ROCE là gì? Ý nghĩa và Cách tính ROCE

Nếu bạn chưa nắm rõ được chỉ số ROCE là gì thì Mytrade sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về công cụ tài chính này. Cụ thể bao gồm khái niệm, cách để xác định chỉ số này, cũng như ý nghĩa đối với doanh nghiệp và những nhà đầu tư hoặc một số lưu ý khi sử dụng chỉ số ROCE. Nhờ đó thì các nhà đầu tư sẽ có thêm một công cụ hữu ích trong việc đánh giá về tỷ lệ thu nhập cụ thể dựa theo số vốn đã dùng. 

Chỉ số ROCE là gì?

Chỉ số ROCE là gì?

Chỉ số ROCE là gì?

ROCE (viết tắt của cụm Return on Capital Employed) tức là tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng. Chỉ số này được thể hiện ở dưới dạng phần trăm, nhằm mục đích đo lường về khả năng sinh lời cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Tỷ lệ ROCE cực kỳ quan trọng bởi nó cho doanh nghiệp sẽ biết được mức độ sinh lời từ số vốn đầu tư ban đầu. Từ đó thì doanh nghiệp sẽ biết được việc sử dụng nguồn vốn của mình có mang lại hiệu quả hay không và nên điều chỉnh các vấn đề gì để thu hồi được lợi nhuận. Các nhà đầu tư sử dụng chỉ số ROCE để đánh giá được tiềm năng phát triển của một công ty. 

Ý nghĩa của chỉ số ROCE

Chỉ số ROCE có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả nhà đầu tư và doanh nghiệp. Ý nghĩa của chỉ số ROCE cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp

  • Việc tính toán chỉ số ROCE cho biết phần lợi nhuận tạo ra trên 1 đồng vốn sử dụng. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng đến chỉ số này để có thể đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp sau khi đã bỏ ra một số lượng vốn đầu tư đáng kể.
  • Chỉ số ROCE cũng hỗ trợ cho giám đốc doanh nghiệp những kiến thức về tối ưu hòa vốn, đồng thời là một công cụ hữu hiệu ở trong việc đánh giá dự báo về vấn đề tăng trưởng của doanh nghiệp. 

Đối với các nhà đầu tư

  • ROCE đặc biệt thích hợp sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và so sánh về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở trong lĩnh vực sử dụng nhiều vốn (ví dụ như công ty điện lực, dầu khí, viễn thông…).
  • Chỉ ROCE trợ giúp cho nhà đầu tư trong việc so sánh khả năng sinh lời của hai doanh nghiệp ở trong cùng lĩnh vực. Chỉ số ROCE mà càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ càng mạnh.  

Ví dụ: Theo ví dụ ở trên ta có thêm dữ liệu Doanh nghiệp A có lợi nhuận 100 tỷ VNĐ với số doanh thu là 1000 tỷ VNĐ. Doanh nghiệp B thì có lợi nhuận 150 tỷ với số doanh thu là 1000 tỷ đồng. 

Trường hợp chỉ xét về mức sinh lợi nhuận thì có thể thấy rằng doanh nghiệp A có biên độ lợi nhuận 10% thấp hơn doanh nghiệp B là 15%. Nếu như xét thêm tiêu chí lượng vốn sử dụng ban đầu để có được mức lợi nhuận và doanh thu đó thì kết quả hoàn toàn có thể sẽ khác biệt. 

Giả sử như vốn của doanh nghiệp A là 500 tỷ VNĐ, còn doanh nghiệp B là 1000 tỷ VNĐ. Lúc này ROCE của doanh nghiệp A là 20 % (100/500) và doanh nghiệp B là 15% (150/1000). Qua đó có thể thấy rằng doanh nghiệp A đã sử dụng vốn hiệu quả hơn doanh nghiệp B. 

>> Tham khảo thêm: Indicator là gì? Một số lưu ý khi giao dịch với Indicator

Cách tính chỉ số ROCE

Cách tính chỉ số ROCE

Cách tính chỉ số ROCE

ROCE sẽ được tính dựa theo công thức như sau: 

ROCE = EBIT / Vốn sử dụng

Trong đó:

  • EBIT = phần lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đây chính là khoản lợi nhuận thu được sau khi đã lấy tổng doanh thu trừ đi phần chi phí giá vốn sản phẩm cùng với chi phí hoạt động.
  • Vốn sử dụng = Tổng số tài sản – Nợ ngắn hạn. Trong đó thì tổng tài sản bao gồm tất cả những gì mà doanh nghiệp sở hữu như cổ phiếu, nợ, ngân quỹ dự phòng, vốn cổ đông, các khoản ưu đãi…

Ví dụ minh hoạ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về ROCE

Giả sử:

Doanh nghiệp A có phần lợi nhuận 100 tỷ VNĐ với mức doanh thu là 1000 tỷ VNĐ.

