ROS là gì? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

Hiệu suất hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ số ROS. Tỷ lệ ROS thể hiện khả năng sinh lời hoặc thua lỗ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nắm được bản chất của chỉ số ROS giúp nhà đầu tư tránh được những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn khi tiến hành đầu tư. Hãy cùng Mytrade tìm hiểu ROS là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp đến vậy.

ROS là gì?

ROS là gì? ROS là gì?

Chỉ số ROS (được viết tắt bởi cụm từ Return On Sales) là tỷ số phần trăm lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. 

Đây là chỉ số phản ánh chính xác tỷ lệ giữa mức doanh thu thuần và lợi nhuận tương đương sau khi trừ thuế và các phát sinh liên quan. Đồng thời, ROS còn đánh giá xem trên một đồng doanh nghiệp thu về sẽ mang về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROS càng lớn chứng tỏ rằng doanh nghiệp đó đang phát triển tốt và khả năng sinh lời cao. 

Ví dụ: ROS = 35% tức là 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ thu về 0,35 đồng lợi nhuận sau khi trừ thuế. 

Công thức tính chỉ số ROS

Công thức tính ROS Công thức tính chỉ số ROS

Chỉ số ROS chính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần và nhân với 100%. Trong bảng báo cáo tài chính của công ty luôn trình bày chi tiết về các hoạt động trong kỳ, khoản thu chi, nợ phải trả cũng như những khoản liên quan khác. Lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần của doanh nghiệp đều có trong báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh: 

  • Doanh thu thuần =  Doanh thu từ cung cấp dịch vụ, bán hàng – những khoản giảm trừ của doanh thu.
  • Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế – chi phí thuế hiện hành và chi phí những khoản thuế hoãn lại của doanh nghiệp. 
  • Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp = Tổng lợi nhuận gộp về của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, sau khi đã có được lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ cho các chủ sở hữu công ty và những cổ đông không kiểm soát. Từ đó sẽ quy ra được những khoản lãi cụ thể trên từng cổ phiếu công ty.

>> Tham khảo: Bull Trap là gì? Bull Trap trong chứng khoán là gì?

Ví dụ: Tính ROS năm 2021 của công ty cổ phần tập đoàn Masan (MSN)

Lợi nhuận sau thuế năm 2021 của MSN là: 10,101 tỷ VNĐ

Tổng doanh thu thuần MSN năm 2021 = Doanh thu cung cấp dịch vụ + doanh thu tài chính + Thu nhập khác = 89,791 + 6,799 + 501 = 97,091 tỷ VNĐ

=> ROS = (10,101/97,091)*100% = 10,4%

Hiện nay trên thế giới còn có công thức tính chỉ số ROS: 

ROS = Tổng số doanh thu – Tổng số chi phí/ Tổng số doanh thu

Tùy thuộc vào nhu cầu của mình mà nhà đầu tư có thể sử dụng công thức tính phù hợp.

Ý nghĩa của chỉ số ROS trong chứng khoán

Ý nghĩa của chỉ số ROS trong chứng khoán Chỉ số ROS trong chứng khoán nói lên điều gì?

Chỉ số ROS đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá được chi phí quản lý (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) để tạo ra được doanh thu lớn nhất với mức chi phí thấp nhất. 

Vì doanh thu thuần luôn là số dương nên chỉ số ROS âm hay dương sẽ phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của lợi nhuận sau thuế. Cụ thể:

  • Nếu chỉ số ROS âm (ROS<0) thì doanh nghiệp đó đang kinh doanh thua lỗ. Điều này chứng tỏ rằng các nhà quản lý của doanh nghiệp đó đang không kiểm soát tốt phần chi phí cho hoạt động kinh doanh (bao gồm các chi phí bán hàng, chi phí đầu vào và chi phí quản lý doanh nghiệp…)
  • Nếu chỉ số ROS dương (ROS>0) thì doanh nghiệp đó đang hoạt động kinh doanh có lãi. Đặc biệt là nếu như chỉ số ROS càng lớn thì doanh nghiệp đó hoạt động càng tốt. 

Ngoài ra, chỉ số ROS còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của từng ngành nghề kinh doanh. Vì thế nhà đầu tư nên có sự so sánh chỉ số ROS của công ty với chỉ số trung bình chung của ngành nghề đó để có thể đưa ra được những nhận định chính xác nhất.

Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

Tùy theo mỗi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua chỉ số ROS. Mỗi ngành sẽ có chỉ số ROS trung bình ngành khác nhau, nên nhà đầu tư chỉ có thể đánh giá ROS qua chỉ số tốt hơn với chỉ số mức trung bình của ngành. Còn nếu đánh giá chỉ số ROS độc lập thì ROS > 10% nghĩa là công ty phát triển vững mạnh.

