Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế – xã hội là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy đời sống của con người. Trong những năm gần đây, mọi người đều được nghe nhiều về ngành kinh tế tri thức. Vậy kinh tế tri thức là gì? nó có vai trò, cơ hội và thách thức như thế nào? Hãy cùng Mytrade tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

Kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức (tiếng anh là Knowledge Economy) là một nền kinh tế lấy việc lao động bằng tri thức để có thể sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế nhằm phát triển và thúc đẩy những sự đổi mới về khoa học và kỹ thuật.

Kinh tế tri thức bao gồm những hoạt động như chuyển giao, nghiên cứu về công nghệ,… nhằm tạo nên nhiều của cải vật chất và nâng cao được giá trị tinh thần của con người. Chung quy lại thì đây chính là nền kinh tế phát triển chủ yếu bởi sức mạnh của tri thức trong việc vận dụng hiệu quả những nguồn lực về kinh tế. Nhờ có nền kinh tế tri thức mà đời sống của con người ngày càng được nâng cao hơn rất nhiều.

Lịch sử phát triển của kinh tế tri thức

Nền kinh tế dần chuyển sang những yếu tố phi vật chất như là tri thức, thông tin hoặc sự sáng tạo ngày càng nhiều thay cho nền kinh tế dựa trên việc sử dụng và phân phối những yếu tố vật chất như trước (Solow, 1975 và  Machlup, 1962).

Vào năm 1969 thì nền kinh tế tri thức lần đầu tiên đã được định nghĩa và sau hơn 50 năm thì nền kinh tế tri thức cũng đã trở thành một xu hướng không thể phủ nhận cho đến nay.

Là một nền kinh tế của cấu trúc kinh tế mới, kinh tế tri thức cho thấy được những quan hệ kinh tế mới phát sinh dựa trên đầu vào cốt lõi mới là tri thức, là thông tin và đồng thời tạo ra những cơ hội cũng như thách thức mà mỗi quốc gia đều cần phải đối mặt khi hội nhập vào nền kinh tế mới trên toàn cầu.

Trên cơ sở xác định được tính chất của loại hình kinh tế này thì sau khi tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm về kinh tế tri thức và kể từ đó xu hướng mới chính thức bắt đầu được thống nhất vào đầu năm 1990.

Sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông chính là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của nền kinh tế tri thức. Nhà kinh tế nổi tiếng Becker G.S của đại học Chicago và Stanford (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng phần lớn sự tăng trưởng năng suất lao động của Mỹ là nhờ việc đầu tư công nghệ thông tin hoặc nhờ những tiến bộ của những sản phẩm công nghệ thông tin sau khi ông đã nghiên cứu ở trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2000.

Từ đây, chúng ta đều nhận định được rằng một trong những nhân tố mở đường cho nền kinh tế tri thức chính là công nghệ thông tin. Một số học giả cũng đã nhấn mạnh hơn rằng hiện tượng của kinh tế mới xuất hiện bởi nguyên nhân chính đó là công nghệ thông tin. Từ đó dẫn đến những lý thuyết về nền kinh tế thông tin hay còn gọi là kinh tế số, kinh tế mạng, kinh tế không trọng lượng,…

Khái niệm kinh tế tri thức ra đời nhằm nhấn mạnh việc sử dụng tri thức trong tất cả những lĩnh vực của bối cảnh nền công nghệ thông tin toàn cầu phát triển cùng với tốc độ mạnh mẽ chưa từng có.

Nhiều người thì cho rằng khi nền kinh tế tri thức xuất hiện đã đánh dấu sự chấm hết của một xã hội công nghiệp hiện đại lấy “tư bản” làm hạt nhân. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu cho sự ra đời của xã hội hậu công nghiệp mà ở đó hạt nhân chính đó là “tri thức”.

>> Tham khảo: Số CIF là gì? Cách tra cứu mã số CIF của các ngân hàng?

