Trong thị trường chứng khoán, giá trị tài sản vốn hết sức quan trọng. Mô hình CAPM được xem là nguồn gốc của tất cả lý thuyết tài chính kinh tế hiện đại. Cho đến nay mặc dù đã có thêm một số mô hình định giá khác nhưng CAPM vẫn được sử dụng nhiều hơn cả.
Mô hình CAPM là gì?
Mô hình CAPM là gì?
Mô hình CAPM (viết tắt của cụm từ Capital Asset Pricing Model) thường mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi ích kỳ vọng đối với tài sản.
Mô hình CAPM được phát triển bởi William Sharpe vào những năm 1960 và được ứng dụng rất nhiều trong đầu tư chứng khoán. Mặc dù có thêm một số mô hình khác luôn nỗ lực giải thích động thái thị trường nhưng mô hình capm là đơn giản và có khả năng ứng dụng sát với thực tế.
Bất cứ một khoản đầu tư được thực hiện sẽ tiềm ẩn những rủi ro - chính là lợi tức thực tế của những khoản đầu tư sẽ khác với lại lợi nhuận kỳ vọng. Các nhà đầu tư sẽ suy tính về rủi ro của một khoản đầu tư khi quyết định mức lợi nhuận mà họ muốn nhận được khi tiến hành đầu tư. Mô hình CAPM chính là một phương pháp tính toán lợi nhuận cần thiết cho một khoản đầu tư, dựa trên việc đánh giá phần rủi ro của nó.
Xem thêm: Phương pháp đầu tư chứng khoán Canslim
Công thức tính CAPM
Để tính toán được mức lợi nhuận kỳ vọng đối với một khoản đầu tư kèm rủi ro, người ta sẽ sử dụng công thức tính capm sau đây:
E(Ri) = Rf + βi [E(Rm) – Rf]
Trong đó:
- r cho biết mức lợi tức kỳ vọng đối với một loại hình tài sản đầu tư
- rf cho biết mức lợi nhuận của loại hình tài sản phi rủi ro
- β hệ số beta: cho biết về độ nhạy của loại hình tài sản đầu tư so với biến động của thị trường
- rm cho biết mức lợi nhuận kỳ vọng vào thị trường
- (rm – rf) là khoản chênh lệch bù đắp rủi ro từ thị trường
>> Tham khảo: Mô hình Dupont là gì? Cách ứng dụng trong phân tích tài chính
Các thành phần trong công thức CAPM
Các thành phần trong công thức CAPM
1. Lợi nhuận kỳ vọng
r là ký hiệu đại diện cho mức lợi nhuận kỳ vọng đối với tài sản vốn theo khoảng thời gian đầu tư trong công thức tính trên. Kết quả về mức lợi nhuận kỳ vọng tương tự như phiên bản giả định trong thời gian dài hạn. Theo đó khoản đầu tư sẽ cần phải sản sinh mức lợi nhuận trong vòng đời tồn tại của nó.
2. Lợi nhuận của tài sản phi rủi ro
Thực tế, không có gì tồn tại theo dạng tài sản phi rủi ro. Thế nhưng, gói vay chính phủ trong những kỳ hạn ngắn có thể tạm xem như một khoản đầu tư tương đối an toàn và phi rủi ro.
Trong công thức tính toán CAPM thì lợi nhuận phi rủi ro ký hiệu là rf. Nó gần như tương đương với mức lợi tức của trái phiếu chính phủ trong vòng 10 năm. Khi đó, lãi suất phi rủi ro sẽ tương ứng với quốc gia phát hành trái phiếu, có thời gian đáo hạn tương thích với khoảng thời gian đầu tư.
Tuy vậy, quy định chung về kỳ hạn của lãi suất thường là 10 năm. Bởi trái phiếu chính phủ luôn là một loại trái phiếu có tính an toàn và thanh khoản ổn định nhất.
3. Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường
Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường cũng là một trong đại lượng quan trọng theo công thức tính toán CAPM. Nếu như bạn có kế hoạch đầu tư vào một cổ phiếu thì rm chính là lợi nhuận kỳ vọng đầu tư, hay còn gọi đây là chi phí vốn cho cổ phần.
4. Hệ số β
Hệ số beta cho biết về mức biến động của lợi nhuận, nó phản ánh thông qua các thay đổi về giá. Nói theo cách dễ hiểu hơn thì β mô tả độ nhạy cổ phiếu đối với biến động rủi ro của thị trường. Muốn tìm ra hệ số này, bạn cần phải áp dụng phương pháp quy hồi so sánh lợi nhuận trên cùng một loại cổ phiếu với mức lợi nhuận của thị trường vốn.
