dụng cho việc đầu tư ban đầu, giá trị hiện tại ròng cùng với dòng tiền thuần tại những thời điểm trong năm.
Công thức tính IRR cụ thể:
Công thức tính IRR
Trong đó:
- NPV chính là giá trị hiện tại ròng
- IRR chính là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
- Co: Tổng chi phí đầu tư lúc ban đầu (năm 0)
- Ct: Dòng tiền thuần ở thời điểm t (thường tính theo năm)
- t: Thời gian để thực hiện dự án
Khi tính toán chỉ số IRR bạn cần lưu ý:
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ càng cao, thì các khoản đầu tư sẽ càng được mong muốn thực hiện. IRR là thống nhất đối với những khoản đầu tư thuộc nhiều loại khác nhau. Cho nên chỉ số IRR có thể sẽ được sử dụng để xếp hạng nhiều khoản đầu tư hay dự án tiềm năng dựa trên cơ sở tương đối đồng đều. Khi so sánh về những lựa chọn đầu tư, khoản đầu tư có IRR cao nhất có lẽ sẽ được xem là tốt nhất.
- Do bản chất của công thức, nên chỉ số IRR không thể dễ dàng tính toán phân tích. Cách duy nhất để tính toán được chỉ số này bằng tay là thông qua phép thử và sai. Nghĩa là chỉ số IRR nào sẽ làm cho NPV của một dự án là 0 đồng?. Ngoài ra thì bạn cũng có thể tính IRR bằng cách sử dụng phần mềm đã được lập trình.
- Hiểu rõ được mối quan hệ giữa IRR và NPV. Cả hai chỉ số này đều sẽ thể hiện hiệu quả có thể đạt được trong một dự án đầu tư, trong đó thì IRR bao nhiêu là tốt được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm còn NPV lại xác định theo số tiền. Tùy vào trường hợp cụ thể mà mỗi nhà đầu tự hoặc doanh nghiệp sẽ sử dụng về số liệu IRR hay NPV. Theo đó:
- Nếu như cần miêu tả chính xác số tiền thì cần quan tâm đến chỉ số NPV.
- Nếu như cần đánh giá nhiều dự án cùng lúc thì không quan trọng về kỹ thuật hay thời gian, sẽ đánh giá thông qua chỉ số IRR
IRR được sử dụng thế nào?
Ban giám đốc có thể dùng tỷ suất sinh lợi này để so sánh những khoản đầu tư khác. Và quyết định dự án nào thì nên được tài trợ và dự án nào nên loại bỏ. Ví dụ, chỉ số IRR có thể giúp cho người quản lý lựa chọn giữa việc nâng cấp các thiết bị hay tăng cường phát triển sản phẩm.
Các doanh nghiệp thường sẽ đặt ra một tỷ lệ hoàn vốn cần thiết tối thiểu cho các khoản đầu tư. Nếu như một dự án được đề xuất không thể tạo ra chỉ số IRR cao hơn với tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu, thì đề xuất đó đã thất bại từ trong trứng nước.
Tương tự, IRR của một dự án cần phải vượt quá chi phí vốn hay lãi suất của một khoản vay được lấy ra để tài trợ cho các khoản đầu tư. IRR thấp hơn với chi phí vốn có thể sẽ giết chết dự án.
Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số IRR để tính được lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu. Nó cũng có thể được dùng để tính toán lợi tức của trái phiếu khi đến đáo hạn. Và còn có thể cân bằng được rủi ro và lợi ích khi mua bất động sản .
Các nhà đầu tư mạo hiểm và những nhà đầu tư cổ phần tư nhân sử dụng chỉ số IRR để có thể đánh giá các khoản đầu tư vào công ty. IRR phù hợp đối với các tình huống liên quan đến việc đầu tư một lần tiền mặt. Sau đó là một hay nhiều lần thu về tiền mặt theo khoảng thời gian.
Ưu điểm và hạn chế của chỉ số IRR
Ưu điểm và hạn chế của chỉ số IRR
Chỉ số IRR là một trong các công cụ cực kỳ hữu ích mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp thường sử dụng để phân tích về khả năng đầu tư. Bên cạnh ưu điểm vượt trội thì chỉ số này vẫn còn tồn đọng một số hạn chế nhất định. Vì vậy bạn cần phải xem xét thật kỹ những lợi thế và đề phòng hạn chế mà chỉ số IRR không thể hỗ trợ.
Ưu điểm của chỉ số IRR
Chỉ số IRR vốn được các nhà đầu tư đánh giá cao bởi nó có khả năng hỗ trợ xác định xem liệu rằng một dự án có tiềm năng hay không rồi mới quyết định đầu tư vào. Những ưu điểm nổi bật khi mà xác định chỉ số IRR:
- Chỉ số IRR có khả năng độc lập với số tiền vốn
Chỉ số IRR độc lập với tiền vốn, do vậy mà việc tính toán diễn ra hết sức dễ dàng. Ngoài ra thì chỉ số IRR được quy ra đơn vị phần trăm nên các nhà đầu tư có thể nhìn nhận nhanh chóng và đánh giá được ngay, không cần phải tốn nhiều thời gian quy đổi về đơn vị tính nào khác để có thể phân tích.
