Hoa Tulip được xem là trường hợp đầu tiên về bong bóng tài chính và được cho là đã xảy ra vào những năm 1600. Trước khi đi vào thảo luận về việc liệu Hội chứng hoa Tulip có thực sự được xem là một bong bóng tài chính hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hội chứng hoa tulip là gì? Câu chuyện về diễn biến của bong bóng này ra sao nhé.
Hội chứng hoa tulip là gì?
Hội chứng hoa tulip là gì?
Hội chứng hoa tulip hay còn được gọi là bong bóng hoa tulip Hà Lan, tiếng Anh là Tulipmania hoặc Dutch Tulip Bulb Market Bubble.
Hội chứng hoa tulip chính là một trong những bong bóng thị trường nổi tiếng nhất mọi thời đại. Hội chứng này diễn ra ở Hà Lan vào đầu những năm 1600, khi giá của hoa tulip bị đẩy lên đến cực điểm do hoạt động đầu cơ. Ở mức cao nhất thì giá một búp tulip gấp 6 lần so với thu nhập hàng năm của một người bình thường. Ngày nay, hội chứng hoa tulip tương tự như một câu chuyện ngụ ngôn cho những cạm bẫy xảy ra khi có sự tham lam và đầu cơ quá mức có thể tạo ra.
Hội chứng hoa tulip trở nên nổi tiếng nhờ vào cuốn sách bởi nhà văn người Scotland ở thế kỷ 19 Charles Mackay. Ông không được xem là một nhà sử học, nhưng những câu chuyện sống động của ông đã thực sự thu hút sự chú ý của mọi người.
Theo đánh giá của cựu giáo sư kinh tế Earl A. Thompson của UCLA, giá hoa tulip tăng gấp 20 lần từ tháng 11 năm 1636 đến tháng 2 năm 1637, rồi giảm tới 99% vào tháng 5 năm 1637.
Giáo sư Anne Goldgar tại đại học King's College London cho rằng trên thực tế đúng là có sự mất giá nghiêm trọng của hoa tulip. Tuy nhiên, hiệu ứng của nó không tệ như trong những câu chuyện nổi tiếng cũng như trong lời đồn thổi.
>> Tham khảo thêm: Tiền pháp định là gì? Phân loại, ưu nhược điểm của tiền pháp định
Diễn biến của hội chứng hoa tulip
Diễn biến của hội chứng hoa tulip
Hoa tulip lần đầu xuất hiện ở Tây Âu vào cuối những năm 1500. Hoa tulip trở thành một món xa xỉ mà bất kì người giàu có nào cũng cần phải có. Muốn theo kịp những người giàu có thì tầng lớp thương nhân trung lưu của xã hội Hà Lan đã tìm cách để bắt chước họ và cũng muốn có hoa tulip.
Ban đầu, nó là món hàng thể hiện địa vị mà người khác muốn mua bởi vì nó đắt tiền. Nhưng đồng thời, hoa tulip cũng được biết đến là rất mỏng manh, khó sống sót nếu như nó không được canh tác cẩn thận. Hiếm nhất chính là hoa tulip có hoa văn sọc, nhiều màu, khác với các bông hoa đơn sắc thông thường. Chúng chính là tác nhân làm cho giá thị trường lên cao.
Năm 1634, hội chứng hoa tulip tràn qua Hà Lan. Những bông hoa tulip hiếm nhất và chất lượng cao nhất có giá tương đương với giá 750.000 USD ngày nay. Nhiều bông hoa tulip được giao dịch trong phạm vi từ 50.000 - 150.000 USD.
Đến năm 1636, nhu cầu về việc buôn bán hoa tulip lớn đến mức những trung tâm buôn bán chúng thường xuyên được mở tại Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam, ở Rotterdam, Harlaem và những thị trấn khác.
Vào thời điểm đó, những nhà giao dịch chuyên nghiệp đã tham gia hoạt động này và mọi người dường như kiếm tiền được chỉ bằng cách sở hữu một số bông hoa tulip hiếm. Mọi người bắt đầu thực hiện mua hoa tulip với đòn bẩy tài chính, sử dụng những hợp đồng phái sinh ký quỹ để mua nhiều hơn mức họ có thể chi trả.
Đến cuối năm 1637, giá hoa bắt đầu giảm và không tăng trở lại. Một phần lớn liên quan đến sự sụt giảm nhanh chóng này được thúc đẩy bởi thực tế mọi người đã mua hoa tulip bằng tiền vay, với hy vọng sẽ trả được nợ khi họ bán được hoa và kiếm lợi nhuận. Nhưng một khi giá hoa bắt đầu giảm, những người nắm giữ buộc thanh lý và bán hoa tulip với bất kỳ giá nào.
Cơn sốt hoa Tulip có phải là bong bóng không?
