Ký quỹ là gì? Quyền, nghĩa vụ và các loại hình ký quỹ

Ký quỹ là gì? Đây được coi là vấn đề rất được quan tâm khi mọi người chọn lựa biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình. Hiểu được nhu cầu đó, bài viết sau đây Mytrade sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích về ký quỹ nhé!

Ký quỹ là gì?

Theo khoản 01 điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định ký quỹ chính là một trong bảy biện pháp đảm bảo thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự. Trong một số trường hợp cụ thể việc ký quỹ được pháp luật Việt Nam quy định bên có nghĩa vụ phải thực hiện để đảm bảo nghĩa vụ dân sự.

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ cần gửi một khoản tiền, các giấy tờ có giá trị hoặc đá quý, kim khí quý vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng, tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Ký quỹ là gì?

Ký quỹ là gì?

Ký quỹ là một hình thức đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện các giao dịch dân sự và bảo đảm quyền lợi của bên có quyền. Tuy vậy hình thức đảm bảo bằng ký kết lại thường không xuất hiện ở các giao dịch dân sự mà chủ yếu thường xuất hiện trong các dự án kinh doanh đầu tư.

Đặc điểm của ký quỹ?

Đặc điểm chung của hình thức ký quỹ gồm:

– Đặc điểm đầu tiên đó là khoản tiền ký quỹ thường là VNĐ hoặc ngoại tệ đang phổ biến trên thị trường như EUR, USD, GBP.

– Số dư tối thiểu sẽ phụ thuộc vào từng loại hình ký quỹ.

– Lãi suất áp dụng cho tiền gửi kỹ quỹ được tính theo có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn.

– Một đặc điểm nữa đó là quá trình ký quỹ luôn có sự tham gia của 03 bên liên quan bao gồm:

  • Thứ 01 là bên ký quỹ: là tổ chức, doanh nghiệp có tài sản ký quỹ.
  • Thứ 02 là tổ chức tín dụng hoặc bên ngân hàng nhận tài sản ký quỹ.
  • Thứ 03 là bên có quyền được thanh toán, bồi thường thiệt hại từ các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng khi có sự cố xảy ra, thường là đối tác kinh doanh của bên ký quỹ.

Như vậy, kỹ quý bao gồm các đặc điểm đã được nêu trên. Việc ký quỹ cần đáp ứng các đặc điểm này nhằm đảm bảo quá trình ký quỹ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định pháp luật.

>> Tham khảo: Margin là gì?

Những loại hình ký quỹ trên thị trường hiện nay?

1. Ký quỹ nhằm mục đích kinh doanh đa ngành nghề

Đây loại hình này được coi như một sự bảo đảm cho các ngành nghề đặc trưng thí dụ như: môi giới việc làm, lữ hành. Theo như quy định thì chủ đầu tư cần phải duy trì được số tiền tối thiểu trong suốt quá trình kinh doanh của chính họ.

2. Ký quỹ mở L/C

Thông qua đơn vị trung gian là các ngân hàng, người bán hàng và người mua hàng sẽ diễn ra hình thức giao dịch. Ký quỹ L/C lúc này đóng vai trò như một bản thỏa thuận và cam kết về việc thanh toán hàng hóa để cho chính ngân hàng tạo lập theo yêu cầu chung.

3. Ký quỹ bảo lãnh

là đảm bảo thanh toán cho chứng thư do ngân hàng phát hành. Theo đó, ngân hàng sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng khoản tiền đền bù được ghi trong giấy bảo lãnh. Nếu đối tác không thực hiện trách nhiệm của mình theo hợp đồng. Ngân hàng sẽ không bảo lãnh việc đối tác có thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Ngân hàng chỉ đảm bảo thanh toán đúng số tiền trong phạm vi được ghi ở giấy bảo lãnh. Tóm lại, ký quỹ bảo lãnh là một sự đảm bảo cho bên thụ hưởng khi các hoạt động trong hợp đồng không được thực hiện.

Các loại hình thức ký quỹ trên thị trường hiện nay

Các loại hình ký quỹ ở trên thị trường hiện nay?