Đặc trưng và vai trò của nền kinh tế tri thức

Đặc trưng và vai trò của nền kinh tế tri thức

Đặc trưng và vai trò của nền kinh tế tri thức

Một ngành kinh tế có thể trở thành ngành kinh tế tri thức khi mà giá trị do tri thức tạo ra chiếm đến 70% tổng giá trị sản xuất của ngành đó. Trên thế giới thì nhiều nước đang phát triển và nước công nghiệp mới đều hướng mạnh vào kinh tế tri thức với những ngành nghề như: công nghệ phần mềm, thương mại điện tử, công nghệ thông tin… Một vài đặc điểm của nền kinh tế tri thức như sau:

Tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Tất cả chúng ta đều biết rằng, tri thức đóng một cực kỳ vai trò quan đối với nền kinh tế đang phát triển dựa vào tri thức. Việc con người áp dụng những nguồn tri thức vào hoạt động sản xuất của cải và vật chất chính là một tiền đề quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Để làm được điều này thì đòi hỏi đội ngũ lao động cần có chất xám, tay nghề cao và được đào tạo chuyên môn một cách bài bản.

Ví dụ về kinh tế tri thức: Sự cải tiến liên tục của những chương trình phần mềm máy tính, hệ thống của mạng kết nối như hệ thống điều hành taxi của Grab, Uber, mạng xã hội Facebook, Youtube, Google, …

Ưu thế của tri thức chính là không bị hao mòn, mất đi mà còn được gia tăng lên trong quá trình sử dụng. Những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri thức càng cao thì sẽ càng quý giá.

Sản xuất công nghệ là một hình thức sản xuất quan trọng

Đối với nền kinh tế công nghiệp thì việc tối ưu hóa cũng như hoàn thiện công nghệ sẵn có sẽ tạo nên được sự cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế tri thức thì cần phải luôn luôn nghiên cứu và sáng tạo không ngừng để sản xuất ra được nền công nghệ mới. Đây cũng chính là một hình thức sản xuất quan trọng nhất.

Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Tại sao lại nói lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất kinh doanh? Bởi đối với nền kinh tế tri thức thì lao động trí tuệ sẽ giúp tạo ra được rất nhiều sản phẩm mang giá trị cao. Theo đó thì cơ cấu lao động cũng được thay đổi từ trình độ thấp sang lao động trí tuệ.

Điều quan trọng chính là nguồn lực lao động cần phải luôn luôn được tri thức hóa. Chỉ có như vậy thì chất lượng nguồn lực lao động mới không ngừng đổi mới, sáng tạo hơn để bắt kịp được những nhu cầu mới nhất của xã hội. Năng lực và trí tuệ luôn luôn là những yếu tố mấu chốt mang lại tiềm năng phát triển cũng như nâng cao được tính cạnh tranh đối với mỗi quốc gia.

Kinh tế tri thức là một hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa

Nền kinh tế tri thức chỉ được tạo ra và phát triển khi mà lực lượng lao động sản xuất có trình độ cao cùng với hệ thống sản xuất có sự kết nối nối giữa các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia ở trên thế giới. Từ đó mà các quốc gia khắp thế giới sẽ tạo ra được những công dân toàn cầu có thể làm việc ở bất cứ đất nước nào mà có cùng trình độ và cần đến nền kinh tế này. Do vậy, đây chính là hệ quả tất yếu dẫn đến sự toàn cầu hóa.

Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Sở hữu trí tuệ chính là một sự đảm bảo pháp lý dành cho tri thức, như vậy thì sự sáng tạo mới được chú trọng, duy trì và tiếp tục sáng tạo.

Trong nền kinh tế tri thức thì nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới sẽ được xem là yếu tố quyết định để có thể nâng cao tiềm năng phát triển và tính cạnh tranh của một đất nước.

Cơ hội và thách thức của nền kinh tế tri thức

Cơ hội và thách thức của nền kinh tế tri thức

Cơ hội và thách thức của nền kinh tế tri thức

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân lực thì kinh tế tri thức chính là hình thái phát triển cao nhất. Điều này phản ánh được sự tiến bộ vượt bậc về mọi mặt của khoa học công nghệ, quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường,… Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế tri thức cũng tạo cho con người nhiều cơ hội và thách thức. Cụ thể:

Cơ hội

Chúng ta đều biết rằng, nền kinh tế tri thức đóng vai trò quan trọng đối với không chỉ mình Việt Nam mà cả thế giới. Nhờ phát triển vượt bậc của nền kinh tế tri thức đã tạo ra cho nhân loại rất nhiều cơ hội. Cùng điểm qua một số lợi thế của nền kinh tế tri thức như sau:

  • Hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng các nguồn nguyên liệu và năng lượng tự nhiên nên tạo ra được những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm đối với môi trường. Từ đó tạo nên tiền đề phát triển bền vững
  • Sản xuất sản phẩm theo đúng nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự cân bằng giữa cung và cầu và hạn chế hàng tồn kho
  • Cái mới liên tục được sáng tạo mà không phải từ những cái cũ phát triển lên
  • Quá trình nghiên cứu và sáng tạo của con người luôn không ngừng được thúc đẩy, phát triển ra những kỹ thuật công nghệ hiện đại;
  • Có sự ứng dụng công nghệ thực tế ảo hay còn gọi là VR trong những hoạt động  như học tập, xây dựng, thiết kế, kiến trúc, thực nghiệm khoa học,… giúp tiết kiệm được công sức, thời gian và tiền bạc. Đồng thời nâng cao được năng suất lao động.

Thách thức

Bên cạnh những cơ hội mà nền kinh tế tri thức mang lại thì con người vẫn còn phải đối mặt với những thách thức mới. Những thách thức này luôn đòi hỏi thế giới phải không ngừng đổi mới và đưa ra các giải pháp khắc phục. Những thách thức chủ yếu mà con người cần phải đối mặt:

  • Con người bắt buộc phải không ngừng học tập và sáng tạo nhiều cái mới để có thể thích ứng, bắt kịp với thời đại. Từ đó dẫn đến việc con người sẽ phải làm việc như một cỗ máy không có thời gian nghỉ ngơi để kiếm tìm được cái mới
  • Công nghệ, kỹ thuật thay đổi liên tục đã dẫn đến sự lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường
  • Sự phân hóa giàu nghèo gia tăng và gia tăng nguy cơ thất nghiệp ngày càng nhiều;
  • Áp dụng quá nhiều khoa học công nghệ hiện đại như tự động hóa hay robot thay thế cho sức lao động dẫn đến việc con người quá ỷ lại vào công nghệ, ít vận động gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Tình trạng nghiện các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính và lối sống ảo của giới trẻ cũng ngày càng cao

>> Tham khảo: Lợi tức là gì? Ý nghĩa, phân loại và cách tính lợi tức

Giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay

Giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay

Giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay

Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là khi mà nền kinh tế tri thức trở thành một xu hướng thiết yếu cho sự phát triển kinh tế trên Thế giới thì giải pháp để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam đang là một vấn đề được quan tâm rất nhiều. Cùng điểm qua một số giải pháp cụ thể dưới đây:

  • Đổi mới cơ chế, chính sách đồng thời tạo lập nên một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp chính là giải pháp đầu tiên được nhấn mạnh để phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên thì những cơ chế, chính sách đó đưa ra cần phải thực sự khuyến khích, để dựa trên những công nghệ mới buộc các doanh nghiệp cần phải luôn đổi mới đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm mới, công nghệ mới. Sự đổi mới này góp phần tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng và chống độc quyền.

  • Đào tạo nhiều nhân tài nhằm phát triển mạnh nguồn lao động trí tuệ và nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt nên đầu tư cho hoạt động phát triển giáo dục cũng như cải cách giáo dục.

Về đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật hoặc đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân và cả những công nhân lành nghề cũng cần phải gia tăng nhanh. Xem trọng quốc sách hàng đầu chính là việc coi trọng giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ. Đây chính là sự đột phá của nền kinh tế tri thức, đáp ứng được những nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.

  • Để có thể tiếp thu, làm chủ và vận dụng sáng tạo những tri thức khoa học – công nghệ mới nhất của thể giới thì sẽ cần phải tăng cường năng lực về khoa học – công nghệ quốc gia. Đây là một yếu tố cần thiết đối với sự phát triển của đất nước, xây dựng một nền khoa học – công nghệ tiên tiến từ những bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước.
  • Công nghệ thông tin chính là chìa khóa để đi vào được kinh tế tri thức vì vậy cần phải đẩy mạnh ứng dụng và phát triển nhằm phục vụ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoảng cách về công nghệ thông tin thì sẽ quyết định đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như khoảng cách đối với các nước khác.
  • Tạo nền tảng công nghệ phục vụ cho sự phát triển đất nước theo hướng hiện đại hóa bằng việc đẩy mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học – công nghệ, tạo ra được những yếu tố nền tảng của tri thức.

