Thoái vốn là gì? Đặc điểm, nguyên nhân và các hình thức thoái vốn

Nhắc đến thoái vốn nhiều người sẽ nghĩ doanh nghiệp đang gặp tình trạng khủng hoảng về tài chính. Tuy nhiên thực chất thoái vốn chỉ là một hình thức rút vốn cá nhân ra khỏi doanh nghiệp mà không hẳn là doanh nghiệp đó đang gặp vấn đề. Vì vậy, để tháo gỡ những hiểu lầm trong nội dung bài viết sau đây Mytrade sẽ giúp bạn hiểu được thoái vốn là gì và các vấn đề xoay quanh thoái vốn.

Thoái vốn là gì? 

Thoái vốn là gì? Thoái vốn là gì?

Thoái vốn (tiếng anh là Divestment): Là quá trình bán tài sản hay rút khoản đầu tư từ công ty con để củng cố giá trị của công ty mẹ. Tùy thuộc và mục địch thoái vốn mà ban điều hành sẽ quyết định bán toàn bộ hoặc một phần tài sản.

Hiểu đơn giản hơn, thoái vốn được sử dụng nhằm cải thiện giá trị tổng thể của công ty bằng cách loại bỏ những tài sản kém hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực và hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.

03 loại thoái vốn phổ biến hiện nay

Thoái vốn nhà nước: là việc làm của Chính phủ, tổ chức nhà nước nhằm thanh lý hoặc bán hoặc rút vốn đầu tư ra khỏi các công ty con. Điều này tạo điều kiện phân bổ lại nguồn lức cho các nơi hoạt động hiệu quả hơn trong dự án do chính phủ tài trợ. Hoạt động thoái vốn nhà nước tạo động lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán tăng trưởng.

Thoái vốn cổ phiếu: là một hoạt động các công ty mẹ chia cổ phiếu từ công ty con cho các cổ đông. Chính vì vậy mà những cổ phiếu đó có thể được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.

Thoái vốn cổ phần: là hoạt động của một cá nhân hay tổ chức quyết định đầu tư vào một công ty cổ phần nào đó, sau đấy bán lại khoản đầu tư của mình cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác

Đặc điểm của thoái vốn

Đặc điểm của thoái vốn

Đặc điểm của thoái vốn

Thực tế hiện nay có nhiều công ty sử dụng việc thoái vốn để bán những tài sản cạnh tranh và cho phép đội ngũ quản lý tập trung nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

Đôi khi số tiền thu về từ việc thoái vốn thường được sử dụng để chi trả bớt nợ, chi tiêu vốn, bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc trả cổ tức đặc biệt cho cổ đông. Mặc dù hầu hết những khoản thoái vốn là cổ phần có chủ đích của doanh nghiệp nhưng các vấn đề pháp lý cũng có thể buộc doanh nghiệp phải dùng đến.   

Bất kể với mục đích nào  thì khi doanh nghiệp chọn chiến lược thoái vốn cũng sẽ tạo ra thu nhập, có thể được dùng trong các bộ phận khác của doanh nghiệp. Trong ngắn hạn thì sự gia tăng doanh thu này sẽ có lợi bởi doanh nghiệp có thể phân bổ nhiều tiền hơn cho các bộ phận hoạt động tốt.

Trường hợp công ty bị buộc phải thoái vốn tài sản hoặc bộ phận hoạt động tạo ra lợi nhuận bởi lý do chính trị hoặc xã hội doanh thu của công ty khi đó sẽ giảm xuống.

>> Tham khảo: Các thuật ngữ trong chứng khoán mà các nhà đầu tư cần biết

Điều gì làm các doanh nghiệp thoái vốn 

Điều gì làm các doanh nghiệp thoái vốn Điều gì làm các doanh nghiệp thoái vốn

Thoái vốn không phải là dấu hiệu nghiêm trọng mà đôi khi chỉ phản ánh một chiến lược mới thay lọc máu cho doanh nghiệp. Vậy thực chất lý do các doanh nghiệp thoái vốn là gì? Sau đây là các lý do chính: 

Bán bớt các đơn vị kinh doanh hoạt động kém hiệu quả

Hầu hết những doanh nghiệp quyết định bán bớt một phần lĩnh vực kinh doanh nếu chúng không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Điều này giúp cho doanh nghiệp của họ tập trung hơn vào các đơn vị đang hoạt động tốt và có lãi.

