Trong thị trường chứng khoán, cụm từ RTT được nhắc đến khá nhiều đối với những nhà đầu tư từng tham gia ký quỹ Margin, đặc biệt khi thị trường có xu hướng sụt giảm mạnh. Vậy Rtt trong chứng khoán là gì và được tính như thế nào, Call margin là gì? Rtt bao nhiêu thì bị Call Margin? Mời bạn đọc tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu về Rtt là gì? My Trade chia sẻ đến bạn đọc cụm từ Call Margin được nhắc đến khá nhiều đối với những nhà đầu tư từng tham gia ký quỹ Margin, đặc biệt khi thị trường sụt giảm mạnh.
Call Margin là gì?
Call Margin là gì?
Margin hay còn gọi là Ký quỹ.
Margin trong chứng khoán vừa có nghĩa là tiền đặt cọc, vừa có nghĩa là đòn bẩy tài chính hay tỷ lệ cho vay của các công ty chứng khoán với nhà đầu tư để thực hiện giao dịch chứng khoán.
Tỷ lệ cho vay Margin tùy thuộc vào từng công ty chứng khoán, từng thời điểm và tùy vào giá trị tiền, giá trị chứng khoán của các nhà đầu tư.
Call Margin là cụm từ dùng để chỉ sự thông báo của công ty chứng khoán đối với nhà đầu tư đã vay tiền và đang rơi vào thời điểm chứng khoán của nhà đầu tư bị giảm gần dưới mức an toàn so với tài sản đảm bảo của các nhà đầu tư. Với mục đích yêu cầu nhà đầu tư cần nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán bớt chứng khoán để đảm bảo tỷ lệ vay Margin luôn ở ngưỡng an toàn.
RTT là gì?
RTT trong chứng khoán hay còn gọi là tỷ lệ ký quỹ của tài khoản chính là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cổ phiếu trên tổng nợ vay của các nhà đầu tư.
RTT giúp các nhà đầu tư xác định tình trạng tài khoản vay ký quỹ của mình so sánh với các mốc quan trọng cần quan tâm trong nghiệp vụ quản lý tài khoản ký quỹ: tỷ lệ ký quỹ duy trì, tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ Force sell.
Cách tính RTT trong chứng khoán?
Tỷ lệ RTT được tính toán theo công thức sau đây:
Rtt = [(Giá trị tài sản ban đầu) / (Tổng giá trị nợ thực tế – tiền mặt – tiền bán chờ về)] *100%
Trong đó:
Tổng giá trị tài sản ban đầu = ∑(Số lượng chứng khoán*giá căn cứ*tỷ lệ cho vay)
Giá căn cứ sẽ được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Trong phiên giao dịch thì giá căn cứ – Min: Giá tham chiếu của phiên giao dịch hiện tại đó.
- Ngoài phiên giao dịch thì giá căn cứ – Min: Giá đóng cửa của phiên giao dịch tại thời điểm gần nhất.
Tiền mặt là số dư tiền mặt hiện có hoặc đang chờ tiền về tài khoản giao dịch Margin.