Doanh nghiệp B có lợi nhuận 150 tỷ VNĐ với mức doanh thu là 1000 tỷ VNĐ.

Nếu như chỉ xét về mức sinh lợi đơn thuần thì doanh nghiệp B có biên lợi nhuận là 15%, doanh nghiệp A có biên lợi nhuận là 10%.

Tuy nhiên ở trong thực tế thì chúng ta phải xem xét đến một yếu tố khác rất quan trọng. Đó chính là lượng vốn sử dụng ban đầu để có được  mức lợi nhuận cùng doanh thu đó.

Giá trị ROCE bao nhiêu là tốt?

Mặc dù không có một tiêu chuẩn ngành nào, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng cao hơn sẽ cho thấy một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, ít nhất đó là về việc sử dụng vốn. Tuy nhiên thì một con số cao hơn cũng có thể cho thấy rằng một công ty có nhiều tiền mặt bởi vì tiền mặt được tính vào tổng tài sản. Do vậy mà lượng tiền mặt cao đôi khi cũng có thể làm lệch số liệu này.

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số ROCE

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số ROCE

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số ROCE

Nếu đã tham gia đầu tư trên những thị trường chứng khoán hoặc thị trường tài chính khác thì nhà đầu tư cần phải luôn hiểu rõ được rằng, sẽ không có cái gì là hoàn hảo cả. Bởi song song đó thì luôn có sự tồn tại hai mặt lợi thế và rủi ro, tốt hoặc xấu,…Đương nhiên thì với chỉ số ROCE trong chứng khoán cũng như thế, nên sau đây sẽ là một số ưu điểm và hạn chế của nó.

Ưu điểm

  • Công thức tính chỉ số ROCE khá đơn giản và dễ dàng áp dụng. Hầu hết những người quản lý sẽ không có chuyên môn kế toán cũng có thể dễ dàng tính toán được chỉ số ROCE để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp hay các dự án đầu tư. 
  • ROCE được thể hiện dưới dạng %, do vậy các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số này để so sánh giữa các dự án có quy mô và mức lãi suất khác nhau. 

Hạn chế

  • ROCE sử dụng các thông tin dữ liệu tài chính ở trong quá khứ. Do vậy mà chỉ số ROCE có khả năng bị bóp méo nếu như doanh nghiệp can thiệp sửa đổi lợi nhuận kế toán.
  • Ban lãnh đạo không đầu tư vào những loại tài sản mới nếu như ROCE được sử dụng để làm thước đo hiệu suất. Nguyên nhân chính là nếu đầu tư vào tài sản mới thì sẽ dẫn đến gia tăng giá trị tài sản và mức khấu hao. Hậu quả là sẽ làm giảm đi phần lợi nhuận trước lãi vay, thuế và cả chỉ số ROCE. 
  • ROCE chỉ tính được ở mức trung bình vì thế nó sẽ không đánh giá được dự án này kéo dài trong bao lâu. Trong khi dự án mà thời gian càng dài thì rủi ro sẽ càng lớn. 
  • Nếu như doanh nghiệp có số tiền dự trữ quá lớn thì chỉ số ROCE sẽ không phản ánh được đúng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì số tiền dự trữ có thể được sử dụng làm vốn đầu tư hoặc là không. Do vậy mà nó có thể thổi phồng số vốn sử dụng lên và làm cho việc phân tích bị ảnh hưởng đến kết quả của hiệu suất kinh doanh. 

>> Tham khảo thêm: Drawdown là gì? Ý nghĩa và Cách để kiểm soát Drawdown

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng chỉ số ROCE

Nếu như muốn sử dụng chỉ số ROCE trong chứng khoán hiệu quả và để đánh giá được tình trạng kinh doanh của một doanh nghiệp thì cần phải chú ý một vài yếu tố như sau:

  • Những nhà kinh doanh nên thực hiện so sánh tỷ lệ chỉ số ROCE  trong chứng khoán của một doanh nghiệp với khoản chi phí vay của nguồn vốn hiện tại, nhằm chỉ xem khoản tiền mà các nhà đầu tư đã bỏ ra để đầu tư có thu được phần lợi nhuận tốt hay không.

Nếu như so sánh việc sử dụng khoản tiền đó để gửi vào ngân hàng với mức chi phí lãi suất thấp thì khi đầu tư vào trong một doanh nghiệp hay công ty nào đó chắc chắn sẽ sinh ra khoản lợi nhuận cao. Nhưng quan trọng đó là nhà đầu tư cần phải biết chắc rằng doanh nghiệp đó có được khả năng sinh được lời cao, nếu như không thì chắc chắn việc thất bại sẽ cực kỳ thảm hại.

  • Nhà kinh doanh nên tiến hành phân tích những số liệu về tỷ lệ chỉ số ROCE trong chứng khoán qua nhiều năm, bởi vì tính nhất quán chính là tiêu chí hàng đầu ở trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đó ở trên thị trường.

Việc xem xét các số liệu về tỷ lệ ROCE ở trong chứng khoán, cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ được ở trong khoảng thời gian qua thì doanh nghiệp đó đã hoạt động như thế nào và có mang về lợi nhuận tốt hay không.

  • Nếu như tỷ lệ ROCE trong chứng khoán của doanh nghiệp lại có xu hướng tăng lên ở trong mỗi năm hoạt động thì tức là doanh nghiệp đó đang hoạt động kinh doanh vô cùng hiệu quả. Nếu như tỷ lệ ROCE trong chứng khoán của doanh nghiệp có xu hướng giảm thì tức là quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đang ở trong tình trạng xấu.

Sự khác biệt giữa chỉ số ROCE và chỉ số ROA

Sự khác biệt giữa chỉ số ROCE và chỉ số ROA

Sự khác biệt giữa chỉ số ROCE và chỉ số ROA

Tỷ lệ hoàn vốn sử dụng (ROCE) cùng với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) chính là một trong hai tỷ lệ sinh lời tương tự mà các nhà đầu tư và nhà phân tích đã dùng để sử dụng và đánh giá đối với các công ty khác. Tỷ lệ ROCE chính là một số liệu được đánh giá cực kỳ hiệu quả khi tiến hành những thao tác đánh giá và sử dụng vốn khả dụng của một doanh nghiệp.

Công thức tính chỉ số ROCE như sau:

ROCE = EBIT/ Vốn sử dụng

Vốn sử dụng được hiểu là việc tính toán được tổng tài sản trừ đi khoản nợ ngắn hạn hay tổng số vốn chủ sở hữu cộng với phần nợ phải trả. Do đó, nó cũng sẽ được xem là tương tự như phần tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), ngoại trừ việc nó bao gồm có các khoản nợ phải trả. Chỉ số ROCE càng cao thì doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả. Từ đó mà họ có thể sử dụng nguồn vốn khả dụng của mình để tạo ra được các khoản lợi nhuận khác. 

Chỉ số ROCE đặc biệt hữu ích và có hiệu quả trong việc so sánh các công ty của họ có thâm dụng vốn hay không. Một số liệu ROCE tốt của một công ty luôn phải nằm ở trong một mức cao hơn với hiệu quả tài chính trung bình. ROA tương tự như chỉ số ROCE ở chỗ nó có thể đo lường được về khả năng sinh lời cùng với hiệu quả tài chính. Sự khác biệt chính là chỉ số, Hệ số ROE tập trung đặc biệt vào trong việc có thể sử dụng được các loại tài sản có hiệu quả. Tỷ lệ ROA chia doanh thu  hàng năm cho tổng số các loại tài sản để nhà đầu tư biết được những mức doanh thu trên mỗi đô la đã được tạo ra so với tài sản của một doanh nghiệp.

ROA sẽ được tính bằng công thức sau:

ROA = Thu nhập ròng (Net Income) / Tổng tài sản (Total Assets)

Tỷ lệ ROA cao chính là một dấu hiệu phát triển vô cùng mạnh mẽ cho thấy được rằng một doanh nghiệp đang nằm ở trong đà phát triển và hoạt động tốt, đồng thời nó cũng tạo ra được phần lợi nhuận đáng kể từ vốn lưu động. Cũng như những chỉ số đo lường hiệu suất khác thì chỉ số ROA được sử dụng tốt nhất để có thể tiến hành so sánh giữa các công ty tương tự trong cùng ngành. Sự khác biệt giữa những tỷ số của ROCE và  ROA không thực sự lớn, nhưng nó là đáng kể để các nhà đầu tư cần phải quan tâm. Các thước đo thu nhập khác nhau sẽ tồn tại chính xác để từ đó mà những nhà đầu tư và nhà phân tích có thể đánh giá được cụ thể và chính xác hơn được những hoạt động của doanh nghiệp từ các khía cạnh khác nhau để có được một bức tranh toàn cảnh hơn về giá trị ròng, tình trạng sức khỏe tài chính và triển vọng tăng trưởng của công ty.

Kết luận 

Như vậy, bài viết trên Mytrade đã cung cấp đến nhà đầu tư những thông tin về chỉ số ROCE là gì và cách đểtính chỉ số này. Trước khi cân nhắc sử dụng ROCE thì nhà đầu tư nên nắm vững các ưu nhược điểm cũng như một vài lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng chỉ số ROCE. Từ đó nhà đầu tư có thể nắm được tình trạng sức khỏe tài chính trong doanh nghiệp và đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chỉ số ROCE trong chứng khoán hoặc muốn hỗ trợ tham gia giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. 

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín hàng đầu tại Việt Nam

MyTrade cung cấp các công cụ hỗ trợ nguồn vốn đến Quý nhà đầu tư nhằm giúp nhà đầu tư tối giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu được mức thuế phí. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

 

  • Bài viết nổi bật