Hệ số Beta là gì? Ý nghĩa, cách tính chỉ số Beta chứng khoán

Việc phân tích cụ thể mức độ rủi ro của những tài sản không kém phần quan trọng so với việc xác định tỷ suất sinh lời của chúng. Điều đó giúp cho các nhà đầu tư xác định được một danh mục đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng mức độ rủi ro của mình. Trong số những phương pháp, các định mức rủi ro, thì sử dụng hệ số beta (β) được xem là cách thức phổ biến nhất hiện nay, nhiều nhà đầu tư giao dịch lựa chọn. Vậy, hệ số beta là gì và ý nghĩa của hệ số beta nó như thế nào? Hãy cùng My Trade chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Hệ số beta trong chứng khoán là gì?

Hệ số beta trong chứng khoán là gì?

Hệ số beta là gì?

Hệ số beta trong chứng khoán là hệ số đo lường mức biến động hay thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán riêng lẻ với mức biến động, rủi ro chung của toàn bộ thị trường chứng khoán.

Hay nói cách khác, hệ số beta là hệ số đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu cụ thể với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán. Qua đó nhà đầu tư có thể xác định được đối tượng đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.

Để cụ thể và hiểu rõ hơn về định nghĩa của hệ số Beta, các nhà đầu tư cần nắm vững kiến thức căn bản về rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống cụ thể:

Rủi ro hệ thống: là rủi ro ảnh hưởng đến hầu như tất cả các cổ phiếu trên thị trường như những ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hoặc những chính sách của Chính phủ …. Rủi ro hệ thống nằm ngoài phạm vi quản lý của doanh nghiệp và ảnh hưởng lên toàn bộ danh mục, hoặc toàn bộ cổ phiếu trên thị trường. Có ba loại rủi ro hệ thống là rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát và rủi ro thị trường.

Rủi ro phi hệ thống: loại rủi ro chỉ tác động đến một cổ phiếu hay một nhóm ngành cổ phiếu. Ví dụ giá dầu giảm ảnh hưởng đến nhóm dầu khí, nhưng lại có lợi cho công ty vận tải và ngược lại hay sự tăng giảm lợi nhuận, của doanh nghiệp A chỉ tác động đến cổ phiếu doanh nghiệp A.

>> Xem thêm: Phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM là gì?

Các chỉ số beta trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán hiện nay, chỉ số beta thường được so sánh với 1 để xác định rủi ro của cổ phiếu. Với việc tăng 10% trong lợi nhuận thị trường được phản ánh như 10% tăng thêm trong lợi nhuận một chứng khoán cụ thể.

Trong chứng khoán có các chỉ số beta như sau:

- Chỉ số β= 0: Nếu một cổ phiếu có chỉ số beta bằng 0, điều này có nghĩa là sự thay đổi giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập riêng biệt so với thị trường.

- Chỉ số β > 0: Nếu cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 0 sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

  • Nếu β = 1: Mức biến động giá của chứng khoán bằng mức biến động của thị trường bằng 1. Nghĩa là chứng khoán này di chuyển cùng bước đi của thị trường.
  • Nếu β < 1: Mức biến động giá của chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường là nhỏ hơn 1. Có nghĩa là chứng khoán đó có mức độ biến động ít hơn mức thay đổi của thị trường.
  • Nếu β >1: Mức biến động giá của chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường. Trường hợp này đồng nghĩa với việc cổ phiếu này có khả năng sinh lời cao, nhưng đồng thời tiềm năng rủi ro cũng khá lớn.

- Chỉ số β < 0: Một cổ phiếu có chỉ số Beta thấp hơn 0 thì cổ phiếu có xu hướng biến động ngược chiều với biến động của thị trường.

>> Xem thêm: Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?

Ý nghĩa của hệ số beta trong chứng khoán

Ý nghĩa của hệ số beta

Hệ số beta trong chứng khoán có ý nghĩa gì?

Việc tính toán chỉ số beta trong đầu tư chứng khoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn và cụ thể về hệ số beta này các nhà đầu tư cần nắm được ý nghĩa sử dụng của nó cụ thể như sau:

- Phân tích hệ số beta giúp các nhà đầu tư xác định được đối tượng cổ phiếu phù hợp với khả năng chịu đựng mức độ rủi ro.