Để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cách tính RTT, hãy cùng tìm hiểu các ví dụ cụ thể sau đây:
Ví dụ 1: Trường hợp trong danh mục của nhà đầu tư chỉ có 1 mã chứng khoán duy nhất là VNM:
- Mã cổ phiếu VNM có số lượng là: 10.000 cổ phiếu
- Giá cổ phiếu hiện tại là: 108.000 VND
- Giá trị tổng tài sản là: 1.080.000.000 VND
- Tổng nợ hiện tại là: 350.000.000 VND
- Tỷ lệ vay Margin của mã cổ phiếu VNM là: 50%
Theo công thức phía trên ta tính toán được:
⇒ Giá trị tài sản thế chấp ban đầu của các nhà giao dịch bằng giá trị tổng tài sản*50% = 540.000.000 VND
⇒ RTT = 540.000.000:350.000.000 = 154%
Ví dụ 2: Trong danh mục của nhà đầu tư có nhiều hơn 1 mã chứng khoán:
- Cổ phiếu VNM số lượng là 10.000, giá một cổ phiếu là 108.000 VND
- Cổ phiếu HPG số lượng là 10.000, giá một cổ phiếu là 58.000 VND
- Giá trị tổng tài sản là: 1.660.000.000 VND
- Tổng dư nợ hiện tại là: 540.000.000 VND
Theo công thức ta tính toán được:
⇒ Giá trị tài sản thế chấp của cổ phiếu VNM = 108.000*10.000*50% = 540.000.000 VND
⇒ Giá trị tài sản thế chấp của cổ phiếu HPG = 58.000 x 10.000 . 40% = 232.000.000 VND
⇒ Tổng giá trị tài sản thế chấp là: 772.000.000 VND
Vậy RTT = 772.000.000:540.000.000 = 143%
Với 2 trường hợp này, thì tài khoản của nhà đầu tư đều trong mức an toàn và có tỷ lệ RTT ở mức an toàn.
Những mốc tỷ lệ ký quỹ RTT nhà đầu tư cần lưu ý
- Tỷ lệ an toàn của tài khoản: Khi Rtt ≥ 100% đây là mức tỷ lệ an toàn của tài khoản.
- Tỷ lệ duy trì của tài khoản – Rdt: 100% > Rtt > 87% . Rtt ở trong mức tỷ lệ mà các nhà đầu tư phải đảm bảo duy trì trong thời gian vay. Với mức Rtt này, sức mua trên tài khoản của khách hàng sẽ < 0.
- Tỷ lệ cảnh báo (Call margin): 87% ≥ Rtt ≥ 80%: Khi tỷ lệ ký quỹ đạt mức này, khách hàng cần bổ sung tài sản hoặc tiền, hay bán một phần chứng khoán để đưa Rtt về mức lớn hơn hoặc bằng Tỷ lệ duy trì (Rdt).
- Tỷ lệ xử lý – Rxl (Force Sell): Rtt < 80% Khi tỷ lệ ký quỹ đạt mức này, các công ty chứng khoán sẽ tự động bán chứng khoán trong tài khoản của Khách hàng để đưa về tỷ lệ ký quỹ quy định.
Các mốc tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng thời kỳ và theo các công ty khác nhau.
Xem thêm: Ký quỹ là gì?
Phân loại tỷ lệ ký quỹ RTT
Tỷ lệ ký quỹ RTT sẽ quy định số tiền ký quỹ tối đa mà các nhà đầu tư được phép vay từ những công ty chứng khoán. Và được xác định dựa trên tài sản ròng cùng giá trị của danh mục mà nhà đầu tư đang nắm giữ. Hiện nay có 2 loại tỷ lệ RTT chính trong giao dịch đó là:
- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu viết tắt là IMR. Đây là tỷ lệ giữa giá trị chứng khoán dự kiến mua được và giá trị tài sản thực có, thông qua Margin tại thời điểm diễn ra giao dịch.
- Tỷ lệ ký quỹ duy trì viết tắt là MMR. Đây là tỷ lệ tối thiểu tổng giá trị tài sản trong tài khoản ký quỹ và giữa tài sản thực có. Tỷ lệ này được đề ra mục đích để cảnh báo nhà đầu tư về mọi sự biến động trong tài khoản. Từ đó giúp cho nhà đầu tư lên được kế hoạch phụ hợp, giảm thiểu tối đa mọi rủi ro trước những biến động của thị trường.
Vì sao nhà đầu tư cần quan tâm đến RTT trong chứng khoán?
Margin mang đến mức lợi nhuận cao cho những nhà đầu tư, song đi kèm với đó là rất nhiều rủi ro khó lường mà ngay cả những trader có kinh nghiệm thực chiến lâu năm trên thị trường đôi khi cũng không thể dự đoán được.