- Nếu như β > 1: Rủi ro từ thị trường chứng khoán lúc này sẽ cao hơn với mặt bằng chung của thị trường.
- Nếu như β < 1: Rủi ro từ thị trường chứng khoán lúc này sẽ thấp hơn với mặt bằng chung của thị trường.
- Nếu như β = 1: Lợi nhuận kỳ vọng với một loại chứng khoán sẽ bằng với mức lợi nhuận trung bình của thị trường.
- Nếu như β < 0: Dấu hiệu cho thấy biến động ở thị trường chứng khoán đang ngược lại với thị trường chung
Xác định hệ số β trước giúp nhà đầu tư có thể phần nào xác định một khoản vốn đầu tư có mức rủi ro cao hơn hoặc thấp hơn so với mức lãi suất phi rủi ro. Tiền từ lãi suất phi rủi ro sẽ tính toán theo phương thức bù thị trường vốn chủ sở hữu.
Như vậy, với việc xem xét mỗi thành phần trong mô hình CAPM, nhà đầu tư sẽ đưa ra đánh giá được một cổ phiếu nào đó có phù hợp với mục tiêu lợi nhuận của họ không.
5. Chênh lệch bù đắp rủi ro thị trường
Chênh lệch bù đắp từ rủi ro thị trường (rm – rf) là phần lợi tức bổ sung khi đầu tư vào mã cổ phiếu thay vì đầu tư vào những loại hình tài sản phi rủi ro khác. Trong giai đoạn ngắn hạn thì cổ phiếu hoàn toàn có khả năng tăng giá hoặc giảm giá.
Chính bởi vậy, tỷ suất lợi nhuận trung bình trên thị trường vốn sẽ dễ là một con số âm hơn là một kết quả dương. Nhằm hạn chế những thay đổi trong ngắn hạn tại phần bù đắp rủi ro cổ phần, bạn có thể thực hiện phân tích đường trung bình động theo thời gian dài, thời gian phân tích cũng có thể kéo dài đến cửa hàng thập kỷ
Ví dụ về hoạt động của mô hình CAPM
Ví dụ bạn đang cần đầu tư 50 USD vào cổ phiếu X với mức cổ tức 3% / năm. Hệ số β lúc này là 1.5 (rủi ro lớn hơn đối với thị trường). Giả sử lãi suất phi rủi ro cũng là 3% và bạn kỳ vọng thị trường có thể tăng giá trị 5%/năm.
Vậy lợi nhuận kỳ vọng dựa vào mô hình CAPM tđược tính toán như sau:
3% + 1.5 × (5% – 3%) = 6%
Tuy nhiên lợi tức cũng phải chiết khấu. Do vậy, cổ tức dự kiến của cổ phiếu cùng với tăng trưởng của cổ phiếu đều sẽ nằm trong kế hoạch dự kiến. Trường hợp giá trị chiết khấu của đồng tiền bằng đúng với 50 USD, mô hình CAPM cho thấy cổ phiếu X đang sở hữu giá trị hợp lý.
Ưu điểm và hạn chế của mô hình CAPM
Ưu điểm và hạn chế của mô hình CAPM
Áp dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM khi đầu tư thị trường chứng khoán rất cần thiết để bạn có thể xác định trước rủi ro. Tuy vậy, mô hình CAPM vẫn còn một số điểm hạn chế.
-
Ưu điểm mô hình CAPM
Ưu điểm của mô hình CAPM là nằm ở tính dễ sử dụng, áp dụng được cho nhiều danh mục đầu tư và có tính đến rủi ro thị trường, linh hoạt thay đổi.
- Dễ áp dụng: CAPM chỉ bao gồm một phép tính rất dễ để các nhà phân tích tính toán. Bất cứ khi nào bạn cũng sẽ có thể kiểm tra, xác định được độ tin cậy của tỷ suất lợi nhuận.
- Áp dụng cho nhiều các danh mục đầu tư: Mô hình CAPM được xây dựng dựa trên giả định nhà đầu tư sẽ sở hữu nhiều danh mục. Chẳng hạn như danh mục thị trường, loại bỏ các yếu tố phi rủi ro từ hệ thống.
- Có tính đến độ rủi ro thị trường: Hệ số β chính là phần tính toán rủi ro trong mô hình CAPM. Mọi rủi ro đều sẽ được tính toán kỹ lưỡng, không nằm trong những mô hình vốn khác. Thực tế thì rủi ro thị trường là biến số rất khó dự đoán trước. Do vậy, nó sẽ không thể bị loại bỏ hoàn toàn.