- Hệ số beta là một trong số những chỉ số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM (mô hình định giá vốn tài sản) được tính toán dựa trên phân tích quy hồi. Hiểu đơn giản, hệ số beta thể hiện mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường chung.

- Mô hình này giúp nhà đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu.

- Việc tính toán giá trị của hệ số beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu một công ty so với mức độ biến động chung trên thị trường. Qua đó các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư và quản lý phù hợp.

- Hệ số beta thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ, ở đây là cổ phiếu so với mức độ rủi ro, biến động chung của toàn thị trường. Hệ số beta sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi.

- Chỉ số Beta giúp các nhà đầu tư hiểu, liệu một cổ phiếu có đi cùng hướng với các cổ phiếu trong thị trường hay không và mức độ biến động hay rủi ro của nó so với thị trường. Nhà đầu tư thường so sánh hệ số beta với 1 để xác định rủi ro của cổ phiếu, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

Cách tính hệ số Beta trong chứng khoán

Để xác định hệ số beta, nhà đầu tư có thể áp dụng theo công thức:

Hệ số beta (β) = Cov (Ri, Rm) / Var (Rm)

Trong đó:

  • Ri: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán i
  • Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường
  • Cov (Ri, Rm): Hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán e và tỷ suất sinh lời của thị trường.
  • Var (Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.

Tỷ suất sinh lời được tính như sau:

R = (P1-P0)/P0

Trong đó:

  • P1: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét
  • P0: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó

Hệ số Beta của toàn danh mục được tính bằng tổng của beta các cổ phiếu trong danh mục nhân với tỷ trọng của cổ phiếu đó.

Ngoài ra, các nhà đầu tư không cần tính toán hệ số Beta vì đa số các trang website tài chính hoặc công ty chứng khoán như MBS, HSC, VND, Cophieu68.vn, CafeF, VietstockFinance,… đều đã cung cấp sẵn chỉ số Beta rồi. Nếu thấy kết quả tính hệ số Beta giữa các trang rất khác nhau thì điều này là hoàn toàn bình thường lý do vì họ lấy các mốc thời gian tính hệ số Beta là khác nhau.

Ví dụ:

Tỷ suất sinh lời của chứng khoán B là 20%

Tỷ suất sinh lời của thị trường là 10%

Tỷ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư là 2%

Từ các thông số trên chúng ta dễ dàng tính được:

- Mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của chứng khoán B và tỷ lệ phi rủi ro sẽ là (20% - 2%) = 18%

- Mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ lệ phi rủi ro là (10% - 2%) = 8%

Như vậy, hệ số beta chứng khoán sẽ được tính bằng mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán B với tỷ lệ phí rủi ro chia cho mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ lệ phi rủi ro. Cụ thể:

Hệ số β = 18/8 = 2,25

Hệ số beta này cho thấy chứng khoán B có mức độ rủi ro lớn hơn mức độ rủi ro của thị trường (xét theo trường hợp β > 1). Điều này có nghĩa việc chứng khoán B có khả năng sinh lời cao, khi đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao, tuy nhiên đầu tư vào chứng khoán này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Cho nên nhà đầu tư cần cẩn trọng, có sự tính toán và tìm hiểu kỹ càng.

- Nếu nhà đầu tư chấp nhận mức độ rủi ro cao, có khả năng chống chịu rủi ro thì nên đầu tư vào chứng khoán B

- Còn nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp thì không nên đầu tư vào chứng khoán B.

Cách tính hệ số Beta toàn bộ danh mục

Hệ số beta toàn bộ danh mục = Trung bình cộng beta theo tỷ lệ nắm giữ của các cổ phiếu thành phần.

Khi tính toán hệ số Beta cho toàn bộ danh mục đầu tư của mình, điều này có nghĩa là mỗi một cổ phiếu trong danh mục sẽ có hai biến khác nhau là hệ số beta khác nhau và tỷ lệ nắm giữ danh mục là khác nhau.

Hệ số beta trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM

Mô hình CAPM là mô hình đánh giá lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào một cổ phiếu hay danh mục tương quan với rủi ro hệ thống beta và suất sinh lời của thị trường.

R = Ro + β X (R tt – Ro)

Trong đó:

  • R là mức lợi nhuận kỳ vọng hợp lý
  • Ro là suất lợi nhuận phi rủi ro thường là lãi suất trái phiếu chính phủ ở Việt Nam các nhà đầu tư có thể dùng lãi ngân hàng có mức an toàn cao như Vietcombank.
  • β hệ số Beta của cổ phiếu và danh mục.
  • Rtt là suất lợi nhuận kỳ vọng của toàn thị trường và thường về dài hạn tầm 10%

Qua công thức trên chúng ta dễ dàng nhận thấy tại sao người ta nói rủi ro cao lợi nhuận cao hay nói đúng hơn là rủi ro càng cao thì tỷ lệ thuận với lợi nhuận càng cao. Chúng ta đầu tư chứng khoán, vì chúng ta chấp nhận rủi ro cao hơn để kỳ vọng mức lợi nhuận cao hơn.

Hệ số Alpha và mối quan hệ giữa hệ số Beta và Alpha

Khi nói đến hệ số beta ta không thể không nhắc đến hệ số Alpha, tuy nhiên hệ số này không được nhắc đến nhiều như hệ số Beta.

Hệ số Alpha là mức lợi nhuận sau khi điều chỉnh rủi ro, hay chính là mức chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận hợp lý ứng với mức độ rủi ro.

Công thức tính hệ số Alpha:

Alpha = % Lợi nhuận thực tế - % Lợi nhuận kỳ vọng ứng với rủi ro Beta

Khi Alpha < 0: lúc này các nhà đầu tư sẽ không hiệu quả, càng thấp càng không có hiệu quả đầu tư.

Khi Alpha > 0: các nhà đầu tư sẽ có hiệu quả, giá trị Alpha càng cao thì càng hiệu quả.

Hệ số beta tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ số beta tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ số beta tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, hệ số Beta chứng khoán vẫn chưa thực sự phản ánh đầy đủ ý nghĩa cụ thể của nó trên thị trường chứng khoán thế giới. Lý do bởi còn một số hạn chế như:

- Số lượng những công ty đủ tiêu chuẩn để tính beta là không lớn ( có 260 trong tổng số 546 công ty đang được niêm yết).

- Do độ lớn dữ liệu lịch sử chỉ có 2 năm. Điều này chưa đảm bảo tính ổn định về dữ liệu khi tính toán với hệ số beta.

- Tính cập nhật chưa đủ và chất lượng thông tin mà các công ty công bố chưa thật sự hiệu quả. Đây được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phân ngành.

- Trong điều kiện hiện tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hệ số thị trường (Vn-Index) cững vẫn chưa thể đại diện cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Ứng dụng của hệ số beta trong chứng khoán

Ứng dụng của hệ số beta chứng khoán

Ứng dụng của hệ số beta chứng khoán

- Hệ số Beta là một hế số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM giúp nhà đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu.

- Việc tính toán giá trị hệ số beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu riêng lẻ so với mức độ biến động chung của thị trường. Qua đó có đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý danh mục phù hợp.

Hệ số beta chứng khoán là một trong những hệ số quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng trong việc định hướng các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần phải kết hợp thêm những chỉ số khác để định giá cổ phiếu và đánh giá doanh nghiệp như P/E, ROE, ROA, EBIT…

Như vậy, trên đây là bài viết về Hệ số Beta trong chứng khoán là gì? của MyTrade đã chia sẻ đến bạn đọc. Hệ số Beta là một trong những hệ số quan trọng, có ý nghĩa trong việc định hướng các quyết định đầu tư của nhà đầu tư tương lai. Hy vọng với những nội dung trên sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức trong quá trình đầu tư. Chúc các bạn thành công!

Mytrade tự hào là nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán tối ưu nhất hiện nay

Để biết thêm các thông tin về chứng khoán mời các bạn xem bài viết tiếp theo tại https://mytrade.vn hoặc liên hệ theo số Hotline 0983.668.883 để các bạn chuyên viên có thể hỗ trợ tốt nhất.

MyTrade - nền tảng đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

  • Bài viết nổi bật