Nhiều nhà đầu tư với kinh nghiệm dày dặn thông thường sẽ ưu tiên áp dụng ký quỹ RTT khi thị trường xuất hiện các dấu hiệu tích cực và xu hướng rõ ràng. Khi thị trường khó nắm bắt được xu hướng thì nhà đầu tư không nên sử dụng Margin. Khi sử dụng công cụ này cần phải sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro và không nên quá lạm dụng để vội vào sở hữu các mã cổ phiếu mà nhà đầu tư cho là tốt.
Chính vì vậy việc quan tâm đến RTT là điều rất cần thiết trong quá trình sử dụng Margin:
- Nhà đầu tư cần biết được tỷ lệ cho vay Margin của mình, từ đó lên kế hoạch xây dựng danh mục đầu tư một cách hiệu quả hơn.
- Dựa vào tỷ lệ này, nhà đầu tư sẽ đánh giá, xem xét và cơ cấu lại danh mục đầu tư hiệu quả nhất. Loại bỏ các mã cổ phiếu kém, thay chỗ cho các mã tốt hơn.
- Theo dõi tỷ lệ RTT thường xuyên để biết tình trạng tài khoản vay của mình, để kịp thời bổ sung tiền mặt hoặc bổ sung tài sản để duy trì đảm bảo tỷ lệ an toàn, đồng thời không bỏ lỡ những cơ hội nắm giữ một mã cổ phiếu hot trên thị trường.
RTT bao nhiêu thì bị Call Margin?
RTT bao nhiêu thì bị Call Margin
– Call Margin chỉ xảy ra khi các nhà đầu tư vay tiền từ những công ty môi giới để thực hiện giao dịch đầu tư. Khi nhà đầu tư sử dụng ký quỹ để mua chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ thanh toán bằng tiền mặt của mình kết hợp với khoản vay từ công ty môi giới. Phần vốn của nhà đầu tư trong khoản đầu tư này bằng giá trị thị trường của chứng khoán trừ đi số tiền đã vay từ các công ty môi giới.
– Khi phần vốn của nhà đầu tư chiếm một tỷ lệ nhất định trên tổng giá trị thị trường của chứng khoán thì Call Margin sẽ được kích hoạt. Call Margin bị giảm xuống dưới một mức quy định được gọi là mức kí quỹ duy trì. Sàn giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và FINRA yêu cầu các nhà đầu tư cần phải giữ mức ký quỹ ít nhất bằng 25% của tổng giá trị chứng khoán. Một số công ty chứng khoán khác có thể yêu cầu mức ký quỹ duy trì cao hơn, vào khoản 30% - 40%.
Thông thường, số tiền được Call Margin sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ vốn và mức ký quỹ duy trì. Sẽ được kích hoạt Call Margin khi giá trị tài khoản thấp hơn hoặc bằng với mức kí quỹ duy trì.
Công thức tính là:
Giá trị tài khoản = Tiền vay / (1 – Mức kí quỹ duy trì)
Khi sử dụng Margin mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư nhưng song song cũng đi kèm với rất nhiều rủi ro lớn. Nên chỉ dành cho những người thật sự có kinh nghiệm và đầu tư lâu năm. Với những nhà đầu tư có nền tảng kiến thức và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
- Nếu bạn là một nhà đầu tư có kinh nghiệm dày dạn thì nên giao dịch ký quỹ.
- Sử dụng ký quỹ khi thị trường có dấu hiệu tích cực rõ ràng. Với giai đoạn thị trường khó nắm bắt xu hướng việc sử dụng margin là điều không nên.
- Với những giao dịch ngắn hạn thì có thể sử dụng ký quỹ. Việc sử dụng margin trong đầu tư dài hạn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
- Với các mã cổ phiếu có thanh khoản cao nên dùng ký quỹ khi đầu tư vào.