Nội dung của ký quỹ

Với biện pháp ký quỹ, thì tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng mà một bên hoặc cả hai bên cần phải mở một tài khoản tại ngân hàng tuy nhiên không được sử dụng tài khoản đó khi mà hợp đồng chưa chấm dứt. Trường hợp đến thời hạn thực hiện các nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, đủ nghĩa vụ thì ngân hàng nơi ký quỹ đó sẽ dùng tài khoản này để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ gây ra thì ngân hàng dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Ngân hàng sẽ có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ ngân hàng từ chính tài khoản đó trước khi tiến hành thực hiện việc thanh toán và bồi thường.

Cách thức thanh toán tiền ký quỹ như thế nào?

Cách thức thanh toán ký quỹ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 330 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rằng: Trường hợp bên có nghĩa vụ nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường những thiệt hại do bên có nghĩa vụ đã gây ra, sau khi đã trừ chi phí dịch vụ.

Qua đó ta thấy, thanh toán ký quỹ đã được quy định rõ ràng rằng bên có nghĩa vụ nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, và phải bồi thường mọi thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi đã trừ mọi chi phí dịch vụ.

Ký quỹ mang lại lợi ích gì?

Về bản chất ký quỹ giống như việc bạn thế chấp một tài sản để tạo dựng niềm tin vì vậy ký quỹ mang lại lợi ích như sau:

- Với những người kinh doanh thì việc ký quỹ mang lại tâm lý an toàn và tự tin thoải mái đối với tổ chức doanh nghiệp và cả các đối tác.

- Theo như định nghĩa về ký quỹ là gì phía trên đầu bài thì khoản tiền gửi này khi ký quỹ vào ngân hàng vẫn sẽ tạo ra được một khoản lãi trong tài khoản ngân hàng.

- Việc ký quỹ sẽ tạo dựng được sự đảm bảo, uy tín và sự yên tâm đối với các đối tác của mình trong quá trình kinh doanh.

>> Tham khảo: Call margin là gì? Cách tính và khi nào thì bị Call Margin

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký quỹ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tổ chức tín dụng và các ngân hàng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ sau đây:

– Tổ chức tín dụng, các ngân hàng nơi ký quỹ được hưởng phí dịch vụ.

– Tổ chức tín dụng, các ngân hàng nơi ký quỹ có quyền yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng với thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nhanh chóng tiền ký quỹ.

– Các tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có nghĩa vụ cần phải thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ.

– Các tổ chức tín dụng nơi ký quỹ phải hoàn tất trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ.

– Các tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ sau đây:

– Bên ký quỹ sẽ thỏa thuận với tổ chức tín dụng, ngân hàng nơi ký quỹ về những điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền.

– Bên ký quỹ có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định và được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với nơi ký quỹ.

– Bên ký quỹ có quyền rút bớt hoặc bổ sung tiền ký quỹ hay đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác nếu bên có quyền đồng ý.

– Bên ký quỹ có trách nhiệm nộp đủ số tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

– Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ sau đây:

– Bên có quyền trong ký quỹ có thể yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán đầy đủ nghĩa vụ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ.

– Bên có quyền trong ký quỹ có nghĩa vụ phải thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, ngân hàng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền của mình.

– Bên có quyền trong ký quỹ thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc quy định do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã đưa ra quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia trong ký quỹ nhằm mục đích bảo bệ quyền lợi của chủ thể trong quá trình ký quỹ, góp phần quan trọng vào việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong thực tiễn.

Ký quỹ phù hợp với các đối tượng nhà đầu tư nào?

Những đối tượng nào phù hợp với ký quỹ?

Nói chung để thực hiện hiệu quả các biện pháp thì đối tượng phù hợp với những sản phẩm giao dịch ký quỹ phải nói là các nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán cúng như sở hữu tâm lý giao dịch tương đối vững vàng.

Mọi thiệt hại khi chọn sai mã cổ phiếu đều có thể bị đẩy lên rất nhiều lần khi sử dụng ký quỹ. Do đó các nhà đầu tư cần thực hiện một số biên pháp sau để giảm thiểu rủi ro tài khoản của mình:

- Tìm hiểu rõ các quy định cũng như cơ chế hoạt động của giao dịch ký quỹ và ngưỡng quản trị rủi ro.

- Tìm hiểu, phân tích kỹ càng những cổ phiếu được lựa chọn để giao dịch ký quỹ. Cần có kế hoạch giao dịch rõ ràng trước khi đặt lệnh.

- Thực hiện các biện pháp giải ngân từng phần, tránh trường hợp mua full - margin với các cổ phiếu chưa khẳng định được đà tăng.