Đổi mới các cơ chế quản lý nhà nước về khoa học – công nghệ nhưng cần phải hướng vào việc thúc đẩy khoa học – công nghệ có sự gắn kết thực sự với hoạt động sản xuất – kinh doanh khoa học tạo ra được tri thức và của cải thì mới có thể đóng góp tích cực vào trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Cần phải đẩy mạnh ứng dụng các thành tự khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các khâu cũng như những lĩnh vực then chốt của kinh tế song song với hoạt động đầu tư cho nghiên cứu của khoa học – công nghệ cùng với khoa học – xã hội và nhân văn để có thể tạo ra được khả năng lan tỏa trong nền kinh tế đang phát triển theo xu hướng hiện đại.

  • Hình thành tài nguyên trí lực theo từng bước sau đó sẽ phát triển nó. Một kết cấu bao hàm nhiều năng lực chính là những tài nguyên trí lực, là sự kết hợp ở trong một cấu trúc bao gồm những nhân tố như: khả năng của trí nhớ, óc tưởng tượng, sức quan sát, sức sáng tạo cũng như những kỹ năng thực hành của con người để có thể tạo nên giá trị của tài nguyên trí lực mà trong đó thì kỹ năng là một yếu tố then chốt.
  • Tích cực chủ động hội nhập với quốc tế trong sự sáng tạo nhằm tranh thủ được nguồn ngoại lực kết hợp với nội lực để phát triển về khoa học – công nghệ, khai thác được tối đa lợi ích từ việc hội nhập mang lại để phục vụ cho mục tiêu chính của chúng ta là hiện đại hóa lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế của đất nước.

Giải đáp một số vấn đề liên quan đến nền kinh tế tri thức

Giải đáp một số vấn đề liên quan đến nền kinh tế tri thức

Giải đáp một số vấn đề liên quan đến nền kinh tế tri thức

Xoay quanh nền kinh tế tri thức thì sẽ có vô vàn những câu hỏi cần lời giải đáp. Những thắc mắc chủ yếu của mọi người sẽ được giải đáp tường tận.

Nền kinh tế tri thức chủ yếu dựa vào đâu để có thể phát triển?

Đáp án cho câu hỏi này chính nền kinh tế tri thức chủ yếu là dựa vào tri thức và việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức

Yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức chính là khoa học và công nghệ hiện đại.

Một nước có trình độ phát triển kinh tế tri thức như thế nào thì cần phải phải xem xét yếu tố gì?

Để đánh giá được một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tri thức hay không thì yếu tố đầu tiên cần cần phải xem xét đó chính là tỷ trọng của nền kinh tế tri thức trong GDP.

Trong nền kinh tế tri thức thì tài nguyên nào đóng vai trò quan trọng nhất?

Đáp án cho câu hỏi này đó chính là trí lực là nguồn tài nguyên quan trọng nhất.

Yếu tố quyết định đến sự phát triển sản xuất của nền kinh tế tri thức là gì?

Đáp án cho câu hỏi này đó chính là nhân lực tri thức.

Kết luận 

Vậy nền kinh tế tri thức chính là kinh tế phát triển sử dụng hiệu quả những nguồn lực dựa trên sức mạnh của tri thức, bao gồm: chuyển giao các hoạt động, cải tiến công nghệ, nghiên cứu các công nghệ để tạo ra được nhiều của cải vật chất nhằm mục đích nâng cao được chất lượng sống của con người. Từ đó hướng đến toàn cầu hóa nền kinh tế nhờ vào nguồn nhân lực đã có chuyên môn cao và hàm lượng chất xám trong sản phẩm tăng dần theo thời gian.

Để tìm hiểu thêm về nền kinh tế tri thức hoặc cần hỗ trợ giao dịch, nhà đầu tư hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp nhanh nhất. 

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

Nền tảng giao dịch Mytrade

Nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán Mytrade đang là một trong số những nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam bởi sự an toàn và giao dịch được thực hiện nhanh chóng. Tải app Mytrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm nền tảng đầu tư mới.

 

  • Bài viết nổi bật