Vốn hóa thị trường là gì? Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, vốn hóa thị trường là một trong những khái niệm mà các nhà đầu tư cần biết. Đây là một yếu tố thường được dùng để lựa chọn những mã cổ phiếu đầu tư phù hợp. Vậy vốn hóa thị trường là gì? và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Mytrade tìm hiểu trong nội dung sau đây.

Vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường là gì? Vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường (còn gọi là Market Capitalization) chính là tổng giá trị hiện tại của tất cả những mã cổ phiếu đang được doanh nghiệp lưu hành trên thị trường. Cũng có thể hiểu rằng vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp xác định bằng tổng số tiền cần phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó theo giá thị trường ở thời điểm mua.

Giá trị vốn hóa thị trường của phụ thuộc vào số lượng những cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường của cổ phiếu. Trong đó thì giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lãi suất, lạm phát, yếu tố cung cầu, … Vì thế giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp có thể biến động tăng giảm theo mỗi thời điểm khác nhau mà không phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thực sự hay của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Đối với các nhà đầu tư lớn hay quỹ đầu tư thì giá trị vốn hóa thị trường là một yếu tố đầu tiên mà họ quan tâm. Do vậy vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp sẽ thể hiện được quy mô hoạt động của doanh nghiệp thông qua số lượng các cổ phiếu đang lưu hành. Cùng với đó thị giá cổ phiếu còn biểu hiện cho vị thế ngành, tiềm năng tăng trưởng hoặc sự đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp này. Ngoài ra với quy mô vốn hóa lớn sẽ giúp những nhà đầu tư lớn tránh được nhiều rủi ro thanh khoản của cổ phiếu ở trên thị trường. Điều này giúp những cổ đông hay những nhà đầu tư thoái vốn nhanh mà không mất quá nhiều chi phí khi tiến hành thoái vốn. 

Những doanh nghiệp có vốn hóa lớn thì thường sẽ đáng tin cậy và có xu hướng rủi ro thấp hơn và ngược lại. Vì thế những nhà đầu tư cá nhân, tổ chức cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư sao cho nó hiệu quả, tối ưu mang lại phần lợi nhuận cao nhưng vẫn ở trong mức rủi ro chấp nhận.

Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường

Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường

Vốn hóa lớn 

Nhóm doanh nghiệp có số vốn hóa lớn (Larecap) là những doanh nghiệp có giá cổ phiếu ở trên thị trường cao cùng với một số lượng lớn. Vì có số lượng cổ phiếu lớn nên những loại doanh nghiệp này thường là những doanh nghiệp có quy mô hoạt động rất lớn. Ngoài ra, thị giá cổ phiếu cao thể hiện được sự đánh giá cao của thị trường cùng với sự tin tưởng của những người tiêu dùng đối với doanh nghiệp này. 

Doanh nghiệp thuộc nhóm có mức vốn hóa lớn thường sẽ có xu hướng dẫn đầu ở trong ngành và được những người tiêu dùng biết đến rộng rãi.

>> Tham khảo: Phí giao dịch chứng khoán - Mytrade

Vốn hóa vừa

Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa vừa (Midcap) thường là những doanh nghiệp sẽ có số lượng cổ phiếu và thị giá không cao bằng nhóm Largecap. Doanh nghiệp này vừa có được quy mô hoạt động ở tầm trung và mức giá cổ phiếu ở trên thị trường không quá cao. 

Đây thường là những doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn chưa được thị trường chú ý nhiều lắm. Những doanh nghiệp ở trong phân khúc này thường sẽ cố gắng để gia tăng được thị phần và trở nên cạnh tranh hơn ở trên thị trường nên thị giá những công ty này thường không cao như nhóm Largecap. Các doanh nghiệp trong nhóm Midcap giá càng cao thì càng biểu hiện cho tốc độ hiệu quả hoặc sự chú ý của thị trường dành cho mã cổ phiếu đó.

