Khi đầu tư vào chứng khoán, nhà đầu tư cần hiểu về những thuật ngữ quan trọng, kỹ năng phân tích để có được chiến lược đầu tư hiệu quả. Vùng hỗ trợ và kháng cự chính là thuật ngữ quan trọng trên thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ. Bạn đã hiểu được bản chất của vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định nó như thế nào? Chia sẻ dưới đây của Mytrade sẽ cung cấp định nghĩa và thông tin cho nhà đầu tư.
Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?
Vùng hỗ trợ và kháng cự đóng một vai trò quan trọng trong đầu tư và được các nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến. Sau đây là giải thích chi tiết về khái niệm này.
Vùng Hỗ trợ là gì?
Hỗ trợ chính là vùng giá mà ở đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều gia tăng lên. Ở vùng này, đa số những nhà đầu tư sẽ thực hiện nhiều lực mua hơn là lực bán.
Khi mức giá được điều chỉnh giảm và đang có xu hướng tăng lên thì vùng giá thấp nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng sẽ được gọi là vùng hỗ trợ. Nhà đầu tư cần phải dựa vào phân tích chỉ số để xác định được vùng hỗ trợ, từ đó đưa ra quyết định nên mua vào cổ phiếu.
Vùng Kháng cự là gì?
Ngược lại với hỗ trợ thì kháng cự là vùng giá mà ở đó đang có xu hướng gia tăng được dự đoán sẽ đảo chiều giảm. Đây cũng là vùng giá mà những nhà đầu tư có kỳ vọng mức giá sẽ giảm thấp hơn ở trong giao dịch chứng khoán.
Tại vùng kháng cự thì nhà đầu tư sẽ có áp lực bán hơn là áp lực mua. Khi mức giá đang lên nhưng lại được dự báo là có xu hướng giảm, vùng giá cao nhất trước khi tiếp tục một xu hướng tăng thì được xác định là vùng kháng cự.
>> Xem thêm: Phân tích kỹ thuật Bollinger Band là gì?
Phân biệt vùng hỗ trợ và kháng cự
Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng vùng hỗ trợ sẽ là những đáy và kháng cự sẽ là những đỉnh. Trong giao dịch chứng khoán, khi mà giá cả biến động theo chuỗi đỉnh và đáy thì việc xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp cho các nhà đầu tư xác định được xu thế của thị trường, từ đó thực hiện những lệnh giao dịch kịp thời.
Với xu thế của thị trường tăng lên, sẽ tạo ra vùng hỗ trợ và kháng cự với chiều hướng đi lên. Và ngược lại thì với xu thế thị trường giảm xuống, những vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ đảo chiều lại và theo hướng đi xuống.
Một điểm cần lưu ý ở đây là, nếu như mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ thì cả hai vùng này sẽ thay đổi hướng cho nhau. Tức là vùng hỗ trợ sẽ đổi thành vùng kháng cự và ngược lại thì vùng kháng cự sẽ chuyển thành vùng hỗ trợ.
Vai trò của vùng hỗ trợ và kháng cự
Vùng hỗ trợ và kháng cự chính là giới hạn quan trọng, được sử dụng để phân tích thị trường và ảnh hưởng đến quyết định mua hoặc bán của nhà đầu tư. Ý nghĩa và vai trò của vùng kháng cự và hỗ trợ cụ thể như sau:
- Là những mốc đánh dấu được tâm lý giao dịch của nhà đầu tư. Vùng giá quan trọng mà những nhà đầu tư sẽ cân nhắc khi thực hiện giao dịch.
- Là cơ sở để nhà đầu tư đảm bảo thoát hàng, dừng và cắt lỗ hiệu quả. Nhà đầu tư cần tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ ở trong vùng giới hạn để đảm bảo được an toàn.
- Hỗ trợ các nhà đầu tư xác định được điểm vào lệnh phù hợp, giao dịch thu về lợi nhuận. Sự biến động của vùng kháng cự và hỗ trợ sẽ giúp nhà đầu tư tiên lượng và dự đoán được sự biến động giá khó lường ở trong tương lai. Cơ sở để vào lệnh mua hoặc bán hiệu quả.
Yếu tố hình thành nên vùng hỗ trợ và kháng cự?
Đây là câu hỏi mà được rất nhiều những nhà đầu tư quan tâm. Trong cuốn sách “Phân tích thị trường tài chính” của John Murphy nhà tài chính gia nổi tiếng đã đề cập đến và về cơ bản sẽ có 2 yếu tố chính tạo thành nên ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đó chính là: Tâm lý thị trường và thói quen tiếc nuối ở quá khứ.
1. Tâm lý thị trường
Sẽ có 3 đối tượng chính tham gia vào thị trường bao gồm: Người mua, người bán và người đứng ngoài.
Ví dụ cho yếu tố này: Giá vàng đang ở mức 5 triệu đồng 1 chỉ, bạn đang là một nhà đầu tư mua vàng ở mức giá này. Sau đó kinh tế của thị trường biến động, giá vàng tăng lên mức 5 triệu đồng 6 chỉ. Như vậy, vàng đã tăng lên 0,5 triệu đồng 1 chỉ, nếu như trước thời điểm giá vàng tăng, khi mua 1 cây vàng bạn đã có thể thu về 5 triệu. Bạn sẽ vui mừng đi khoe thành tích mà bạn vừa có được, sẽ có người mừng cho bạn và có những người lại có tâm lý nuối tiếc, với câu hỏi: sao lúc vàng 5 triệu 1 chỉ mình không mua? Còn bản thân bạn, sau giây phút vui mừng sẽ tự đặt ra câu hỏi, nếu như mình mua nhiều hơn thì có lẽ giờ đã kiếm được lợi nhuận nhiều hơn, chứ không chỉ dừng ở 5 triệu. Đây được xem chính là tâm lý người mua. Hoặc có những người nằm ngoài cuộc chơi, tiếc rẻ vì không mua hay thở phào bởi may mắn không mua. Đây được xem là tâm lý của người ngoài cuộc (tiếc nuối và nhẹ nhõm vì cảm thấy may mắn). Thành phần cuối cùng chính là những người bán, khi nhìn thấy mức giá vàng tăng lên như vậy thì đã bắt đầu lo lắng bởi đã đi ngược hướng vì sợ bị cháy tài khoản. Những người bán này mà muốn chuyển hướng mua vàng để gỡ gạc lại số tiền đã mất đi, gọi chung là quét cắt lỗ.
Tất cả 3 thành phần trên đều có thể chờ mức giá giảm để bắt đầu cuộc đầu tư mới, hay nhiều người không đủ kiên nhẫn đã mua ngay lập tức. Tuy nhiên có một vấn đề rằng, nếu như tất cả mọi thành phần đều đồng loạt tham gia vào thị trường khi mà giá rơi xuống gần mức hỗ trợ sẽ làm cho giá có xu hướng gia tăng lên trở lại.
Hành động rớt giá tại những vùng hỗ trợ sau đó mà các nhà đầu tư nhảy vào mua thì được xem là hành động mua bổ sung. Với ngưỡng kháng cự cũng sẽ tạo thành nên thế cục tương tự.
2. Thói quen tiếc nuối của quá khứ
Đây là tình trạng xảy ra với nhiều nhà đầu tư, kể cả với các nhà đầu tư mới tham gia giao dịch hay những nhà đầu tư đã có nhiều năm kinh nghiệm. Bởi thua nhiều hay lỡ nhiều phiên giao dịch sẽ có xác suất sinh lợi lớn nên nó xuất hiện tình trạng tâm lý sợ giao dịch.
Khi mà thị trường chứng khoán đang xuất hiện ngưỡng hỗ trợ và xu hướng được hình thành một cách mãnh liệt. Tuy nhiên, thay vì việc ra quyết định là mua vào hay bán ra thì bạn lại không làm gì và để cho vùng hỗ trợ và kháng cự trôi qua một cách vô giá trị.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự và ứng dụng trong phân tích chứng khoán
1. Kháng cự và hỗ trợ là một vùng
Kháng cự và hỗ trợ là một vùng giá không phải là một mức giá cụ thể. Nhà đầu tư chỉ cần lấy bóng nến để làm vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.
Ở tại vùng đỉnh, vùng hỗ trợ chính là khoảng cách giữa mức giá cao nhất đến giá đóng hoặc mở cửa. Khi càng nhiều nến tạo nên vùng kháng cự, có nghĩa là vùng kháng cự mạnh, xu hướng giá sẽ khó có thể bứt phá khỏi vùng này.
Ở tại vùng đáy, vùng kháng cự chính là khoảng cách mức giữa giá thấp nhất đến giá đóng hoặc mở cửa. Khi càng nhiều nến tạo nên vùng hỗ trợ, đồng nghĩa là vùng hỗ trợ mạnh, xu hướng giá sẽ khó có thể giảm qua vùng này.
2. Sử dụng đường xu hướng (trendline)
Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là khái niệm cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư xác định được vùng giá mua vào hoặc vùng giá bán ra. Tuy nhiên, mức giá của cổ phiếu thông thường biến đổi theo xu hướng đi lên hoặc sẽ đi xuống, vì thế việc sử dụng đường xu hướng để xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là cách mà nhà đầu tư nên dùng.
Theo hình vẽ bên dưới, trong một xu hướng giảm giá của cổ phiếu, với việc nối 2 đỉnh của giá trong một khoảng thời gian sẽ tạo ra được đường xu hướng hay đường kháng cự mà ở tại đó áp lực bán ra sẽ gia tăng khi giá đã đi gần đến đường xu hướng.
Ngược lại trong một xu hướng gia tăng, việc nối những mức giá thấp nhất của giá sẽ tạo ra được đường xu hướng tăng hay được đường hỗ trợ. Khi giá có xu hướng giảm về đường hỗ trợ, thì áp lực mua sẽ gia tăng, và từ đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều về xu hướng tăng trở lại.
3. Sử dụng đường trung bình giá
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng đường trung bình giá - Moving average. Để làm đường hỗ trợ và đường kháng cự trong khoảng ngắn hạn, đường trung bình giá sẽ làm phẳng đi những tín hiệu nhiễu của giá trong khoảng ngắn hạn từ đó tạo nên các kháng cự khi giá nằm ở dưới đường trung bình và đường hỗ trợ khi giá nằm ở trên đường trung bình.
Theo như hình phía trên, khi giá tăng vượt qua đường trung bình giá 20 ngày, thì đường trung bình giá sẽ là đường hỗ trợ mà ở tại đó khi giá giảm dần về đường trung bình do sự áp lực chốt lời thì lực mua sẽ gia tăng từ đó giá sẽ quay trở lại xu hướng tăng.
Và ngược lại khi giá nằm ở dưới đường trung bình giá 20 ngày, thì đường trung bình giá sẽ là đường kháng cự, khi xu hướng giá dần tiến về gần đường trung bình giá thì áp lực bán ra lúc này sẽ gia tăng từ đó giá sẽ quay trở lại với xu hướng giảm.
Các cách xác định khác trong phân tích kỹ thuật của chứng khoán
Nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng những mức giá tròn như 10.000 đồng/cổ phiếu hoặc 20.000 đồng/cổ phiếu. Để làm những mức kháng cự hoặc mức hỗ trợ vì các mức giá tròn thường là các mức tâm lý mà ở tại đó nhiều nhà đầu tư chứng khoán, thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu, và họ thường cảm thấy rằng giá trị cổ phiếu nằm ở tại mức giá đó là hợp lý.
Hoặc nhà đầu tư có thể sử dụng dãy số “tỷ lệ vàng” Fibonacci để xác định được ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, ở tại những vùng điểm số theo tỷ lệ có thể xem đó chính là ngưỡng hỗ trợ khi xu hướng giá vượt qua khỏi vùng đó và ngược lại sẽ trở thành kháng cự khi giá nằm ở dưới tỷ lệ đó.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng
Với nhiều nhà đầu tư mới tập xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, thì sẽ thấy rằng có rất nhiều những ngưỡng và vùng hỗ trợ và kháng cự. Khó có thể biết đâu mới là vùng tiềm năng để dễ dàng thực hiện việc giao dịch. Nếu nhà đầu tư đang phân vân chưa biết lựa chọn nào thì hãy tập trung hơn vào hai vùng dưới sau đây:
1. Vùng hỗ trợ và kháng cự quanh giá hiện tại
Nhà đầu tư nên tập trung vào những vùng hỗ trợ và vùng kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đó chính là những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất. Còn những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ khác không quá là quan trọng và hoàn toàn có thể làm rối biểu đồ khi xem.
Do đó hãy tập trung theo dõi sát sao mức giá của thị trường và tìm ra được vùng hỗ trợ và kháng cự sát với mức giá hiện tại. Tránh các trường hợp phải thêm nhiều công cụ phân tích vào biểu đồ để hỗ trợ việc giao dịch.
2. Vùng hỗ trợ và kháng cự đúng thời gian
Việc xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sai, không đúng thời gian sẽ dẫn đến việc khi thực hiện các kế hoạch không hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó có quá nhiều đường vẽ, những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, khi xác định sai thời gian cũng đang là một vấn đề mà nhiều người mắc phải.
Nếu các nhà đầu tư xem biểu đồ ở khung thời gian nào, thì chỉ nên vẽ đường hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian đó mà thôi. Việc xác định được ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đúng với khung giờ giao dịch thì mới có thể giúp nhà đầu tư thực hiện được các ý tưởng giao dịch chính xác được.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự chuẩn xác
Dựa trên vùng hỗ trợ và kháng cự, nhà đầu tư sẽ có chiến lược giao dịch hiệu quả. Vậy, làm cách nào để có thể xác định vùng hỗ trợ, kháng cự tiềm năng?
Cách 1: Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự ở xung quanh vùng giá hiện tại đang giao dịch. Bởi đây chính là vùng tiếp cận mức giá nhanh nhất. Khi mức giá được biến động lên xuống nhiều lần và theo chu kỳ, lặp lại liên tục thì đây chính là vùng giá tiềm năng. Lưu ý, thời gian hình thành nên ngưỡng giá hỗ trợ và kháng cự càng dài thì vùng giá càng sẽ có ý nghĩa và chính xác nhất.
Cách 2: Sử dụng biểu đồ để vẽ đường hỗ trợ và kháng cự. Nếu nhà đầu tư khó hình dung và đánh giá được vùng giá hỗ trợ và kháng cự ở trên biểu đồ hình nến thì có thể chuyển sang biểu đồ đường (line chart) để có thể dễ dàng nhận định. Đặc điểm của biểu đồ đường chính là nối tất cả các điểm giá cao và thấp lại với nhau và giúp bạn dễ hình dung được vùng kháng cự và hỗ trợ ở trên đồ thị. Từ đó sẽ xác định được vùng hỗ trợ, kháng cự dựa trên lịch sử biến động giá của thị trường chứng khoán.
Cách vẽ được vùng hỗ trợ và kháng cự
Nhà đầu tư mới tham gia thị trường nên học cách vẽ vùng hỗ trợ và kháng cự để xác định được chính xác nhất. Thông qua những điểm cao nhất và thấp nhất bạn có thể xác định được thời gian, chu kỳ diễn ra hành vi biến động của giá, xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ ở trên đồ thị.
Giao dịch với vùng hỗ trợ và kháng cự hiệu quả
Dựa trên vùng hỗ trợ và kháng cự thì các nhà đầu tư sẽ xác định được thời điểm vào lệnh giao dịch phù hợp để sinh lợi nhuận. Đây chính là lý thuyết cơ bản được khuyến cáo nên áp dụng trong giao dịch với vùng hỗ trợ và kháng cự. Để thực hiện được giao dịch hiệu quả thì bạn cần lưu ý tuân thủ những yêu cầu sau:
- Tiến hành đặt lệnh ngay ở vùng kháng cự và hỗ trợ: Thời gian đặt lệnh cần phải phù hợp với thời gian của vùng kháng cự và hỗ trợ để không mua hoặc bán quá sớm.
- Kiên nhẫn chờ tín hiệu đảo chiều của vùng hỗ trợ và kháng cự. Không nên quá nóng vội hay tâm lý bất ổn sẽ làm việc đặt lệnh mua bán không đúng thời điểm dẫn đến phần lợi nhuận không cao hay bị thua lỗ.
- Trong trường hợp vùng kháng cự và hỗ trợ bị phá vỡ thì những vùng này sẽ biến đổi đảo chiều. Khi đó nhà đầu tư nên chờ đến khi mức giá quay lại vùng hỗ trợ và kháng cự vừa bị phá vỡ thì tiến hành đặt lệnh. Phương pháp này sẽ đảm bảo cho giao dịch ổn định và an toàn hơn.
>> Xem thêm: Break Out trong chứng khoán là gì?
Một số lưu ý cần phải nắm rõ khi xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
- Vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ phụ thuộc vào mức giá thường xuyên phản ứng ở tại thời điểm giao dịch. Trường hợp, nếu như bạn test giá nhiều lần ở vùng kháng cự và mức giá không thay đổi thì chứng tỏ vùng kháng cự và hỗ trợ này khá mạnh. Tuy nhiên thì điều này vẫn có thể bị phá vỡ.
- Vùng hỗ trợ có thể sẽ bị phá vỡ và biến thành vùng kháng cự. Đồng thời ngược lại thì vùng kháng cự biến thành vùng hỗ trợ. Nhà đầu tư cần tận dụng dấu hiệu này thành một lợi thế để giao dịch.
- Việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự cần phải chuẩn khung thời gian. Nhà đầu tư nên bám sát vào thời gian thực của vùng hỗ trợ và kháng cự để giảm thiểu rủi ro ở trong các giao dịch.
Kết luận
Việc xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ có thể giúp cho nhà đầu tư xác định được những dấu hiệu đảo chiều của mức giá cổ phiếu từ đó có thể hỗ trợ ra những quyết mua hay bán cổ phiếu. Tuy nhiên trên thực tế thì việc xác định vùng kháng cự và hỗ trợ là chưa đủ, các nhà đầu tư nên kết hợp việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự với những phương pháp khác như xác định về xu hướng chung của ngành, phân tích những yếu tố nội tại của doanh nghiệp để định giá cổ phiếu,… để có được quyết định đúng đắn nhất.
Mytrade nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam
MyTrade cung cấp đến quý nhà đầu tư các công cụ hỗ trợ nguồn vốn nhằm giúp họ tối ưu được giá trị đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận, tối ưu được phần thuế phí. Tải app MyTrade ngay hôm nay để trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới!
Nếu bạn còn thắc mắc về vùng hỗ trợ và kháng cự hay cần hỗ trợ tiến hành giao dịch thì liên hệ ngay đến Hotline 0983.668.883 để được đội ngũ Mytrade hỗ trợ nhanh nhất.