Phần lớn những nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường đều bỏ qua hay không xem trọng việc đặt stop loss. Trong khi đó những nhà đầu tư lão làng lại xem đây là việc quan trọng, không thể thiếu ở trong mỗi giao dịch. Bởi stop loss là một công cụ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong trường hợp mà thị trường đi ngược với xu hướng dự đoán ban đầu. Vậy Stop Loss là gì và cách đặt lệnh stop loss như thế nào? Hãy cùng MyTrade tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Lệnh Stop Loss là gì?
Lệnh Stop loss là gì?
Lệnh stop loss là một lệnh cắt lỗ, khi mà nhà đầu tư đặt lệnh stop loss cho một mã cổ phiếu, lệnh mua hoặc bán cổ phiếu sẽ tự động được thực hiện khi mà mã cổ phiếu đó ở một mức giá nhất định, gọi là mức giá giới hạn (limit price). Lệnh này giúp cho nhà đầu tư hạn chế được thua lỗ trong giao dịch chứng khoán.
Ví dụ: Nhà đầu tư đang sở hữu số lượng lớn cổ phiếu doanh nghiệp A với mức giá mua vào là 50.000đ/cổ phiếu. Để giới hạn số tiền thua lỗ có thể chấp nhận được, nhà đầu tư đặt lệnh stop loss ở mức giá 48.000đ/cổ phiếu. Như vậy, nếu như cổ phiếu A giảm xuống đến mức 48.000đ/cổ phiếu thì lệnh bán sẽ được tự động thực hiện mà không cần phải đặt lệnh bán đó.
>> Tham khảo: Take Profit là gì? Cách đặt lệnh Take Profit hiệu quả nhất
Ý nghĩa của lệnh Stop Loss
Việc đặt cắt lỗ vô cùng quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua ở trong các giao dịch của mình. Nếu như nhà đầu tư đang băn khoăn không biết tại sao cần phải đặt cắt lỗ thì hãy tham khảo một số ý nghĩa của việc đặt Stop loss sau đây.
1. Tránh việc nhà đầu tư bị lỗ quá nhiều
Thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không một ai mong muốn mình bị thua lỗ quá nhiều nếu như dự đoán sai xu hướng. Do vậy, nếu không đặt stop loss thì khi thị trường biến động mạnh sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ nặng. Việc đặt stop loss sẽ giúp cho nhà đầu tư giới hạn được mức rủi ro tối đa mà mình có thể chấp nhận được, cho dù cho thị trường có biến động mạnh cỡ nào đi chăng nữa.
2. Kiểm soát được tâm lý khi thực hiện giao dịch
Hầu hết thì nhà đầu tư đều có tư tưởng “gồng lỗ”, mặc dù mức giá đã đi ngược với xu hướng nhưng họ vẫn muốn duy trì lệnh thêm một thời gian nữa, bởi họ hy vọng rằng mức giá sẽ quay đầu và di chuyển theo đúng xu hướng dự đoán ban đầu. Điều này đã dẫn đến những khoản lỗ ngày càng nhiều. Nhưng khi đặt Stop loss, điểm cắt lỗ đã được cài đặt sẵn thì nhà đầu tư sẽ không bị chi phối bởi tâm lý khi giao dịch.
3. Không cần phải theo dõi lệnh thường xuyên
Không phải nhà đầu tư nào cũng có thời gian theo dõi diễn biến thị trường liên tục để cắt lỗ hoặc chốt lời kịp thời. Stop loss chính là một giải pháp giúp nhà đầu tư đóng lệnh và giảm thiểu việc thua lỗ khi thị trường đi ngược với hướng vào lệnh ban đầu ngay cả khi đang offline thì tài khoản vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
>> Tham khảo: Phương pháp Price Action là gì?
Phân loại lệnh Stop Loss trong chứng khoán
Phân loại lệnh Stop Loss trong chứng khoán
Trong chứng khoán thì có 2 loại lệnh Stop loss cơ bản đó là Stop loss mua và Stop loss bán. Mặc dù chiều hướng của lệnh ngược nhau nhưng chúng đều giúp cho nhà đầu tư tránh tình trạng bị thua lỗ trên thị trường.
1. Lệnh Stop Loss bán
Lệnh stop loss bán chính là lệnh tự động thực hiện lệnh bán cổ phiếu khi mà nó đạt ở mức nhất định. Trong trường hợp mà giá cổ phiếu đang có xu hướng giảm thì đặt lệnh Stop loss bán sẽ giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ việc chốt lời hay cắt lỗ tại mức giá nhất định được cài đặt trước.
Ví dụ: Nhà đầu tư mua 1000 cổ phiếu doanh nghiệp A với giá 50.000đ/cổ phiếu và mong muốn chốt lời ở mức 60.000đ/cổ phiếu. Một thời gian sau thì cổ phiếu A tăng giá lên mức 65.000đ/cổ phiếu. Nhà đầu tư đã đặt lệnh Stop loss bán ở mức giá 60.000đ này. Nếu như cổ phiếu A giảm trở lại mức dưới 50.000đ/cổ phiếu, lệnh bán cổ phiếu sẽ được thực hiện với giá thị trường ở thời điểm đó.
2. Lệnh Stop Loss mua
Tương tự như lệnh Stop loss bán thì lệnh Stop loss mua sẽ thực hiện lệnh mua cổ phiếu khi nó đạt đến một mức giá nhất định do nhà đầu tư đã cài đặt trước. Mức giá mua được cài đặt thường sẽ cao hơn với mức giá thị trường hiện tại. Nếu như dự đoán cổ phiếu nào đó mà đang có dấu hiệu tăng thì nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Stop loss mua nhằm thu về lợi nhuận chênh lệch từ xu hướng tăng giá này.