Để có thể đánh giá được xu hướng của chỉ số ROS tốt thì công ty đấy luôn phải duy trì tỷ số ROS ổn định hoặc gia tăng theo từng năm. Nên đánh giá chỉ số ROS của một công ty từ 3 đến 5 năm và dựa theo các tiêu chí sau đây:

So sánh chỉ số trung bình của ngành và khi chỉ số đứng độc lập

Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ luôn có sự chênh lệch về chỉ số ROS. Nhà đầu tư không nên so sánh chỉ số ROS của một doanh nghiệp dịch vụ với một doanh nghiệp sản xuất được hay cũng không thể so sánh chỉ số ROS của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Đầu tiên, nhà đầu tư có thể tiến hành so sánh chỉ số ROS của doanh nghiệp đó với trung bình chung của nhóm ngành. Nếu như chỉ số ROS của doanh nghiệp lớn hơn thì doanh nghiệp đó đang phát triển tốt trong ngành. Và ngược lại nếu như chỉ số ROS nhỏ hơn thì doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh không hiệu quả trong ngành.

So sánh với những chỉ số ROS trong quá khứ

Doanh nghiệp nếu như có chỉ số ROS lớn hơn so với chỉ số trung bình ngành là một dấu hiệu tốt cho thấy rằng doanh nghiệp đó đang phát triển bền vững. Tuy nhiên chỉ tiến hành so sánh chỉ số với những doanh nghiệp cùng ngành là chưa đủ, nhà đầu tư cũng nên tiến hành so sánh với chính doanh nghiệp đấy ở quá khứ. Tránh trường hợp chỉ số ROS của doanh nghiệp vẫn tốt hơn so với trung bình ngành nhưng lại giảm qua các năm.

Ví dụ: Công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH)

Ví dụ

Có thể thấy chỉ số ROS của HAH tăng trưởng tốt qua từng năm và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021 (ROS = 22,78%). Ngoài ra, khi đặt chỉ số ROS của HAH đứng độc lập thì ROS >10% thì chứng minh đây là công ty phát triển mạnh.

Đánh giá dựa trên thời gian hoạt động của một công ty. 

Thời gian hoạt động của công ty cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chỉ số ROS. 

Đầu tiên, nhà đầu tư cần phải đánh giá chỉ số ROS qua từng giai đoạn quý, năm của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đó không có sự gia tăng theo mốc thời gian thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang hoạt động không ổn định. Đặc biệt là nhà đầu tư nên tiến hành kiểm tra thật kỹ chỉ số ROS trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm gần nhất để có nhận định chính xác nhất về doanh nghiệp.

Đánh giá theo chiến lược hoạt động của doanh nghiệp

Trương hợp chỉ số ROS âm (ROS<0) cũng thuộc vào một phần chiến lược phát triển trong từng giai đoạn của doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần phải đưa ra đánh giá theo xu thế trong tương lai và chiến lược hoạt động của công ty trong thời gian tới.

Ví dụ :

VNG đã đầu tư vào TIKI 384 tỷ. Theo báo VNexpress.net đưa tin thì doanh nghiệp lỗ 218 tỷ ( vào năm 2017). Tuy nhiên, cổ phần  của TIKI vẫn được công ty nước ngoài mua với mức giá cao gấp 4 lần, vậy VNG đã lời khoảng 300%.  

Cho nên chúng ta cần xem xét chiến lược của doanh nghiệp đó. Nếu như mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đó đang ở giai đoạn chiếm lĩnh thị trường thì chỉ số ROS khó mà có thể dương được. Còn nếu doanh nghiệp đấy hướng tới mục tiêu là lợi nhuận thì nhà điều hành sẽ thực hiện mọi cách để có thể thúc đẩy mức doanh thu và giảm thiểu chi phí để giá trị của chỉ số ROS là cao nhất.

Đánh giá dựa trên chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ số ROS phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố vòng đời của sản phẩm và của doanh nghiệp.

Chu kỳ sống của một doanh nghiệp thường sẽ bao gồm 5 giai đoạn đó là: Khởi nghiệp, xây dựng, tăng trưởng, trưởng thành và sau trưởng thành:

  • Khởi nghiệp và xây dựng: đây là giai đoạn mà chủ doanh nghiệp sẽ hình thành những ý tưởng, tầm nhìn, sứ mệnh và bắt đầu hoạch định kế hoạch kinh doanh. Thông thường ở 2 giai đoạn đầu này thì chỉ số ROS thường âm. Tuy nhiên đây sẽ là nền tảng để doanh nghiệp có phát triển trong những giai đoạn tiếp theo.
  • Tăng trưởng: Ở giai đoạn này doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ, chính vì thế chỉ số ROS thường rất lớn.
  • Trưởng thành: là giai đoạn doanh thu và lợi nhuận đạt mức khổng lồ. Chỉ số ROS ở giai đoạn này có thể vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ có phần chững lại.
  • Giai đoạn sau trưởng thành: Đây là giai đoạn cuối trong hành trình phát triển của một doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp sẽ cần đối diện với 3 sự lựa chọn: làm mới lại, suy thoái hoặc là duy trì trạng thái ổn định.