- Thay đổi linh hoạt: Mỗi khi một doanh nghiệp cần xác định cơ hội thường sẽ có xu hướng kết hợp yếu tố tài chính, kinh doanh với các hoạt động kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên nếu kết hợp như vậy thì mô hình tính toán thông thường gần như sẽ không thể thực hiện. Tuy nhiên với mô hình định giá tài sản vốn CAPM thì lại có thể.
-
Hạn chế của mô hình CAPM
Lợi nhuận tối thiểu theo tính toán của mô hình CAPM có khả năng sẽ thấp hơn thực tế. Ngoài những ưu điểm, mô hình CAPM vẫn tồn tại một số nhược điểm về lãi suất phi rủi ro, lợi tức thị trường và khả năng vay lãi với lãi suất phi rủi ro.
- Lãi suất phi rủi ro: Trong công thức tính của CAPM, mức lãi suất phi rủi ro rf đã được chấp nhận. Tuy nhiên đối với số lượng cổ phiếu thay đổi theo từng ngày sẽ tạo ra những mức biến động mạnh.
- Lợi tức thị trường: Thông thường thì mức lợi nhuận trên thị trường sẽ bằng với tổng số tiền lãi và cổ tức. Tuy nhiên tại một thời điểm nào thì lợi tức có khả năng sẽ là một số âm.
- Vay lãi với lãi suất phi rủi ro: Mô hình CAPM được hình thành từ 4 giả định cơ bản. Trong số này thì tỉ số nhà đầu tư có thể vay hoặc lãi suất phi rủi ro là không khả thi. Bởi nhà đầu tư cá nhân không đủ khả năng để vay với tỷ lệ vay hoặc cho vay tỷ lệ giống như chính phủ. Chính vì vậy mức lợi nhuận tối thiểu có thể ít hơn so với tính toán trên lý thuyết của mô hình.
Ứng dụng của mô hình CAPM
Ứng dụng của mô hình CAPM
- Sử dụng mô hình CAPM giúp các nhà đầu tư có thể ước tính được mức lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào một cổ phiếu cụ thể hay một danh mục đầu tư.
- Mô hình CAPM hỗ trợ các nhà đầu tư lựa chọn được những cổ phiếu phù hợp cho danh mục đầu tư của mình.
Mô hình CAPM là một mô hình đơn giản và được rất nhiều nhà đầu tư ưa thích sử dụng trong khi lựa chọn cổ phiếu. Nhưng cũng giống như những mô hình khác, CAPM sẽ không nên được áp dụng riêng rẽ mà cần phải được kết hợp với những phương pháp khác để lựa chọn cổ phiếu phù hợp.
Kết luận
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin mà Mytrade chia sẻ về mô hình CAPM từ định nghĩa, công thức đến ưu điểm và hạn chế của nó khi áp dụng vào thực tế. Mô hình đã, đang và sẽ được yêu thích bởi nhiều nhà đầu tư có thể thấy được mối quan hệ giữa rủi ro và mức lợi nhuận kỳ vọng. Công cụ này sẽ dần trở thành trợ thủ đắc lực cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư uy tín trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Mytrade là một nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán được các nhà đầu tư đánh giá cao hiện nay. Nền tảng với nguồn gốc hoạt động rõ ràng, công khai và minh bạch nên các nhà đầu tư hoàn toàn an tâm giao dịch. Đặc biệt, nền tảng đã được cơ quan cấp phép hoạt động khá uy tín và an toàn. Chính vì thế các nhà đầu tư không thể bỏ qua nền tảng giao dịch Mytrade do công ty cổ phần đầu tư và công nghệ FTV phát triển với những ưu điểm tuyệt vời sau:
- Tối ưu về nguồn vốn: nền tảng Mytrade sẽ cung cấp đến nhà đầu tư các công cụ tối ưu về nguồn vốn miễn phí và tận dụng mọi cơ hội đầu tư khi thị trường đang ở xu hướng tích cực.
- Tối ưu về thuế phí: Khi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán miễn phí tại website https://mytrade.vn hoặc App Mytrade (nền tảng IOS, Android) sẽ được hưởng những mức ưu đãi tối ưu nhất về các khoản lệ phí.
- Tối ưu lợi nhuận: Mytrade luôn đồng hành và sát cánh cùng nhà đầu tư trong suốt chặng đường giao dịch để mang về những mức lợi nhuận tối ưu nhất.
Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về mô hình CAPM là gì? hoặc cần hỗ trợ giao dịch đầu tư hãy liên hệ ngay qua Hotline 0983.668.883 để được MyTrade hỗ trợ và đưa ra phương đầu tư hiệu quả.