Nếu bạn là nhà đầu tư mới, tốt nhất là không nên sử dụng margin. Nếu bạn là nhà đầu tư lâu năm đã có nhiều kinh nghiệm trên thị trường thì có thể cân nhắc sử dụng nhưng không nên lạm dụng. Hãy trao đổi cụ thể với môi giới của mình trong từng trường hợp cụ thể. Để có thể quyết định có lợi cho mình.
Khi bị Call Margin cách xử lý tài khoản như thế nào?
- Thứ nhất: Thị trường có xu hướng giảm, cổ phiếu giảm mạnh, thì lúc này các nhà đầu tư không nên tiếp tục mua vào bằng margin để bình quân giá giảm xuống.
Thực hiện việc mua bằng margin khi thị trường giảm giá xuống sẽ tăng cấp độ rủi ro cho tài khoản của nhà đầu tư lên gấp nhiều lần do chỉ cần giảm một chút nữa thì tài khoản sẽ bị “Call” nghiêm trọng hơn.
Bắt đáy, thường tỷ lệ thành công rất thấp, đa phần các nhà đầu tư lâu năm sẽ mua khi cổ phiếu có xu hướng quay đầu tăng trở lại chứ không mua khi chưa thấy đáy.
- Thứ hai: Cần ngay lập tức hạ tỷ trọng sử dụng của Margin xuống khi diễn biến giá tăng không như kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư.
- Thứ ba: Nếu có nhiều mã trong danh mục đầu tư thì nên ưu tiên cơ cấu những mã yếu, không có cơ hội phục hồi.
Khi những mã yếu được bán bớt, danh mục đồng thời cũng đã giải phóng được một phần áp lực căng margin và chuẩn bị nguồn tiền cho hoạt động tái cơ cấu khi thị trường hồi phục.
- Thứ tư: Cần cắt lỗ nhiều hơn phần Margin Call để tài khoản về mức thực sự an toàn.
Việc bán bớt các danh mục đầu tư, các mã yếu đi để đưa tài khoản về mức thực sự an toàn sẽ giúp cho nhà đầu tư không gặp rủi ro liên tục khi cổ phiếu tiếp tục giảm. Ngược lại, nếu cổ phiếu tăng, việc cắt margin nhiều hơn sẽ giúp tài khoản của nhà đầu tư có thêm “chỗ trống” để tái cơ cấu danh mục khi thị trường hồi phục.
Các nhà đầu tư nên tự quyết định việc bán bao nhiêu khi tài khoản bị call margin bởi nếu để các công ty chứng khoán xử lý, họ thường bán những cổ phiếu có thanh khoản cao vừa đủ để bù đắp phần thiếu hụt, chứ không bán quá.
- Thứ năm: Không giữ tâm lý gỡ khi thị trường hồi mà nên theo dõi thị trường hồi là cơ hội để cơ cấu danh mục đầu tư.
Phần lớn các nhà đầu tư đều có tâm lý gỡ gạc và gỡ gạc bằng chính Margin khi thị trường có tín hiệu hồi nhẹ. Đôi khi, nhiều người sử dụng Full Margin ngay sau khi vừa bị Force Sell và thị trường vừa hồi phục nhẹ. Việc gỡ gạc này thật sự rất nguy hiểm bởi nếu nó là Bull Trap, thì các nhà đầu tư sẽ phải loay hoay liên tục trong vòng xoáy cơ cấu lại.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của My Trade về RTT là gì? RTT bao nhiêu thì bị call margin ở thị trường chứng khoán. Mong rằng những chia sẻ của My Trade sẽ giúp nhiều nhà đầu tư xử lý những vướng mắc trong quá trình đầu tư giao dịch.
Để biết thêm các thông tin về chứng khoán mời các bạn xem bài viết tiếp theo tại https://mytrade.vn/ hoặc liên hệ theo số Hotline 0983.668.883 để các bạn chuyên viên có thể hỗ trợ tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ Mytrade của chúng tôi. Hãy theo dõi để đọc những bài viết mới nhất nhé.