Lợi nhuận giữ lại là gì? Công thức tính lợi nhuận giữ lại

Trong lĩnh vực tài chính, khi nhắc đến lợi nhuận giữ lại chắc chắn ai cũng sẽ biết nếu như theo dõi thị trường này lâu năm. Chỉ số này sẽ thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp lời hay lỗ qua mỗi kỳ. Bài viết hôm nay, Mytrade sẽ phân tích chi tiết hơn lợi nhuận giữ lại là gì và cách sử dụng nó như thế nào để bạn rõ hơn nhé

Lợi nhuận giữ lại là gì?

Lợi nhuận giữ lại là gì?

Lợi nhuận giữ lại là gì?

Lợi nhuận giữ lại (còn gọi là Retained Earnings) chính là khoản lợi nhuận ròng sau thuế của doanh nghiệp khi đã trừ đi phần cổ tức cho các cổ đông và hoàn thành chi trả những nghĩa vụ thuế. Lợi nhuận giữ lại này có thể được hiểu chính  là phần lợi nhuận sau cùng của một doanh nghiệp.

Khoản lợi nhuận giữ lại này thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục phục vụ cho các mục đích đầu tư hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh để giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều giá trị hơn. Ngoài ra, đây cũng chính là một trong những tiêu chí quan trọng giúp gia tăng về giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên thì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tạo ra được những khoản lợi nhuận giữ lại. Nếu như tình hình kinh doanh không tốt, mức thu nhập ròng không đảm bảo thì phần lợi nhuận giữ lại hoàn toàn có thể chỉ là một số âm. Đối với doanh nghiệp có chỉ số lợi nhuận càng cao thì đồng nghĩa việc đánh giá về hiệu quả kinh doanh cũng cực kỳ tốt

Vai trò của lợi nhuận giữ lại

Khoản lợi nhuận giữ lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với các cổ đông cũng như sự phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Đây là khoản tiền giúp cho doanh nghiệp đối phó được với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Cũng chính nhờ phần lợi nhuận giữ lại mà các doanh nghiệp có thể phòng tránh được các rủi ro và hạn chế bớt nguy cơ phải đi vay vốn gấp. Lợi nhuận giữ lại sẽ giúp giảm bớt được phần cổ tức phân chia, đồng nghĩa với việc các cổ đông sẽ giảm được một phần thuế cần phải chi trả trên cổ tức

Ngoài ra, lợi nhuận giữ lại còn có tác dụng giúp cho doanh nghiệp có vốn để phát triển, đáp ứng những hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên. Đây chính là khoản tiền ở dạng tiền mặt và có tính thanh khoản cao, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được các cơ hội đầu tư.

Lợi nhuận giữ lại còn thể hiện được mối liên hệ giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Lợi nhuận giữ lại sẽ được báo cáo tại bảng cân đối kế toán theo phần vốn chủ sở hữu của các cổ đông vào cuối của mỗi kỳ kế toán. Những dữ liệu trên chính là căn cứ để tính được các giá trị liên quan, trong đó thì có chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại bởi chúng được ghi nhận theo vốn chủ sở hữu của các cổ đông và kết nối với hai báo cáo.

Đặc điểm của lợi nhuận giữ lại

  • RE chính là phần thu nhập giữ lại hay là khoản thặng dư mà doanh nghiệp kiếm được.
  •  Giá trị RE dương thể hiện được doanh nghiệp làm ăn có lãi. Ngược lại, giá trị RE âm thì thể hiện doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. 
  • Thông thường, khi mà RE của doanh nghiệp có xu hướng gia tăng giữa những kỳ kế toán thì doanh nghiệp đang kinh doanh đó đúng hướng và nên sử dụng RE để tái tiến hành đầu tư, mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh.
  • Khi RE của doanh nghiệp có xu hướng giảm thì tức là doanh nghiệp đang có những khoản nợ ròng và RE không đủ để bù đắp cho các khoản nợ của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận giữ lại được xem là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng, phản ánh về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể

  • Thứ nhất, lợi nhuận giữ lại trong mỗi kỳ kế toán sẽ cho chủ doanh nghiệp và nhà quản lý biết được mức thu nhập thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi được các khoản thuế và cổ tức cho cổ đông. Từ đó, dựa vào mức lợi nhuận giữ lại là lớn hay nhỏ thì các nhà quản lý sẽ điều chỉnh được kế hoạch kinh doanh ở trong các kỳ tiếp theo nhằm thu được phần lợi nhuận tối đa. 