Nhu cầu về tiền và vốn

Doanh nghiệp có thể thực hiện thoái vốn nếu như họ đang có nhu cầu về tiền vốn để đầu tư. Họ sẽ sẵn sàng bán một đơn vị kinh doanh không quan trọng để đổi lấy tiền mặt phục vụ cho những chiến lược kinh doanh. 

Để gia tăng giá trị bán lại

Tổng giá trị thanh lý từng tài sản riêng lẻ của một doanh nghiệp có thể cao hơn với giá trị thị trường của tổng tài sản kết hợp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu về nhiều hơn khi thanh lý lần lượt những tài sản hiện có. 

Mục đích đảm bảo sự tồn tại hoặc ổn định của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính. Do vậy thay vì đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản thì họ sẽ  bán một đơn vị kinh doanh. Vì thế đây là một giải pháp tối ưu hơn. 

Tuân thủ những nguyên tắc của cơ quan quản lý

Ngoài những lý do xuất phát từ nội tại thì thoái vốn cũng có thể đến từ những yêu cầu bên ngoài. Đó có thể là lệnh của tòa án yêu cầu họ bán một phần doanh nghiệp để cải thiện sự cạnh tranh trên thị trường.

Các hình thức thoái vốn 

Các hình thức thoái vốn Các hình thức thoái vốn

Có 3 hình thức thoái vốn phổ  mà nhà đầu tư cần quan tâm, bao gồm:

Thoái vốn dưới hình thức bán cổ phần khơi mào

Công ty mẹ sẽ bán một phần nhỏ cổ phần sở hữu tại công ty con lên sàn giao dịch chứng khoán. Thông thường thì khối lượng cổ phần tung ra thị trường khoảng dưới 20% cho lần giao dịch đầu tiên. Trong những đợt bán sau có thể sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy vào tình hình và chiến lược của công ty.  Hình thức bán cổ phần khơi mào này được nhiều tập đòan lớn áp dụng.

Ví dụ: Có hai doanh nghiệp: X (công ty mẹ) và Y (công ty con). Doanh nghiệp X muốn nâng cao giá trị nên quyết định bán bớt vốn của công ty con Y đang hoạt động kém hiệu quả thông qua việc phát hành cổ phiếu công ty trên sàn chứng khoán. Sở dĩ công ty X chỉ bán khơi mào một phần vì trước khi phát hành cổ phiếu ra thị trường, công ty con Y thường được ít người quan tâm. 

Hình thức thoái vốn Spin-off

Spin-off là một dạng của thoái vốn trong đấy công ty mẹ sẽ thành lập công ty độc lập và chuyển hoàn toàn những hoạt động của công ty con sang. Hay nói một cách đơn giản đây là giao dịch mua bán không tiền mặt và được miễn thuế.

Ví dụ: Công ty X là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì X muốn tập trung phát triển hoạt động kinh doanh chính nên đã chuyển một phần cổ phần sang công ty mới và thành lập doanh nghiệp Y. Lúc này, công ty X và Y hoạt động song song và độc lập với nhau. Công ty Y có thể phát triển, niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán với một mã cổ phiếu hoàn toàn mới. 

Hình thức thoái vốn ở dạng bán trực tiếp tài sản

Hình thức thoái vốn ở dạng bán trực tiếp tài sản thường gặp ở hầu hết những doanh nghiệp đang hiện hành. Các tài sản của doanh nghiệp như nhà đất, máy móc, thiết bị hoặc công ty con sẽ bị sang nhượng cho một doanh nghiệp khác. Nếu như giao dịch sinh lãi thì các giao dịch sẽ được tính thuế và khoản này sẽ được phân chia cho hai bên hoặc một bên sẽ chịu hoàn toàn phí.

Ví dụ: Do nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả, doanh nghiệp X quyết định bán bớt tài sản để tập trung cho hoạt động kinh doanh chính. Các tài sản có thể bán như phương tiện vận tải, nhà xưởng, trụ sở, máy móc thiết bị,… thông qua hình thức đấu giá và chỉ định hoặc niêm yết giá. Tùy thuộc vào giá trị của tài sản và quy định pháp luật để lựa chọn hình thức phù hợp. 

Nhà đầu tư cá nhân thoái vốn vì lý do gì?

Không chỉ doanh nghiệp mà những nhà đầu tư cá nhân cũng thực hiện thoái vốn trong quá trình đầu tư. Vây khi nào một nhà đầu tư cá nhân sẽ thực hiện thoái vốn? Rất đơn giản, họ thường thoái vốn khi xảy ra một trong số những trường hợp sau: 

  • Tài sản đó không còn tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
  • Vị thế đầu tư không còn phù hợp với quan điểm của cá nhân hoặc tiêu chuẩn đạo đức.
  • Danh mục đầu tư không còn đáp ứng được tầm nhìn và mục tiêu của cá nhân.

>> Xem thêm: Lãi suất chiết khấu là gì? Cách tính lãi suất chiết khấu chính xác

Doanh nghiệp nên làm gì khi bị thoái vốn

Doanh nghiệp nên làm gì khi thoái vốn Doanh nghiệp nên làm gì khi bị thoái vốn

Chủ động tìm hiểu

Đối với hầu hết những tổ chức đầu tư, vấn đề thoái vốn luôn luôn nằm trong kế hoạch. Vì thế, việc quan sát và dự báo về xu hướng đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp đỡ lúng túng khi thoái vốn xảy ra.

Công bố thông tin kịp thời

Khi xảy ra tình trạng thoái vốn, đặc biệt là những khoản thoái vốn trên quy mô lớn, nhà đầu tư và những cổ đông nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp sẽ cảm thấy bất an. Khi đó, những thông tin kịp thời và chính xác sẽ làm giảm sự hoang mang. 

Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể đưa tin kịp thời và giảm thiểu những tác động tiêu cực thì họ cần nghĩ đến những điều kiện ràng buộc. Chẳng hạn như trong điều khoản hợp đồng mua bán, doanh nghiệp cần quy định rõ mức thoái vốn cho phép trong một khoảng thời gian nhất định. Hay doanh nghiệp cũng cần yêu cầu tổ chức buổi họp báo trước kế hoạch thoái vốn để nhà đầu tư, cổ đông có thời gian chuẩn bị. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải nắm rõ phương thức thoái vốn để có phương án xử lý thích hợp.

Tìm hiểu đối tác mới

Trường hợp cổ đông chiến lược thoái vốn qua hình thức bán cổ phần cho đối tác khác khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thuận lợi. Vì thế, doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ về đối tác mới để có kế hoạch hợp tác phù hợp.

Kế hoạch quản lý vốn

Kế hoạch quản lý vốn có sẵn từ trước sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn như kế hoạch tăng vốn hay mua cổ phiếu quỹ một cách phù hợp.

Một kế hoạch quản lý vốn chặt chẽ sẽ bao gồm cả việc phân bổ thành phần ban quản lý để tránh những xáo trộn về nhân sự giữa kỳ.

Tập trung sản xuất kinh doanh

Nhà đầu tư tham gia vào việc góp vốn hay rút vốn khỏi doanh nghiệp thì đều dựa trên tình hình doanh nghiệp. Chỉ khác là nhà đầu tư rút lui sau khi đã “cày cấy” và nhận thấy rằng đến lúc phải “thu hoạch”. Còn nhà đầu tư mới đến quyết định đầu tư vì nhìn thấy triển vọng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên tập trung vào một lĩnh vực chính, cốt lõi của công ty. Đây là thời điểm mà doanh nghiệp nên ổn định cơ cấu, hình thức và cách thức vận hành để phát triển, nâng tầm quy mô và xây dựng những mối quan hệ hợp tác mới. 

Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên của Mytrade nhà đầu tư có thể hiểu được thoái vốn là gì? Lý do vì sao các doanh nghiệp lại lựa chọn thoái vốn. Qua những gì nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng việc thoái vốn là một hoạt động xảy ra thường xuyên. Đây là cách để doanh nghiệp tạo ra sự đột phá mới cho thương hiệu, là cách để thay máu cho bộ máy vận hành. Tuy nhiên khi triển khai kế hoạch thoái vốn doanh nghiệp cần đưa ra những phương án xử lý kịp thời và nhanh chóng không để ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. 

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về thoái vốn hoặc cần hỗ trợ trong quá trình đầu tư hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được tư vấn nhanh nhất, chính xác nhất từ các chuyên gia đầu ngành

  • Bài viết nổi bật