- Sử dụng chỉ số IRR thì dễ dàng so sánh và đánh giá
Chỉ số IRR được sử dụng phổ biến trên thị trường. Vì vậy, những người mới tham gia vào trong thị trường cũng có thể dễ dàng đánh giá được về dự án một cách nhanh chóng nhờ vào yếu tố này. Thông qua việc tính toán ra những chỉ số IRR của nhiều dự án thì các nhà đầu tư có thể so sánh giữa những dự án với nhau và đánh giá xem việc lựa chọn thích hợp nhất nằm ở đâu.
- Sử dụng chỉ số IRR thì dễ dàng xác định được dự án có tiềm năng hay không
Nhà đầu tư dựa vào chỉ số IRR để có thể xác định được dự án mà mình đang cân nhắc hiện có thực sự tiềm năng hay không. Bởi chỉ số này chính là tỷ lệ thu hồi vốn. Khi mà tỷ lệ thu hồi vốn không cao thì khả năng đầu tư vào trong dự án cũng giảm bớt. Nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn các dự án có chỉ số IRR cao.
>> Tham khảo thêm: Copy trade là gì? Lợi ích, rủi ro khi Copy trade
Hạn chế của chỉ số IRR
- Muốn tính được chỉ số IRR thì cần phải dành ra một lượng thời gian kha khá. IRR đôi khi cũng không được tính toán dựa trên các dữ liệu có thật của nguồn vốn mà nó sử dụng giả định. Điều này làm xảy ra những sự sai lệch khi tính toán. Thậm chí có thể sẽ bỏ lỡ những nguồn sinh lợi lớn.
- IRR không phải lúc nào cũng sẽ tối ưu đối với một dự án đầu tư. Ví dụ ở trong trường hợp mà nguồn tiền không ổn định và được lấy từ nhiều nguồn hoặc tỷ lệ chiết khấu có một sự không đồng đều.
- Như đã đề cập ở trên thì chỉ số IRR được tính hoàn toàn dựa vào chỉ số NPV. Vì vậy, nếu như mà chỉ số NPV không ổn định hay được thêm vào quá nhiều lần thì sẽ kéo theo IRR cũng sẽ không thể tính toán chính xác được.
- Tốn nhiều thời gian để tính toán được chỉ số này
- Bỏ qua các dự án có quy mô lãi ròng lớn nếu như chỉ dựa vào chỉ số IRR.
- Khó để xác định tỷ lệ IRR bao nhiêu là tốt nếu như dự án đầu tư bổ sung và chỉ số NPV thay đổi nhiều.
Ngoài ra, nếu như IRR chỉ sử dụng một mình mà không có sự liên kết nào với các chỉ số khác như NPV… thì nó sẽ gây ra sự hiểu lầm không đáng có ở trong một số trường hợp cụ thể. Tùy thuộc vào phần chi phí đầu tư ban đầu của dự án mà tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) có thể thấp nhưng sẽ có giá trị hiện tại ròng (NPV) cao.
Một điểm hạn chế khác của chỉ số IRR là nó bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian của một dự án.
- Chẳng hạn như một dự án có thời gian ngắn thì có thể tính được chỉ số IRR cao, gây hiểu nhầm đây chính là một dự án đáng đầu tư, tuy nhiên trên thực tế cũng có thể chỉ số NPV của dự án này thấp.
- Ngược lại, một dự án khác mà có thời gian dài hơn và tính được chỉ số IRR thấp thì thu được lợi nhuận chậm và ổn định, tuy nhiên doanh nghiệp lại có thể thêm được một khoản giá trị theo thời gian.
IRR so với một số giá trị khác
IRR so với NPV
Chỉ số IRR và NPV
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa NPV và IRR sau đây:
- Tổng hợp của tất cả các giá trị hiện tại của dòng tiền của một tài sản và không quan trọng về giá trị dương hay âm thì được gọi là Giá trị hiện tại ròng. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ chính là tỷ lệ chiết khấu mà NPV = 0.
- Việc tính toán NPV sẽ được thực hiện theo thuật ngữ tuyệt đối so với chỉ số IRR được tính theo tỷ lệ phần trăm.
- Mục đích tính toán của chỉ số NPV là xác định thặng dư từ dự án, trong khi đó chỉ số IRR đại diện cho trạng thái không có lợi nhuận không thua lỗ.
- Ra quyết định là dễ dàng trong chỉ số NPV nhưng không phải trong chỉ số IRR. Một ví dụ có thể giải thích được điều này, Trong trường hợp mà chỉ số NPV dương thì dự án được khuyến nghị. Tuy nhiên khi IRR = 15%, Chi phí vốn <15%, dự án có thể sẽ được chấp nhận, nhưng nếu như Chi phí vốn bằng 19%, cao hơn 15% thì dự án sẽ bị từ chối.