Nhà quản lý có thể điều chỉnh được các chi phí và sản xuất hoặc chi phí vận hành quản lý doanh nghiệp, cũng như có được các thay đổi ở trong cách thức trả cổ tức cho cổ đông.

  • Thứ hai, lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa đối với những cổ đông dài hạn của công ty: Cổ đông dài hạn thường sẽ có ưu tiên hàng đầu về vấn đề phát triển và mở rộng được hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy mà họ mong muốn được trả thu nhập ở dưới dạng cổ tức và sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư mở rộng doanh nghiệp thay vì việc chia cổ tức. 
  • Thứ ba, RE có ý nghĩa đối với những cổ đông ngắn hạn của công ty: Cổ đông ngắn hạn thường sẽ quan tâm nhiều hơn về những khoản thu nhập từ hoạt động nắm giữ cổ phiếu của công ty. Họ mong muốn được chia cổ tức ở dưới dạng tiền mặt thay vì phải nhận thêm cổ phiếu.

>> Tham khảo thêm: Lợi nhuận bình quân là gì? Công thức tính lợi nhuận bình quân

Công thức tính lợi nhuận giữ lại

Công thức tính lợi nhuận giữ lại

Công thức tính lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng – Cổ tức

Trong đó:

  • Lợi nhuận giữ lại ban đầu: chính là số lợi nhuận còn lại từ các năm trước đó.
  • Thu nhập ròng: chính là lợi nhuận sau thuế bởi thu nhập ròng và được tính bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí.

Thu nhập ròng = Tổng số doanh thu – Tổng chi phí

 Tổng doanh thu: Doanh thu thuần + Lợi nhuận đến từ hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường

Tổng chi phí: Giá vốn hàng bán + Chi phí để quản lý doanh nghiệp + Chi phí quảng cáo, marketing + Chi phí bất thường + Các khoản thuế của doanh nghiệp

  • Cổ tức: là phần chi trả cho các cổ đông (Cổ tức, lợi nhuận phải trả)

Có thể thấy rằng, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẽ có lợi nhuận giữ lại. Nếu như thu nhập ròng không đảm bảo thì phần giá trị của lợi nhuận giữa lại cũng có thể mang dấu âm (-).

Tóm lại, lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận sau thuế giữ lại để bổ sung vốn trong doanh nghiệp. Giá trị này dương sẽ thể hiện nhiều cơ hội đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu như giá trị này âm thì thể hiện tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn. Đồng nghĩa rằng doanh nghiệp không có khoản vốn để đáp ứng được các nhu cầu thường xuyên trong kỳ kế tiếp. 

Lợi nhuận giữ lại được sử dụng như thế nào

Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp sẽ thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào từng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những quyết định đến từ phía các cổ đông và nhà quản lý. 

Thông thường thì lợi nhuận giữ lại được sử dụng với các mục đích sau:

  • Thu nhập có thể được phân phối (đầy đủ hay một phần) giữa những chủ doanh nghiệp (cổ đông) ở dưới dạng cổ tức.
  • Nó có thể được đầu tư để mở rộng cho các hoạt động kinh doanh hiện tại, như gia tăng năng lực sản xuất của những sản phẩm hiện có hay thuê thêm đại diện bán hàng. 
  • Nó có thể được đầu tư để chạy cho một sản phẩm/phiên bản mới, như có một nhà sản xuất tủ lạnh đột phá sản xuất máy điều hòa không khí hay một nhà sản xuất bánh quy tung ra những phiên bản có vị cam hoặc dứa. 
  • Tiền cũng có thể được sử dụng cho bất kì sự hợp nhất, mua lại hay hợp tác nào có thể dẫn đến sự triển vọng kinh doanh được cải thiện. 
  • Nó cũng có thể được sử dụng để mua lại các cổ phần.
  • Lợi nhuận có thể được sử dụng để chi trả bất kỳ khoản nợ nào mà doanh nghiệp có thể có. 

Lựa chọn đầu tiên sẽ dẫn đến tiền kiếm được thì chảy ra khỏi sổ sách và tài khoản của doanh nghiệp đó mãi mãi. Bởi các khoản thanh toán cổ tức là không thể thay đổi được. Tuy nhiên thì tất cả những lựa chọn khác giữ lại tiền thu nhập để sử dụng ở trong doanh nghiệp và các khoản đầu tư, tài trợ như vậy, sẽ tạo nên lợi nhuận giữ lại.