Diễn biến của hội chứng hoa tulip
Năm 2006, nhà kinh tế học Earl A. Thompson đã cho ra một bài báo có tựa đề “Cơn sốt hoa Tulip: Sự thực hay được thêu dệt?”. Trong bài viết, ông cho rằng Cơn sốt hoa Tulip thực ra là câu chuyện mang tính hàm ẩn có liên quan đến chính phủ về sự chuyển đổi từ hợp đồng tương lai của hoa tulip sang hợp đồng lựa chọn, và không thực sự gọi đó là cơn sốt thị trường. Theo Thompson, Cơn sốt hoa Tulip không thể được xem là một bong bóng bởi “bong bóng đòi hỏi có sự tồn tại nhất trí trong thỏa thuận giá để giá vượt quá giá trị cơ bản”. Vì vậy, đây không phải là trường hợp bong bóng thực sự. Vào năm 2007, Anne Goldgar xuất bản cuốn sách mang tên “Cơn sốt hoa Tulip: Tiền, danh dự và kiến thức trong Thời kỳ Hoàng kim Hà Lan”. Trong sách này, bà trình bày rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng câu chuyện phổ biến về Cơn sốt hoa Tulip thực ra chứa những yếu tố không thật. Dựa trên nghiên cứu từ hệ thống lưu trữ, những lập luận của Goldgar cho thấy sự tăng giá và nổ bong bóng hoa tulip là nhỏ hơn rất nhiều so với mức mà hầu hết chúng ta đang có xu hướng tin vào. Bà cho rằng hậu quả về kinh tế là khá nhỏ và số lượng người tham gia vào thị trường hoa tulip là không nhiều.
>> Tham khảo thêm: Thuế gián thu là gì? Đặc điểm, phân loại thuế gián thu
Hội chứng hoa tulip và bài học cho các nhà đầu tư
Hội chứng hoa tulip và bài học cho các nhà đầu tư
Câu chuyện về bong bóng hoa Tulip cho thấy chu kỳ chung, trong đó những đơn vị, cá nhân đẩy giá một loại tài sản lên mức trên trời và sau đó giá trị bị sụp đổ. Trong trường hợp này, giá hoa tulip sẽ tăng lên cấp số nhân. Vượt quá giá trị nội tại và chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi giá sụp đổ.
So sánh với nhà đầu tư ngày nay thì có thể xác định được một đợt tăng giá không bền vững thì đây được xem là lần đầu tiên trong lịch sử, một bong bóng được ghi nhận. Vì thế điều quan trọng đó là phải suy nghĩ về hoa Tulip và bong bóng đầu cơ khác như bong bóng MIssissippi ở Pháp để học từ bài học trong quá khứ.
Thị trường đã chứng kiến những lượt bong bóng tương tự như bong bóng Dotcom đầu những năm 2000 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008... Với những suy nghĩ này thì không bao giờ là quá muộn để nghiên cứu những bài học của thế hệ giao dịch đi trước đó.
Ở Hà Lan hiện nay, hoa Tulip có thể được mua với giá hợp lý, thực tế, các bạn không cần phải bán nhà để mua. Mặc dù chúng không bao giờ lên cơn sốt bong bóng như vào năm 1700 nữa tuy nhiên, hoa Tulip hiện nay vẫn là biểu tượng đất nước và được trồng đặc trưng trong nhiều khu vườn Hà Lan,. Trên thực tế, 77% tất cả những nụ hoa được giao dịch trên thế giới đều đến từ Hà Lan và 40% đó là hoa Tulip.
Câu chuyện về bong bóng hoa Tulip kết thúc đã đọng lại bao nhiêu cảm xúc bi hài và những bài học giá trị về một cơn sốt tài sản chưa bao giờ bị lạc hậu.Chung quy rằng, trước đó khi bỏ tiền vào một tài sản nào, các nhà đầu tư đặt ra cho bản thân hai câu hỏi đó là:
- Thứ nhất, tài sản đó có được xây dựng, phát triển, ra đời dựa trên một nền tảng vững chắc hay không, liệu nó có thực sự phục vụ được cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn bằng với giá trị thực của nó ?
- Thứ hai, liệu mức giá của tài sản có dựa trên những yếu tố cơ bản như lợi nhuận, lợi tức hay chỉ dựa vào việc đầu tư điên rồ của đám đông ?
Không khó để có thể tránh những cơn sốt tương tự hội chứng hoa Tulip trong tương lai gần , bởi Nhà Triết học có tên George Santayana đã có một câu châm ngôn vô cùng nổi tiếng là: “Những kẻ mà không thể nhớ được lịch sử thì buộc phải lặp lại nó”.
Kết luận
Bất kể Cơn sốt hoa Tulip có là một bong bóng tài chính hay không thì cũng không hợp lý khi so sánh hoa tulip với Bitcoin (hoặc bất cứ tiền điện tử nào khác). Sự kiện đã diễn ra gần 400 năm trước, trong bối cảnh lịch sử hoàn toàn khác và hoa tulip chắc chắn không thể so sánh được với một đồng tiền kỹ thuật số mà được bảo đảm bằng kỹ thuật mật mã.
MyTrade cùng khách hàng tận dụng tối đa cơ hội trên thị trường để mang lại lợi nhuận tối ưu. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc nào về hội chứng hoa tulip hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn và cung cấp thông tin hữu ích. Liên hệ theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ tốt nhất.
– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053
– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade