OPEC là gì? Mục tiêu hoạt động của tổ chức OPEC

Tại thủ đô Vienna của Áo là một trong những nơi có tòa nhà và di tích đẹp như tranh vẽ nhất ở Châu Âu, nhưng có một tòa nhà rất quan trọng nằm tại  trung tâm thành phố không thể bỏ lỡ đó là trụ sở chính của OPEC. Mặc dù đây không phải là điểm thu hút khách du lịch lớn nhất tại Vienna nhưng tòa nhà trụ sở chính lại toát ra vẻ đoàn kết và những quyết định của tổ chức này có tác động trực tiếp đến giá dầu trong tương lai. Vậy OPEC là gì

OPEC là gì?

OPEC là gì? OPEC là gì?

OPEC (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries) là một tổ chức đa chính phủ thường trực của 14 quốc gia phát triển xuất khẩu dầu mỏ cũng như điều phối và thống nhất các chính sách về dầu khí của những quốc gia được thành lập vào tháng 9/1960 tại Hội nghị Baghdad. Trong tổ chức OPEC có năm quốc gia thành viên sáng lập: Iraq, Iran, Vương quốc Ả Rập Xê Út, Kuwait và Venezuela.

Sau đó những thành viên tiếp theo cũng lần lượt gia nhập vào tổ chức OPEC như Qatar (1961), Libya (1962), UAE (1967), Algeria (1969) và Nigeria (1971), Indonesia (1962-2008), Ecuador (1973-1992) và Gabon (1975-1994) đã từng thành viên của OPEC. Trong 5 năm đầu tiên, tổ chức OPEC được đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ và sau đó vào tháng 9 năm 1965, tổ chức đã chuyển đến thủ đô Vienna ở Áo. Các thành viên trong tổ chức OPEC đã khai thác được khoảng 40% trên tổng sản lượng dầu lửa cũng như nắm giữ đến ¾ dự trữ dầu thế giới. Thành viên tổ chức OPEC sản xuất khoảng 40% tổng lượng dầu trên thế giới và nắm giữ đến 3/4 trữ lượng dầu mỏ của thế giới. OPEC linh hoạt trong việc điều chỉnh hạn ngạch khai thác của những nước thành viên và từ đấy dễ dàng kiểm soát giá dầu. Hội nghị bộ trưởng phụ trách dầu mỏ và năng lượng trong tổ chức OPEC được tổ chức hai lần một năm nhằm mục đích đánh giá thị trường dầu và đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo nguồn cung dầu.

Bộ trưởng của những quốc gia thành viên luân phiên nhau dựa trên nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch cho tổ chức hai năm một lần trong nhiệm kỳ. 

Mục tiêu hoạt động của tổ chức OPEC

Mục tiêu hoạt động của tổ chức OPEC Mục tiêu hoạt động của tổ chức OPEC là gì?

Tổ chức OPEC có mục tiêu hoạt động chính thức được quy định trong Quy chế thành lập tổ chức chính là phối hợp và thống nhất những chính sách khai thác dầu giữa các quốc gia thành viên nhằm mục đích ổn định giá dầu thế giới ở mức công bằng và ổn định cho các nước sản xuất. Đồng thời đảm bảo nguồn cung dầu ổn định cho những nước tiêu dùng cũng như đảm bảo mức độ lợi nhuận cho nhà đầu tư, từ đấy bảo vệ quyền lợi của các quốc gia thành viên.

Hay nói cách khác, bản chất của OPEC chính là một liên minh kinh tế giữa những nước sản xuất dầu với nhau để duy trì cấu trúc giá và phản ánh lợi ích của các nước thành viên qua việc điều phối định giá, xây dựng hạn ngạch cho quốc gia thành viên để điều chỉnh lượng dầu khai thác.

>> Tham khảo: Bán chui cổ phiếu là gì? Mức phạt của việc bán chui cổ phiếu

Tổ chức OPEC gồm những cơ quan nào?

Các cơ quan của tổ chức OPEC gồm có:

  • Hội nghị là một cơ quan cao nhất được triệu tập tối thiểu hai lần một năm. Hội nghị chính là người có thẩm quyền xây dựng những chủ trương tổ chức, bổ nhiệm giám đốc với nhiệm kỳ hai năm và chủ tịch hội đồng quản trị với nhiệm kỳ hàng năm. Hội đồng quản trị thông qua các quyết định căn cứ vào nguyên tắc thống nhất.
  • Hội đồng giám đốc là bộ phận quản trị của tổ chức.
  • Ban Thư ký (có Tổng thư ký đứng đầu) là cơ quan chấp hành, trong đấy có ủy ban kinh tế phân tích về tình hình chung của thị trường dầu và chuẩn bị những chính sách khuyến nghị của các nước sản xuất dầu.