Một số khái niệm liên quan đến ký quỹ

Tài khoản ký quỹ là gì?

Tài khoản ký quỹ là tài khoản được các ngân hàng hoặc tổ chức đứng ra mở, quản lý theo nhu cầu thỏa thuận với mục đích chứng minh khả năng tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Giao dịch ký quỹ được thực hiện khi tài khoản đó bắt đầu một giao dịch.

Tiền gửi ký quỹ là gì?

Tiền gửi ký quỹ là loại tiền gửi có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn của cá nhân, một tổ chức tại ngân hàng với mục đích nhằm đảm bảo nghĩa vụ tài chính của ngân hàng đối với tổ chức đó và các bên có liên quan.

Mức ký quỹ là gì?

Số tiền tối thiểu trong tài khoản mà các nhà đầu tư phải có để duy trì lệnh giao dịch được gọi là mức ký quỹ. Với hệ số 100:1 tương đương với 0,01 (1%) là hệ số được áp dụng với mức ký quỹ. Có nghĩa là nhà đầu tư cần phải có số vốn ban đầu nhỏ nhất là 01% so với tổng giá trị lệnh giao dịch.

MyTrade nền tảng đầu tư chứng khoán tối ưu

MyTrade nền tảng đầu tư chứng khoán tối ưu

  • Tối ưu vốn đầu tư: Đối với những giao dịch Chứng khoán phái sinh thì ở một số các nền tảng khác thường có mức ký quỹ là 5%, thì tại MyTrade các nhà đầu tư sẽ chỉ phải ký quỹ là 4%. Nhờ đó, sẽ tối ưu hoàn toàn được số vốn đầu tư, tăng thêm các cơ hội thu về khoản lợi nhuận tối đa cho các nhà đầu tư.
  • Tối ưu thuế và phí: Khi thực hiện những giao dịch Chứng khoán phái sinh trên nhiều các nền tảng giao dịch khác nhau, mặc dù đó là giao dịch có lợi nhuận hay chưa có lợi nhuận thu về thì các nhà đầu tư hoàn toàn sẽ phải tự chịu các loại thuế và phí theo quy định tại nhiều Sàn giao dịch. Nhưng khi thực hiện giao dịch, mở tài khoản tại MyTrade, tất cả các nhà đầu tư sẽ chỉ mất một khoản phí khi giao dịch đó có lợi nhuận. Chính ưu điểm này đã giúp nhiều nhà đầu tư có thể tiết kiệm được tối đa khá nhiều các loại chi phí.
  • Tối ưu lợi nhuận: Tại MyTrade, chúng tôi có đội ngũ những chuyên gia phân tích thị trường với nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư 24/7. MyTrade cam kết đồng hành cùng với quý khách hàng, tận dụng tối đa mọi cơ hội của thị tường nhằm mang lại khoản lợi nhuận tối ưu nhất cho quý khách hàng.

Ngoài ra, MyTrade hiện nay đã và thu hút rất nhiều sự quan tâm từ đông đảo những nhà đầu, giao dịch tư bởi những tính năng khác cụ thể: ​

tiện ích hấp dẫn của mytrade

  • MyTrade - nền tảng giao dịch có tính ổn định, quy trình tham gia giao dịch nhanh chóng và dễ dàng thao tác.
  • Cam kết minh bạch, công khai quản lý quỹ đầu tư với khách hàng, đa dạng những gói hợp tác.
  • Đặc biệt, các khách hàng sẽ được hỗ trợ quản trị mọi rủi ro, đội ngũ tư vấn hỗ trợ nhiệt tình 24/7.
  • Khi nhà đầu tư mở tài khoản đầu tư giao dịch chứng khoán trên nền tảng MyTrade, mọi khách hàng sẽ được hưởng các chính sách như MIỄN PHÍ GIAO DỊCH PHÁI SINH TRỌN ĐỜI.

Trên đây là toàn bộ những nội dung tư vấn của Mytrade gửi đến quý khách hàng và bạn đọc. Có thắc mắc nào vui lòng liên hệ ngay đến Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được hướng dẫn cụ thể hơn theo địa chỉ https://mytrade.vn/ hoặc liên hệ theo số Hotline 0983.668.883 để các bạn chuyên viên có thể hỗ trợ tốt nhất.

  • Bài viết nổi bật