Vốn hóa nhỏ 

Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa nhỏ (Smallcap) là tập trung những doanh nghiệp có cổ phiếu giá thấp hoặc số lượng cổ phiếu ít. Điều đó chứng tỏ những doanh nghiệp có smallcap thường là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ. Ngoài ra, giá cổ phiếu thấp do doanh nghiệp hoạt động ở trong môi trường quá cạnh tranh, không có biên lợi nhuận tốt hoặc có thể bị thị trường bỏ quên, đánh giá thấp mã cổ phiếu này…. 

Vốn hóa siêu nhỏ

Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa siêu nhỏ (Microcap) là những doanh nghiệp có quy mô vốn siêu nhỏ với mức thị giá cổ phiếu thấp, còn gọi là mã cổ phiếu “trà đá”. Đây thường là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hoặc tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thậm chí là trong những ngành đang bước vào chu kỳ suy thoái. Doanh nghiệp này thường sẽ có tính rủi ro cao và sẽ có rất ít số liệu để đánh giá.

Cách tính vốn hóa thị trường tại Việt Nam

Cách tính vốn hóa thị trường tại Việt Nam Cách tính vốn hóa thị trường tại Việt Nam

Để tính được vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp trên thị trường khá đơn giản. Bạn chỉ cần có những thông tin cơ bản về số lượng cổ phiếu đang lưu hành và thị giá của mỗi cổ phiếu ở trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Công thức tính:

Vốn hóa thị trường = Giá của cổ phiếu hiện hành x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường

Lưu ý:

  • Khi tính giá trị vốn hoá thị trường thì công thức chỉ dùng cổ phiếu thường mà không gộp cả loại cổ phiếu ưu đãi. Do chỉ sở hữu cổ phiếu thường thì các cổ đông mới được quyền tham gia điều hành doanh nghiệp.
  • Vì thế chúng ta không được nhầm lẫn giữa giá trị vốn hoá thị trường với tổng giá trị vốn hoá cổ phần của doanh nghiệp. Trong tổng giá trị cổ phần còn bao gồm cả quyền mua cổ phiếu chưa được thực hiện, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu.
  • Quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng của giá trị vốn hoá thị trường chính là một thông số đặc biệt quan trọng để đưa ra đánh giá xem doanh nghiệp niêm yết đó thành công hay thất bại.
  • Cuối cùng thì giá trị vốn hoá thị trường của một doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm do sự tác động cụ thể khác mà không liên quan tới kết quả của hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như hoạt động thanh lý một số bộ phận của doanh nghiệp hay mua một thêm một doanh nghiệp khác hoặc mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình ở trên thị trường chứng khoán.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A có 200.000 cổ phiếu đang được lưu hành với mức giá là 30.000đ/ cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp lúc này là: 200.000 x 30.000 = 6.000.000.000 (6 tỷ đồng).

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính là số lượng cổ phiếu đang được lưu hành và thị giá của mã cổ phiếu đó. 

Khi mức giá cổ phiếu doanh nghiệp ở trên thị trường bị biến động thì dù tăng lên hoặc giảm đi cũng sẽ làm cho vốn hóa thị trường của doanh nghiệp đó thay đổi theo. Điều tương tự cũng xảy ra nếu như mà số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp đó có sự thay đổi.

Giả sử mức giá cổ phiếu là không đổi thì khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thì vốn hóa của doanh nghiệp tăng, trong khi nếu doanh nghiệp mua lại cổ phiếu thì sẽ làm cho lượng vốn hóa giảm đi.

Tuy nhiên thì nhà đầu tư cần phải lưu ý rằng vốn hóa thị trường sẽ không bị ảnh hưởng bởi tác động của việc chia tách cổ phiếu. Khi một cổ phiếu của doanh nghiệp được chia tách thì số lượng cổ phiếu gia tăng lên và thị giá của nó cũng sẽ giảm theo một tỷ lệ tương ứng. Do vậy vốn hóa vẫn sẽ giữ nguyên không đổi.

>> Tham khảo: WACC là gì? Công thức tính WACC hiệu quả

Chiến lược đầu tư dựa theo vốn hóa thị trường

Những cổ phiếu dẫn đầu trên thị trường sẽ theo độ vốn hóa giảm dần và thường được phát hành bởi những doanh nghiệp có vốn hóa lớn, vừa hoặc nhỏ. Sau đây là một vài yếu tố bạn cần phải cân nhắc trước khi xây dựng danh mục đầu tư của mình:

  • Mục tiêu về tài chính
  • Khả năng chấp nhận rủi ro
  • Thời gian để đầu tư
  • Chuẩn bị kiến thức cũng như sự am hiểu về thị trường

Việc thiết lập cho mình các danh mục đầu tư đa dạng, với nhiều nhóm vốn hóa thị trường thì sẽ giúp cho bạn có thể giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Từ đó giúp cho bạn theo đuổi được mục tiêu tài chính ở trong tương lai một cách hiệu quả.

Phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn hóa thị trường

Phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn hóa thị trường Phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn hóa thị trường

Vốn điều lệ và vốn hóa thị trường đều là vốn có rất nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:

  • Vốn hóa thị trường là một căn cứ để có thể xem xét về quy mô hoạt động và đánh giá của thị trường đến những cổ phiếu của một doanh nghiệp. Nó sẽ phụ thuộc vào mức thị giá của cổ phiếu và khối lượng của cổ phiếu đang được lưu hành ở trên thị trường chứng khoán. Do mức thị giá cổ phiếu thường xuyên biến động theo thời gian dẫn đến vốn hóa thị trường của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi thường xuyên.
  • Vốn chủ sở hữu là một căn cứ để có thể xác định được giá trị thực của một doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào những loại tài sản của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào mức thị giá cổ phiếu. Ngoài ra thì vốn chủ sở hữu không chịu tác động theo thời gian như loại vốn hóa thị trường.
  • Vốn điều lệ là một căn cứ để đánh giá năng lực hoạt động, tiềm lực kinh tế cũng như khả năng phát triển của một doanh nghiệp so với những doanh nghiệp khác. Đây là số tài sản mà những cổ đông của doanh nghiệp đóng góp theo điều lệ công ty để trở thành người điều hành. Vốn điều lệ càng cao thì sẽ càng giúp doanh nghiệp nâng cao được uy tín và lòng tin với đối tác khách hàng.

Top 30 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất đang được niêm yết trên sàn HSX (cập nhật ngày 15/07/2022)

Dưới đây là top 30 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất đang được niêm yết trên sàn giao dịch HSX tại thời điểm ngày 15 tháng 07 năm 2022, nhà đầu tư có thể tham khảo qua. Do vốn hóa chịu sự ảnh hưởng từ sự biến động của giá cổ phiếu, cùng với sự thay đổi về số lượng cổ phiếu đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Vì thế, danh sách này sẽ thay đổi liên tục và cũng có thể thay thế bởi những mã khác:

BCC, BVS, CEO, DDG, DTD, DXP, HUT, IDC, L14, L18, LAS, LHC, MBS, NDN, NRC, NTP, NVB, PLC, PVC, PVS, SHS, SLS, TAR, THD, TIG, TNG, TVC, VC3, VCS, VNR.

Kết luận

Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường, doanh nghiệp. Vốn hóa thị trường là thông tin và giá trị quan trọng, giúp cho nhà đầu tư đánh giá được quy mô doanh nghiệp và cơ hội đầu tư sinh lời. Hy vọng chia sẻ trên đây của Mytrade sẽ giúp bạn đọc hiểu được vốn hóa thị trường là gì? ý nghĩa và yếu tố ảnh hưởng để có thể xây dựng chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả.

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

Nền tảng Mytrade

MyTrade cung cấp đến quý nhà đầu tư rất nhiều công cụ hỗ trợ nguồn vốn miễn phí nhằm mục đích tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu được phần thuế phí. Tải app MyTrade ngay hôm nay để trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới!

Nếu bạn còn thắc mắc về vốn hóa thị trường là gì hay cần hỗ trợ tham gia vào thị trường chứng khoán thì liên hệ ngay đến Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

  • Bài viết nổi bật