Theo định nghĩa thì lợi nhuận giữ lại là thu nhập hoặc lợi nhuận ròng tích lũy của một doanh nghiệp sau khi hạch toán cổ tức. Nó cũng sẽ được gọi là thặng dư thu nhập và đại diện cho số tiền dự trữ, vốn có sẵn cho ban quản lý công ty để có thể tái đầu tư vào doanh nghiệp. Khi mà được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của tổng lợi nhuận, nó còn được gọi là phần tỉ lệ giữ lại (retention ratio) và bằng (1 - tỷ lệ chi trả cổ tức).

Mặc dù lựa chọn cuối cùng là thanh toán nợ sẽ dẫn đến việc tiền bị chảy ra ngoài, nhưng nó vẫn có sự tác động đến tài khoản của doanh nghiệp, như tiết kiệm được những khoản thanh toán lãi ở trong tương lai, đủ điều kiện để quy vào phần lợi nhuận giữ lại. 

Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại

Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ  lại

Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại

Về bản chất, chỉ số lợi nhuận giữ lại của bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ đều chịu sự ảnh hưởng bởi 3 yếu tố bao gồm: lợi nhuận giữ lại ban đầu, thu nhập ròng và cổ tức.

Lợi nhuận giữ lại ban đầu

Đây chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ (số dư cuối kỳ) của kỳ kế toán này thì sẽ trở thành số dư đầu kỳ của kỳ kế toán tiếp theo (hay chính là lợi nhuận giữ lại ban đầu của kỳ kế toán đó). Lợi nhuận giữ lại sẽ được cộng dồn dựa trên lợi nhuận giữ lại đầu kỳ. 

Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ thường sẽ xảy ra 3 trường hợp: dương, âm hoặc bằng 0. Nếu như lợi nhuận giữ lại RE dương tức là ở kỳ kế toán trước doanh nghiệp làm ăn có lãi. Nếu như lợi nhuận giữ lại ban đầu (số dư đầu kỳ) âm tức là doanh nghiệp đó có khoản lỗ ròng từ kỳ trước (thu nhập giữ lại của kỳ trước không đủ để bù đắp cho các khoản nợ của doanh nghiệp cũng như không đủ để chia cổ tức cho các cổ đông).

Thu nhập ròng

Khi mức thu nhập ròng có sự thay đổi hay biến động thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Trường hợp mà mức thu nhập ròng tăng thì đồng nghĩa với việc sẽ đóng góp vào sự gia tăng của thu nhập giữ lại. Khi thu nhập ròng giảm thì phần lỗ ròng sẽ xảy ra và làm cho lợi nhuận giữ lại bị thâm hụt. 

Thu nhập ròng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những khoản mục như: giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khấu hao,… Như vậy, khi những khoản mục này có sự biến động thì cũng sẽ dẫn đến thu nhập ròng biến động và kết quả là lợi nhuận giữ lại bị ảnh hưởng tăng hoặc giảm.

Cổ tức

Cổ tức chính là yếu tố thứ ba có sức ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể trả cổ tức cho các cổ đông theo hai cách thức: trả cổ tức bằng tiền mặt hay trả cổ tức bằng cổ phiếu. 

Trường hợp 1: Doanh nghiệp sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt: 

Việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ là dòng tiền ra, làm giảm khoản mục tiền mặt ở trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Do vậy, việc trả cổ tức bằng tiền mặt (tài sản lưu động) sẽ làm giảm đi lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu:

Trả cổ tức bằng cổ phiếu tức là việc các cổ đông nhận được thu nhập là cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp và các tài khoản vốn góp bổ sung. Trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ không làm giảm dòng tiền trong doanh nghiệp, dẫn đến không làm giảm khoản mục tiền mặt ở trong bảng cân đối kế toán và không làm giảm phần thu nhập giữ lại.

Tuy nhiên, khi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm cho quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên, nhưng phần số lượng cổ phiếu tăng và làm giảm giá trị trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp.

>> Tham khảo thêm: Lãi suất thả nổi là gì? Ưu, nhược điểm và Cách tính lãi suất thả nổi

Lợi ích và chi phí của lợi nhuận giữ lại

Lợi ích và chi phí của lợi nhuận giữ lại

Lợi ích và chi phí của lợi nhuận giữ lại

Khi tạo ra được một phần lợi nhuận giữ lại đủ lớn chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ có rất nhiều các lợi ích cho việc phát triển, xây dựng công ty. Tuy nhiên thì khoản tiền này cũng sẽ sinh ra một vài chi phi. Vì thế, khi tính toán doanh nghiệp cần phải phân tích được rõ 2 mặt lợi ích và chi phí của lợi nhuận giữ lại.

Lợi ích của lợi nhuận giữ lại

  • Đây là khoản lợi nhuận có nhiều lợi ích cho những cổ đông lâu năm trong doanh nghiệp. Và giúp cho họ gắn kết lâu dài với doanh nghiệp để cùng nhau xây dựng doanh nghiệp vững mạnh hơn.
  • Khi có những vấn đề liên quan đến tiền bạc mà chi phí phát sinh cao thì nhờ vào khoản lợi nhuận giữ lại này giúp doanh nghiệp có thể đối phó kịp thời. Hạn chế nguồn vốn bị thâm hụt và phải đi vay vốn khắp nơi.
  • Doanh nghiệp sẽ luôn cần có 1 nguồn vốn để phát triển, xây dựng và đáp ứng được các hoạt động thường xuyên.
  • Vốn lợi nhuận giữ lại được thể hiện ở dưới dạng tiền mặt và có tính thanh khoản cao. Nhờ vào đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được các cơ hội đầu tư và đúng thời điểm.

Chi phí của lợi nhuận giữ lại

Đi đôi với lợi ích thì việc giữ lại một nguồn tiền mặt doanh nghiệp cũng có thể sẽ tạo ra các khoản chi phí và một số mâu thuẫn:

  • Đối với việc giữ tiền mặt với giá trị lớn thì sẽ làm cho chi phí đại diện tăng lên. Điều này sẽ dễ dẫn đến xảy ra những mẫu thuận về mặt đại diện giữa các cổ đông – nhà quản trị. Khoản tiền lợi nhuận tự do này sẽ được chi tiêu theo quyết định của các nhà quản trị. Đặc biệt, với số tiền lớn thì các cổ đông thường lo sợ khi mà người nắm quyền đi ngược với các ý kiến của họ.
  • Việc giữ tiền mặt là một hình thức mang tính sinh lời thấp. Và việc giữ khoản tiền này ở mức cao sẽ làm cho doanh nghiệp có thể bỏ qua một số cơ hội đầu tư. Cụ thể, nếu như đầu tư bằng cách gửi tiền vào ngân hàng thì khoản tiền này cũng có thể sinh lãi

Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại là gì?

Đây là một chỉ báo có chức năng cập nhật về tình hình giữa mức lợi nhuận sau thuế được giữ lại để phục vụ tái đầu tư. Đây là chỉ tiêu căn bản để những nhà phân tích xem xét sự phát triển trong một doanh nghiệp sẽ đi theo chiều hướng thế nào trong tương lai.

Công thức tính tỷ lệ lợi nhuận giữ lại:

Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = (lợi nhuận giữ lại / cho lợi nhuận sau thuế) * 100%

Từ công thức này thì tỷ số đó đã phản ánh được số lợi nhuận được giữ lại so với số lợi nhuận sau thuế. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ có thêm một công thức tính nữa đối với tỷ số này như sau:

Lợi nhuận giữ lại sẽ được tính ra với những thông số là tổng giữa lợi nhuận giữ lại ban đầu cùng với tổng số thu nhập ròng loại bỏ đi cổ tức.

Kết luận 

Lợi nhuận giữ lại chính là giá trị thu về ròng (sau thuế) còn lại của một doanh nghiệp sau khi họ đã thanh toán phần cổ tức cho các cổ đông. Khi lợi nhuận giữ lại dương thì doanh nghiệp đó đang có lãi, còn âm thì doanh nghiệp đang bị thua lỗ. Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ không tiến hành chia lợi nhuận giữ lại bằng tiền mặt mà quy đổi thành các cổ phiếu và chi trả qua cổ tức để có được nguồn vốn ngay lập tức để gia tăng quy mô doanh nghiệp.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lợi nhuận giữ lại hoặc muốn hỗ trợ tham gia giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983 668 883 để được giải đáp một cách nhanh nhất.

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín hiện nay

Hiện nay, nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán Mytrade tại thị trường Việt Nam luôn luôn đồng hành cùng với Quý khách hàng ở trong suốt quá trình giao dịch ở trên thị trường chứng khoán nhằm giúp cho các khách hàng phòng tránh được rủi ro và mang về hiệu quả đầu tư tối ưu nhất. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

 

  • Bài viết nổi bật