Quá trình hình thành phát triển của tổ chức OPEC

Ngành công nghiệp dầu hiện nay đem đến những đặc điểm của mô hình đa nhân tố. Có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không yếu tố nào trong số đó có thể duy trì sự ổn định trên thị trường một mình.

Tầm quan trọng của tổ chức OPEC đã giảm sau khi đạt đỉnh cao vào giữa những năm 1970 nhưng chưa có bất kỳ tổ chức nào có khả năng thay thế nó.

Tầm quan trọng của tổ chức OPEC bị suy giảm, đồng nghĩa với việc cần sự nỗ lực chung của thế giới về tiết kiệm nhiều năng lượng và tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Trong cơ cấu công ty của ngành thì những doanh nghiệp nhà nước hiện đang đóng vai trò số một. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ tính đến năm 2007 có gần đến 78% sản lượng dầu trên thế giới được sản xuất bởi 50 công ty và 70% trong số sản lượng đó được sản xuất bởi những công ty dầu mỏ nhà nước. Vậy lịch sử hoạt động của tổ chức OPEC là gì?

Quá trình hình thành phát triển của tổ chức OPEC Quá trình hình thành phát triển của tổ chức OPEC

  • 14/9/1960: tổ chức OPEC được thành lập theo sự đề xuất của Venezuela tại  Batda.
  • Năm 1965: OPEC chuyển trụ sở đến thủ đô Vienna ở Áo. Những thành viên trong tổ chức đồng ý về chính sách khai thác chung nhằm bảo vệ giá.
  • Năm 1970: giá dầu được tăng đến 30% và tăng thuế tối thiểu áp dụng cho những doanh nghiệp khai thác dầu mỏ lên tới 55% lợi nhuận.
  • Năm 1971: Tăng giá dầu sau những cuộc đàm phán với các tập đoàn khai thác dầu mỏ và tiến đến đạt được tỷ lệ quốc gia hóa 50% của các tập đoàn.
  • Năm 1973: Giá dầu tăng từ 2,89 USD/thùng lên 11,65 USD/thùng. Tại thời điểm này gọi là cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần một bắt đầu diễn ra, OPEC đã khai thác được 55% lượng dầu thế giới.
  • Trong những năm từ 1974 đến 1978: giá dầu lại tăng lên từ 5 đến 10% gần như nửa năm tăng giá một lần để chống lại vấn đề lạm phát của đồng đô la.
  • Năm 1979: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai diễn ra. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo về giá dầu tăng từ 15,5 USD/thùng lên 24 USD/thùng. Algeria, Libya và Iraq thậm chí còn yêu cầu lên đến 30 USD/ thùng.
  • Năm 1980: Đỉnh điểm chính sách giá cao của tổ chức OPEC. Ả Rập Xê Út đòi 32 USD, Libya yêu cầu 41 USD và những quốc gia thành viên còn lại 36 USD/ thùng dầu.
  • Năm 1981: Mức tiêu thụ dầu giảm khi những nước công nghiệp hóa rơi vào tình trạng cuộc khủng hoảng nền kinh tế và bắt nguồn từ khủng hoảng dầu mỏ lần một do giá dầu cao và nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng dầu tiêu thụ dầu trên thế giới đã giảm 11% từ năm 1979 đến năm 1983 và thị phần của OPEC trên thị trường toàn cầu giảm xuống chỉ còn 40%.
  • Năm 1982: Việc lựa chọn cắt giảm số lượng dầu sản xuất đã được thông qua nhưng không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của tổ chức OPEC lại tiếp tục giảm xuống còn 33% và đến năm 1985 giảm còn 30% trên tổng số khai thác dầu của thế giới. Lượng dầu khai thác đã giảm xuống tới mức thấp kỷ lục 17,34 triệu thùng/ ngày.
  • Năm 1983: Giá dầu giảm từ mức 34 USD xuống còn 29 USD/thùng và giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu/thùng/ngày.
  • Năm 1986: Giá dầu giảm xuống mức dưới 10 USD/thùng do lượng dầu sản xuất bị thừa nên một số nước của tổ chức này giảm giá dầu mạnh.
  • Năm 1990: Giá dầu tăng lại dao động từ khoảng 18 đến 21 USD/thùng. Do chiến tranh của vùng vịnh mà giá dầu đạt mức cao.
  • Năm 2000: Giá dầu đã biến động mạnh, vượt qua cả mốc thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu như trong quý I, chỉ với 9 USD người ta có thể mua cả một thùng dầu thì trong quý IV giá dầu vượt quá mức trên 37 USD/thùng. Các thành viên của tổ chức OPEC đã đồng ý giữ giá dầu ở mức 22 đến 28 USD/thùng.
  • Năm 2005: Tổ chức này quyết định giữ nguyên sản lượng dầu là 27 triệu thùng. Các thành viên OPEC đã đồng ý “tạm dừng” việc giữ giá dầu ở mức 22 đến 28 USD/thùng.
  • Sau một khoảng thời gian dài từ năm 2007, giá dầu đã liên tục tăng trưởng, thậm chí có thời điểm đạt đến mức gần 150 USD/thùng, hiện nay (tháng 5/2022) giá dầu đang đứng giữa mức trên dưới 115 USD/thùng.

>> Xem thêm: Lãi ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính lãi ròng chính xác

Tổ chức OPEC ảnh hưởng như thế nào đến giá dầu mỏ

Nhìn chung, giá dầu được xác định dựa trên mối quan hệ giữa cung và cầu, được thúc đẩy bởi ba lực lượng chính:

  • Nguồn cung: Sản lượng sản xuất là yếu tố thúc đẩy giá chính khi nói đến dầu. Điều này giải thích tại sao tổ chức OPEC + quyết định hạn chế nguồn cung để hỗ trợ giá.
  • Nhu Cầu: Xu hướng cầu trên toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của giá cả. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu thống trị nhu cầu trên toàn cầu với sản lượng tiêu thụ khoảng 45 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.
  • Suy đoán về giá: Giá dầu dựa trên thị trường tương lai, tức là suy đoán của thị trường về những sự kiện và xu hướng tiềm ẩn có thể tác động trực tiếp đến giá dầu.

Giá trị của Đô la Mỹ cũng có tác động trực tiếp đến giá dầu. Bởi dầu được định giá bằng đô la Mỹ, vì thế giá dầu có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trị của đô la Mỹ. Khi giá trị của đồng đô la tăng lên thì giá dầu sẽ giảm và ngược lại. Mặt khác, có một số loại tiền tệ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá dầu. 

Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu của tổ chức OPEC

Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu của tổ chức OPEC Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu của tổ chức OPEC

Công cụ chính được tổ chức OPEC sử dụng để điều chỉnh sản lượng dầu bán ra trên thị trường của những nước thành viên chính là hạn ngạch sản xuất. Đại diện của các quốc gia thành viên họp mỗi năm 2 lần nhằm mục đích thiết lập chính sách sản xuất chung trong tương lai dựa trên những dự báo toàn cầu về cung và cầu dầu lửa. Mỗi hội nghị của tổ chức OPEC đều đặt ra hạn ngạch sản xuất mới, chia theo tỉ lệ tương ứng cho những quốc gia thành viên.

Cam kết của những nước thành viên đối với hạn ngạch sản xuất không phải lúc nào cũng nhất quán và đặc biệt là những nước có sản lượng nhỏ thì thường xuyên vượt quá hạn ngạch được phép của mình. 

Những nước thành viên có sản lượng lớn, đặc biệt là Ả Rập Xê Út thì thường phải cắt giảm sản lượng của mình để bù đắp cho việc sản xuất quá hạn ngạch của những thành viên khác. Việc giá dầu sụt giảm giữa trong những năm 1980 và cuối những năm 1990 một phần là do những thành viên thiếu tính cam kết trong việc tuân thủ hệ thống hạn ngạch.

Kết luận 

Qua bài viết chia sẻ ở trên giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về OPEC là gì và cùng nhìn lại lịch sử của tổ chức OPEC thì khó ai có thể nói rằng tổ chức này đã thành công rực rỡ. Mặc dù tổ chức OPEC có nhiều nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới trên sổ sách, tuy nhiên họ đã không thể có được chỗ đứng trên thị trường dầu toàn cầu và ổn định giá cả như sứ mệnh đã đề ra. Những cuộc đấu đá nội bộ của tổ chức OPEC là một phần của vấn đề cũng như sự bất lực của họ trong các năm qua để giữ kỷ luật và tuân thủ những thỏa thuận đã được đưa ra.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về tổ chức OPEC hoặc cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện giao dịch hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 của Mytrade để nhận được những tư vấn nhanh nhất, chính xác nhất đến từ các chuyên gia của chúng tôi.

  • Bài viết nổi bật