- Dòng tiền trung gian sẽ được tái đầu tư với tỷ lệ cắt giảm trong NPV, trong khi ở IRR thì khoản đầu tư đó sẽ được thực hiện theo tỷ lệ IRR.
- Khi thời gian của dòng tiền khác nhau thì chỉ số IRR sẽ âm hoặc nó sẽ hiển thị nhiều IRR gây nhầm lẫn. Đây không phải là một trong trường hợp của NPV.
- Khi số tiền đầu tư ban đầu cao thì chỉ số NPV sẽ luôn hiển thị dòng tiền lớn, trong khi đó chỉ số IRR sẽ thể hiện được khả năng sinh lời của dự án bất kể khoản đầu tư ban đầu. Vì vậy mà chỉ số IRR sẽ hiển thị kết quả tốt hơn.
Điểm tương đồng
- Cả hai đều sẽ sử dụng Phương pháp dòng tiền chiết khấu.
- Cả hai đều xem xét về dòng tiền trong suốt vòng đời của dự án.
- Cả hai đều nhận ra được giá trị thời gian của tiền bạc.
Chỉ số IRR so với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm sẽ được biết đến với tên gọi tắt CAGR là một thuật ngữ tiêu biểu ở trong kinh doanh và được nhắc đến nhiều ở trong nền kinh tế. Thông thường thì giá trị CAGR được sử dụng đo lường và thể hiện dưới tỷ lệ %. Đối với các doanh nghiệp thì tỷ lệ CAGR đại diện cho sự hoàn vốn. Tức là số tiền vốn mà doanh nghiệp cần bỏ ra ban đầu để đầu tư thì sẽ thu về được bao nhiêu? Nếu như giá trị của CAGR càng lớn thì tỷ lệ hoàn vốn sẽ càng cao. Cũng giống như chỉ số IRR thì CAGR có vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động đầu tư. Số tiền thu về lớn, chứng tỏ rằng dự án đó khả thi và ngược lại, nếu số tiền thu về nhỏ thì dự án đó không phải là một lựa chọn đầu tư thông minh.
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm hoặc CAGR được sử dụng ở trong việc đo lường doanh thu tại một thời gian nhất định dựa trên vốn đầu tư. Hiểu theo một cách khác thì chỉ số CAGR sử dụng để xác định mức lợi tức hàng năm từ một khoản đầu tư. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng được chỉ số IRR để phân tích và nó còn linh hoạt hơn cả CAGR. Cụ thể, CAGR chỉ xem xét được giá trị ban đầu của một khoản đầu tư hay giá trị cuối cùng và thời gian của khoản đầu tư đó (khoảng thời gian). Trong khi đó thì chỉ số CAGR bỏ qua những khoản đầu tư định kỳ được thực hiện. Tuy nhiên, khác với chỉ số CAGR, mặc dù IRR cũng xác định phần lợi tức từ một khoản đầu tư nhưng nó lại tính đến tất cả những dòng tiền, bao gồm cả dòng tiền dương và dòng tiền âm. Đồng thời thì chỉ số IRR cũng tính toán luôn phần lợi nhuận có thể đạt được từ khoản đầu tư đó.
Xét về khía cạnh tính toán thì chỉ số CAGR dễ tính hơn so với chỉ số IRR. Tuy nhiên, IRR lại vẽ ra được một bức tranh thực tế hơn dành cho nhà đầu tư và doanh nghiệp bởi nó có tính đến tất cả những dòng tiền ra và vào. Do vậy mà trên thực tế nếu như xảy ra trường hợp có nhiều dòng tiền cùng đổ vào trong một dự án hoặc khoản đầu tư nào đó thì chỉ số IRR sẽ được ưu tiên sử dụng hơn CAGR. Cuối cùng thì một trong những điểm làm nên sự khác biệt giữa 2 loại chỉ số này đó là CAGR là tỷ lệ hoàn vốn hàng năm của một khoản đầu tư và chỉ số IRR lại là tổng lợi nhuận của một khoản đầu tư ở trong một khoảng thời gian tương đối dài.
Kết luận
IRR là một tỷ lệ hoàn vốn nội bộ giúp đánh giá được mức độ cần thiết của một dự án hoặc phương án đầu tư và đơn giản hóa dự án thông qua một con số duy nhất. Từ đó nhà đầu tư sẽ có thể xác định được khả năng sinh lợi của dự án và đưa ra quyết định đầu tư chính xác, phù hợp nhất. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết của Mytrade hôm nay, các bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi IRR là gì đồng thời cũng có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến chỉ số IRR như công thức tính, ý nghĩa cũng như ưu nhược điểm khi mà sử dụng IRR để đánh giá về một dự án hay phương án đầu tư.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chỉ số IRR hoặc muốn hỗ trợ tham gia giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:
– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053
– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade