FA trong chứng khoán là gì? Phân tích cơ bản FA trong chứng khoán

Phân tích cơ bản (FA) là một phương pháp được nhiều nhà đầu tư sử dụng để cố gắng xác lập được giá trị nội tại của các tài sản hoặc giao dịch. Để định giá được chính xác, họ sẽ nghiên cứu nghiêm ngặt những yếu tố bên trong và bên ngoài để xác định xem tài sản hoặc giao dịch đang quan tâm có đang định giá cao hay thấp. Vậy phương pháp FA trong chứng khoán là gì? Phương pháp phân tích FA và TA trong chứng khoán có gì khác nhau ? Hãy cùng chuyên mục kiến thức của Mytrade tìm hiểu kỹ hơn nhé!

FA trong chứng khoán là gì?

FA trong chứng khoán là gì? FA trong chứng khoán là gì?

FA (Fundamental Analysis) trong chứng khoán hay còn được gọi là quá trình phân tích cơ bản - một phương pháp quan trọng để định giá giá trị một chứng khoán so với giá trị hiện hành. Điều này sẽ khẳng định được giá trị thực của công ty có mối quan hệ mật thiết với những đặc tính tài chính như: dòng tiền mặt, tiềm năng phát triển, những rủi ro mà công ty có thể gặp phải,... Với bất kỳ một sự lệch hướng nào so với giá trị thực cũng có thể là một biểu hiện cho thấy mã cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực. Từ đấy, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định xem có nên mua cổ phiếu đó hay là không?

Việc nhà đầu tư sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để chọn mua mã cổ phiếu có tiềm năng tốt nhưng bị thị trường đánh giá thấp, đó là phương thức đầu tư giá trị.

Những yếu tố quan trọng trong phân tích cơ bản FA

Những yếu tố quan trọng trong phân tích FA Những yếu tố quan trọng trong phân tích cơ bản FA

Nhiều nhà đầu tư nhận thức được tầm quan trọng của phân tích cơ bản, tuy nhiên họ lại thực hiện nó một cách hời hợt bởi thứ họ quan tâm chỉ là lợi nhuận. Nhà đầu tư chú trọng vào lợi nhuận ngắn hạn, mức tăng trưởng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS) mỗi quý nên kết quả phân tích thiếu đi tầm nhìn dài hạn. Đáng buồn thay, nhiều người lại thích phương pháp đầu cơ lướt sóng dựa trên những thông tin như vậy!

Nền tảng của đầu tư chứng khoán chính là kiến thức cơ bản về tài chính. Nhà đầu tư đừng lo lắng quá, chỉ cần dừng ở một mức độ cơ bản là đủ hoặc thậm chí có thể bắt đầu đầu tư mà không cần đến những mô hình định giá phức tạp. Nhưng dù là cơ bản thì cái nhà đầu tư cần chính là một hệ thống phân tích kĩ lưỡng để có thể hiểu được mô hình kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, triển vọng ngành, năng lực tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Chỉ khi nắm rõ những vấn đề đó, nhà đầu tư mới có thể yên tâm xuống tiền mua cổ phiếu.

Các tiêu chí đánh giá trong hệ thống phân tích cơ bản của mỗi người là khác nhau. Benjamin Graham - cha đẻ của triết lý về đầu tư giá trị đã đề xuất một hệ thống bao gồm hai nhóm nhân tố định tính trong cuốn sách Security Analysis (1934) và nhân tố định lượng (quantitative). 

Phân tích định tính

Phân tích định tính

Những nhân tố định tính (qualitative) bao gồm các yếu tố sau:

  • Kỳ vọng ngành (prospect): đầu ra của ngành đó có triển vọng để doanh nghiệp tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận trong vài năm tới hay không?
  • Mô hình kinh doanh (business): những doanh nghiệp hoạt động trong từng ngành sẽ có mô hình kinh doanh khác nhau. Vì vậy hiểu rõ về mô hình kinh doanh sẽ giúp nhà đầu tư có lợi thế cạnh tranh và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.
  • Lợi thế cạnh tranh (moat): là lợi thế về nhãn hiệu (branding), độc quyền sản phẩm, bí quyết kinh doanh, chi phí sản xuất thấp (low-cost) nhờ quy mô lớn, khả năng đàm phán với nhà cung cấp, khả năng huy động vốn, bằng sáng chế (license). Lợi thế cạnh tranh này có bền vững hay không? Và trong tương lai ban lãnh đạo đã có kế hoạch gì để cải thiện lợi thế cạnh tranh?
  • Rủi ro (risk): đến từ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, biến động nền kinh tế, chính sách vĩ mô. Ban lãnh đạo của doanh nghiệp có biện pháp khống chế rủi ro hay không?
  • Ban lãnh đạo và quản trị (management): ban lãnh đạo có đáng tin, có tầm nhìn tốt, có tư duy “win-win” với các cổ đông hay không?

>> Tham khảo: P/b là gì? Ý nghĩa của chỉ số P/B trong chứng khoán

Phân tích định lượng

Những nhân tố định lượng (quantitative) bao gồm các chỉ tiêu tài chính (financials) mà nhà đầu tư có thể tìm thấy trong báo cáo tài chính được doanh nghiệp công bố hàng quý và hàng năm, bao gồm:

  • Doanh thu và lợi nhuận: tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, biên lợi nhuận, tỷ suất sinh lời ROE, ROA, ROIC, các khoản thu nhập bất thường, chỉ số EPS.
  • Tài sản và nguồn vốn: cơ cấu tài sản, cấu trúc vốn, tỷ lệ nợ vay, vốn lưu động, tiền mặt, hệ số thanh toán.
  • Dòng tiền: dòng tiền tự do, chính sách cổ tức, chi phí vốn CAPEX.
  • Chỉ số giá thị trường: P/B và P/E

EPS - Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu 

Chỉ số EPS

EPS là một thước đo được thiết lập về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cho nhà đầu tư biết mức lợi nhuận mà nó tạo ra cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành. Chỉ số EPS được tính với công thức sau:

   EPS =  (Thu nhập ròng - cổ tức ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu lưu hành

Ví dụ 1: Giả sử rằng một công ty X không trả cổ tức và lợi nhuận của công ty đó là $1 triệu. Với 400.000 cổ phiếu được phát hành, công thức trả cho chúng ta một EPS là $2,5. 

Việc tính toán không quá phức tạp nhưng nó có thể cung cấp cho nhà đầu tư về các khoản đầu tư tiềm năng. Những doanh nghiệp có EPS cao hơn (hoặc đang tăng trưởng) thường hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

P/E - Tỷ lệ giá trên thu nhập

Chỉ số P/E

Tỷ lệ giá trên thu nhập (còn gọi là tỷ lệ P/E) định giá một doanh nghiệp bằng cách so sánh giá của cổ phiếu với EPS của nó. Chỉ số P/E được tính bởi công thức sau:

  P/E = giá của cổ phiếu / thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Ví dụ 2: Hãy sử dụng lại cùng một công ty từ ví dụ trước với EPS là $2,5. Giả sử mỗi cổ phiếu giao dịch ở mức $7,5, chúng ta sẽ có tỷ lệ P/E là 3. 

Nhiều nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhập để xác định xem một cổ phiếu có đang được định giá quá cao hay không (nếu như tỷ lệ này cao hơn) hoặc bị định giá thấp (nếu như tỷ lệ này thấp hơn). Việc xem xét của giá cổ phiếu dự kiến bằng cách so sánh nó với tỷ lệ P/E của những doanh nghiệp tương tự là một ý tưởng tốt. Nhà đầu tư cần lưu ý quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng, vì vậy nó sẽ được sử dụng tốt nhất cùng với các kỹ thuật phân tích định lượng và định tính khác.

P/B - Chỉ số tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách 

Tỷ lệ giá trên sổ sách (hay còn gọi là tỷ lệ giá trên vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ P/B) có thể cho chúng ta biết về cách nhà đầu tư định giá công ty có liên quan đến giá trị sổ sách của nó. Giá trị sổ sách là giá trị của doanh nghiệp được xác định trong báo cáo tài chính (thông thường là tài sản trừ đi nợ phải trả). Tính toán sẽ như sau:

P/B = giá của mỗi cổ phiếu / giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

Ví dụ 3: Lấy lại công ty ở ví dụ 1. Chúng ta sẽ cho rằng công ty X có giá trị sổ sách là $500.000. Mỗi cổ phiếu giao dịch ở mức $, và có 400.000 cổ phiếu. Do đó, giá trị sổ sách của chúng ta sẽ là $500.000 chia cho 400.000, chúng ta có kết quả là $1,25. 

Đưa các con số vào công thức, $7,5 chia cho $1,25, chúng ta có tỷ lệ giá trên sổ sách là 6. Nhìn từ bên ngoài, điều này có vẻ không tốt lắm. Nó cho chúng ta biết rằng các cổ phiếu hiện đang giao dịch gấp sáu lần giá trị công ty thực có trên giấy tờ. Nó có thể gợi ý rằng thị trường đang định giá quá cao về doanh nghiệp, có lẽ do công ty đang được kỳ vọng tăng trưởng mạnh. Nếu như chúng ta có tỷ lệ nhỏ hơn 1, điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp có nhiều giá trị hơn mức định giá đang được thị trường công nhận hiện tại.

Một hạn chế của tỷ lệ giá trên sổ sách P/B  là nó phù hợp hơn cho việc đánh giá những doanh nghiệp “nặng về tài sản”. Đối với công ty có ít tài sản vật chất không được biểu diễn tốt.

PEG - Tỷ lệ giá / thu nhập so với tăng trưởng 

PEG - Tỷ lệ giá/thu nhập so với tăng trưởng là một phần mở rộng của tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhập nhằm đánh giá đến tỷ lệ tăng trưởng. PEG sử dụng công thức tính sau:

PEG = tỷ lệ giá trên thu nhập / tốc độ tăng trưởng thu nhập

Tốc độ tăng trưởng thu nhập là một ước tính về tăng trưởng thu nhập được dự đoán của doanh nghiệp trong một khung thời gian đã đặt. Chúng ta thể hiện PEG như một tỷ lệ phần trăm. Giả sử rằng nhà đầu tư ước tính tăng trưởng trung bình 15% trong 5 năm tới cho doanh nghiệp nêu trên. Chúng ta tỷ lệ giá trên thu nhập là 3 chia chia cho 15 để được tỷ lệ 0,2.

Tỷ lệ đó gợi ý rằng doanh nghiệp là một khoản đầu tư tốt vì nó bị định giá thấp khi nhà đầu tư tính đến sự tăng trưởng trong tương lai của nó. Bất kỳ một doanh nghiệp nào có tỷ lệ dưới 1 thì đều bị định giá thấp. Bất kỳ doanh nghiệp có tỉ lệ cao hơn 1 thì có thể bị định giá quá cao.

Tỷ lệ PEG được nhà đầu tư ưa chuộng hơn nhiều so với P/E bởi nó xem xét một biến khá quan trọng mà P/E bỏ qua.

Ưu điểm và hạn chế của phân tích cơ bản FA trong chứng khoán

Ưu điểm và hạn chế của phân tích cơ bản FA trong chứng khoán

Ưu điểm của phân tích cơ bản FA trong chứng khoán

Phân tích cơ bản FA là một phương pháp luận mạnh mẽ để đánh giá những doanh nghiệp theo cách mà phân tích kỹ thuật đơn giản không thể sánh được. Đối với nhà đầu tư trên toàn thế giới, việc nghiên cứu một loạt những yếu tố định tính và định lượng là điểm khởi đầu quan trọng cho bất kỳ một giao dịch nào.

Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tiến hành phân tích cơ bản bởi nó dựa trên các kỹ thuật đã được thử nghiệm và những dữ liệu kinh doanh có sẵn. Hoặc ít nhất, nó là một công cụ dùng trong các thị trường truyền thống. Thực tế, nếu nhà đầu tư nhìn vào tiền mã hóa (vẫn còn là một ngành công nghiệp nhỏ) thì dữ liệu không phải lúc nào cũng có sẵn và mối tương quan chặt giữa các tài sản. Khi đó nhà đầu tư sẽ thấy rằng TA có thể là không hiệu quả.

Nếu như được thực hiện chính xác, nó sẽ cung cấp một nền tảng để xác định các cổ phiếu hiện đang bị định giá thấp và cao để có thể đánh giá được đúng giá trị của chúng theo thời gian. Theo các nhà đầu tư hàng đầu như Benjamin Graham và Warren Buffett  việc nghiên cứu nghiêm ngặt các doanh nghiệp theo cách này có thể mang lại các lợi nhuận to lớn.

Nhược điểm của phân tích cơ bản FA trong chứng khoán

Dễ dàng thực hiện những phân tích cơ bản, nhưng khó để làm được phân tích cơ bản tốt. Việc xác định được “giá trị nội tại” của một cổ phiếu là một quá trình tốn nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều công sức hơn là việc chỉ đưa những con số vào một công thức. Có nhiều yếu tố cần được đánh giá và đường cong học tập để thực hiện phân tích cơ bản một cách hiệu quả có thể là đường dốc. Hơn nữa, nó phù hợp hơn với những giao dịch dài hạn hơn những giao dịch ngắn hạn.

>> Tham khảo: Target trong chứng khoán là gì? Các Yếu tố xác định Target

So sánh phương pháp FA và TA trong chứng khoán

So sánh phương pháp FA và TA trong chứng khoán

Đầu tiên, cả hai phương pháp FA và TA đều được sử dụng để nghiên cứu và dự báo về xu hướng giá cổ phiếu trong tương lai. Giống như bất kỳ một chiến lược hay triết lý đầu tư nào, cả hai phương pháp này đều có những người ủng hộ và tranh cãi về chúng.

Phân tích cơ bản FA là một phương pháp được nhiều nhà đầu tư sử dụng để đánh giá chứng khoán bằng cách cố gắng đo lường giá trị nội tại của chứng khoán mà cụ thể là mã cổ phiếu trên thị trường. Những nhà phân tích cơ bản sẽ thực hiện nghiên cứu mọi thứ từ nền kinh tế tổng thể, quản lý của các công ty và điều kiện ngành đến tình trạng tài chính. Những yếu tố  tài sản và nợ phải trả, thu nhập, chi phí,… đều là những đặc điểm quan trọng đối với các nhà phân tích cơ bản.

Phân tích kỹ thuật TA khác với phân tích cơ bản FA ở việc đánh giá khối lượng và giá của cổ phiếu chính là một yếu tố đầu vào cốt lõi. Giả định quan trọng nhất chính là tất cả các yếu tố cơ bản đã được biết đến đều được phản ánh vào giá cả. Vì thế không cần phải chú ý đến chúng nữa. Những nhà phân tích kỹ thuật sẽ không cố gắng đo lường đến giá trị nội tại của chứng khoán mà thay vào đó họ sẽ sử dụng biểu đồ chứng khoán để xác định xu hướng trong tương lai chứng khoán sẽ hoạt động như thế nào.

Hiện nay, hầu hết những nhà đầu tư có kinh nghiệm đều sử dụng kết hợp linh hoạt cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong quá trình phân tích của mình. Bởi chúng đều có giá trị theo cách riêng. Vì thế, thay vì dựa vào phương pháp này hay phương pháp kia thì việc sử dụng cân bằng và hợp lý cả 2 sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tất cả các phương án phân tích cơ bản (FA) và phân tích kỹ thuật (TA) đều nhằm mục đích trả lời 04 câu hỏi:

- Bán khi nào?

- Bán giá nào?

- Mua khi nào ?

- Mua giá nào?

Trả lời được bốn câu hỏi này một cách rõ ràng nhất thì lúc đó nhà đầu tư mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường tài chính khắc nghiệt này.

Cơ bản nhất của việc đầu tư vẫn là TA, kết hợp cùng FA sẽ cho ra chiến lược hiệu quả hơn cả:

Khi FA tốt + TA tốt: nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu tiếp tục

Khi FA tốt + TA quá cao: nhà đầu tư nên cân nhắc việc bán cổ phiếu

Khi FA tốt + TA xấu, quá thấp: nhà đầu tư nên cân nhắc việc mua cổ phiếu

Khi FA Xấu + TA tốt, quá cao: nhà đầu tư nên cân nhắc việc bán cổ phiếu

Khi FA xấu + TA tốt: nhà đầu tư hãy bán cổ phiếu bằng mọi giá

Mục tiêu chính của nhà đầu tư vẫn luôn là mức lợi nhuận từ việc mua với giá thấp bán giá cao và tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu mức rủi ro thua lỗ. Để làm được như vậy, nhà đầu tư cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc mua bán, quy luật mới có thể tồn tại và phát triển cùng với thị trường.

Kết luận

Phân tích cơ bản có thể rất hiệu quả nhưng đòi hỏi nhà đầu tư cần phải có kinh nghiệm về kế toán, tài chính cũng như phải kiên trì thực hành và học hỏi liên tục. Bên cạnh đấy việc phân tích cơ bản FA trong chứng khoán đôi khi bị ảnh hưởng nhiều bởi tính chủ quan của cá nhân nên mong các nhà đầu tư luôn giữ được cái đầu lạnh, sáng suốt trong quá trình phân tích cổ phiếu. Mytrade mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm những kiến thức cho riêng cho mình để tự tin đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào về FA trong chứng khoán hoặc cần hỗ trợ nhanh trong quá trình thực hiện giao dịch, hãy liên hệ ngay đến Mytrade Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại Việt Nam

Lựa chọn một nền tảng giao dịch tốt để gửi gắm vốn và yên tâm đầu tư không hề khó. Chỉ cần nhà đầu tư bỏ thời gian một chút nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố quan trọng khi tìm kiếm một nền tảng giao dịch uy tín là được. Nói chung, nền tảng giao dịch chứng khoán uy tín là nền tảng được nhiều người biết đến, được nhiều cơ quan cấp phép và tuân thủ pháp luật, chưa từng dính phốt, hỗ trợ khách hàng hết mình, đồng thời các dịch vụ nhanh chóng thông suốt. Vì vậy nhà đầu tư không thể bỏ qua nền tảng giao dịch Mytrade với những ưu điểm tuyệt vời sau: 

  • Tối ưu nguồn vốn: Mytrade cung cấp những công cụ tối ưu nguồn vốn và tận dụng mọi cơ hội  giúp nhà đầu tư giao dịch khi thị trường đang trong xu hướng tích cực.
  • Tối ưu thuế phí: Khi nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại https://mytrade.vn/ sẽ được hưởng mức ưu đãi tối ưu nhất về các khoản thuế phí, lệ phí.
  • Tối ưu lợi nhuận: Mytrade luôn luôn đồng hành cùng nhà đầu tư suốt chặng đường giao dịch để mang lại lợi nhuận tối ưu nhất.
  • Bài viết nổi bật