Vòng đời của sản phẩm/dịch vụ

Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chỉ số ROS. Vì thế mà nhà đầu tư cũng có thể đánh giá chỉ số ROS dựa trên vòng đời của sản phẩm/dịch vụ:

  • Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường. Thông thường ở giai đoạn này thì chi phí dành cho các hoạt động bán hàng, hoạt động quảng cáo rất cao và doanh thu về bán hàng khá thấp. Chính vì vậy chỉ số ROS thường âm.
  • Giai đoạn tăng trưởng: là thời điểm mà thị trường đã có sự chấp nhận sản phẩm. Doanh thu bán hàng tăng qua từng ngày và chỉ số ROS cũng ngày một tăng lên.
  • Giai đoạn bão hòa: giai đoạn này doanh thu thuần của doanh nghiệp có thể bị chững lại và chỉ số ROS cũng chững lại mà không có quá nhiều sự tăng trưởng.
  • Giai đoạn suy thoái: giai đoạn này sản phẩm của doanh nghiệp có thể sẽ rút ra khỏi thị trường. Doanh nghiệp nên nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm mới để duy trì lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Call margin là gì? Khi thì bị Call Margin trong chứng khoán

Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROS?

Lợi nhuận sau thuế và tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp và 2 yếu tố chính tác động đến chỉ số ROS. Mà lợi nhuận sau thuế lại bằng tổng doanh thu thuần trừ đi tất cả các chi phí. Vì thế chỉ số ROS sẽ phụ thuộc vào tổng doanh thu thuần và tổng chi phí.

Biến Động Tăng Của Tổng Số Lưu Chuyển Thuần

Tổng lưu chuyển thuần = Doanh thu từ bán hàng + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác.

Vậy, Tổng lưu chuyển thuần mà tăng có thể đến từ những yếu tố sau:

  • Công ty gia tăng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Lãi tiền gửi ngân hàng tăng và lãi từ phần tiền chia cổ tức bằng tiền.
  • Lãi từ việc chênh lệch của tỷ giá hối đoái với những doanh nghiệp xuất khẩu hoặc những doanh nghiệp thực hiện giao dịch nhiều bằng đồng ngoại tệ.
  • Thu nhập từ việc thanh lý những tài sản cố định.
  • Thu nhập từ việc bán một mảng kinh doanh nào đó
  • Thu nhập từ việc tiến hành chuyển nhượng…

Biến Động Giảm Của Phần Tổng Chi Phí

Tổng chi phí giảm sẽ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố sau:

  • Giá vốn của hàng bán giảm (bao gồm giá vốn nguyên vật liệu hay khấu hao những tài sản cố định,…)
  • Lãi từ số tiền vay giảm.
  • Chênh lệch từ phần tỷ giá hối đoái giảm.
  • Giảm thiểu những chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu những chi phí khác…

Để nhà đầu tư có thể lựa chọn một doanh nghiệp có chỉ số ROS cao và tăng trưởng mạnh mẽ thì cần thoả mãn 1 trong 2 biến động trên. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên kết hợp với những chỉ số tài chính khác để có nhận định khách quan hơn về doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa các chỉ số ROS – ROE – ROA

Mối quan hẹ giữa ROE-ROA-ROS Mối quan hệ giữa các chỉ số ROS – ROE – ROA

Các chỉ số ROE, ROS, ROA đều sử dụng để đánh giá một công ty hoạt động hiệu quả hay không. ROS là lợi nhuận / doanh thu tính dựa vào bản báo cáo hoạt động kinh doanh. Còn ROE và ROA thì lấy ở bảng cân đối kế toán. Các chỉ số này đều có mức độ tương đồng về mặt xu hướng với nhau.

Ngoài ra, chỉ số ROS và số vòng quay tài sản lại có xu hướng ngược nhau. Vì vậy, khi đánh giá tỷ số này nhà đầu tư thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

  • ROS = Phần lợi Nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
  • Vòng Quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng số tài sản
  • ROE = Phần lợi nhuận sau Thuế/ Vốn Chủ Sở Hữu
  • ROA = Phần lợi nhuận sau thuế/ Tổng Tài sản.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của chỉ số ROS mà Mytrade cung cấp đầy đủ đến nhà đầu tư. Chỉ số này có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, bởi nhờ ROS mà công ty biết được tình hình hoạt động kinh doanh có phù hợp với chiến lược đã được ra hay không. Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về chỉ số ROS  hoặc cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện giao dịch hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được tư vấn nhanh nhất, chính xác nhất.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán hàng đầu tại thị trường Việt Nam

Một nền tảng không thể thiếu dành cho các nhà đầu tư chứng khoán chính là Mytrade, được phát triển chuyên sâu phục vụ cho nghiên cứu, định lượng, thống kê, tương tác… chuyên sâu với những dữ liệu của thị trường chứng khoán Việt Nam.

  • Bài viết nổi bật