Ví dụ: Giá hiện tại của cổ phiếu A là 40.000đ/cổ phiếu. Nhận thấy nếu như giá cổ phiếu X tăng đến 45.000đ/cổ phiếu thì nó sẽ có xu hướng tăng cao hơn và nhà đầu tư A cũng đặt lệnh dừng mua đối với cổ phiếu X ở mức giá 45.000đ/cổ phiếu. Nếu xu hướng tăng đúng như dự đoán thì nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận từ nó.
>> Xem thêm: Đường chỉ báo Bollinger Band là gì?
Cách tính toán điểm đặt Stop Loss
Cách tính toán điểm đặt Stop Loss
Cách chọn điểm đặt lệnh stop loss hợp lý là rất quan trọng, tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng biết cách. Chính vì thế, MyTrade hướng dẫn bạn đọc cách tính toán điểm đặt lệnh stop loss để các nhà đầu tư tham khảo và áp dụng:
- Đặt điểm Stop Loss dựa trên tổng số vốn hiện có
Phần lớn các nhà đầu tư chuyên nghiệp khuyên bạn nên đặt điểm stop loss trong khoảng từ 1% – 2% trên tổng số vốn hiện đang có. Đây được xem như là cách đặt điểm Stop Loss cơ bản và phổ biến nhất dành cho các trader vừa mới tham gia đầu tư giao dịch, chưa có nhiều nền tảng kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường.
- Đặt điểm Stop Loss dựa vào sự biến động giá trên thị trường
Với các trader chuyên nghiệp hơn, thì họ có thể dựa vào tình hình diễn biến thực tế trên thị trường để đặt điểm Stop Loss sao cho phù hợp. Trong trường hợp thị trường có những biến động mạnh, thì chúng ta có thể đặt điểm stop loss lớn. Ngược lại, khi thị trường bình lặng, thì nên đặt điểm Stop loss không quá xa với điểm đặt lệnh.
- Đặt điểm Stop loss dựa theo phân tích kỹ thuật
Để xác định được điểm đặt stop loss chính xác hơn các nhà đầu tư có thể dựa vào một số các chỉ báo, các biểu đồ nến, hoặc mô hình giá…. Các công cụ này sẽ có những quy tắc riêng để đặt điểm stop loss. Nhưng nó đều có những điểm chung là được đặt phía trên của điểm đặt lệnh so với điểm đặt lệnh Sell và ở phía dưới với lệnh Buy.
Ưu điểm và hạn chế của lệnh Stop Loss
Ưu điểm và hạn chế của lệnh Stop loss
Việc đặt lệnh stop loss hay không sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư. Để quyết định xem có nên đặt lệnh giao dịch này hay không thì nhà đầu tư hãy tham khảo đến một số ưu điểm và hạn chế dưới đây.
-
Ưu điểm của lệnh Stop Loss
Lệnh Stop loss mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, sau đây chính là 4 ưu điểm lớn nhất:
- Giảm lỗ cho các nhà đầu tư: Trong một xu hướng giảm giá cổ phiếu thì lệnh cắt lỗ sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ được phần lợi nhuận của mình và cũng giới hạn khoản lỗ ở trong khả năng có thể chấp nhận được. Nhiều nhà đầu tư sẽ cố chấp không đặt lệnh cắt lỗ ở trong xu hướng giảm bỏi họ hy vọng mức giá cổ phiếu sẽ lại tăng và kết quả giá cũng giảm sâu hơn, làm cho họ chịu lỗ lớn hơn.
- Là một lệnh tự động: Khi đặt lệnh này thì lệnh bán cổ phiếu sẽ được tự động thực hiện ngay cả khi mà giá giảm xuống bằng hay dưới mức giá mà nhà đầu tư đặt.
- Giúp họ duy trì rủi ro và phần lợi nhuận mong muốn: Khi tham gia vào thị trường, nhà đầu tư cần sẽ kỳ vọng một phần lợi nhuận nhất định (5%, 10%, 50%…), đồng thời cũng sẵn sàng chấp nhận những khoản thua lỗ tương tự. Việc thiết lập lệnh Stop loss sẽ giúp nhà đầu tư có thể duy trì được mức độ kỳ vọng này.
- Đảm bảo mọi việc được thực hiện đúng theo kế hoạch: Khi tham gia vào thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư dễ dàng bị cảm xúc chi phối như việc chờ đợi giá tăng cao hơn nữa hoặc giá đang giảm nhưng biết đâu nó lại sẽ tăng trở lại thì sao. Cảm xúc này chi phối làm cho nhà đầu tư đã không kịp thời đặt lệnh mua hoặc bán theo kế hoạch. Việc đặt lệnh Stop loss từ trước sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn sự chi phối này và mọi việc được diễn ra theo kế hoạch ban đầu.
-
Hạn chế của lệnh Stop Loss
Bên cạnh ưu điểm thì đặt lệnh Stop loss cũng có những hạn chế của riêng nó. Những hạn chế này thường xuất hiện khi mà nhà đầu tư dự đoán sai những biến động thị trường và sử dụng sai thời điểm.
- Rủi ro ở trong biến động ngắn hạn: Chu kỳ biến động giá của một cổ phiếu không xác định, có khi vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Trong một chu kỳ ngắn hạn, nếu như mà nhà đầu tư đặt lệnh Stop loss bán thì lệnh bán sẽ tự động được thực hiện trước khi mà giá tăng trở lại, gây thua lỗ cho các nhà đầu tư.
- Hạn chế lợi nhuận: Trong một chu kỳ tăng, nếu như đặt giá giới hạn bán quá sớm thì nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ phần lợi nhuận với mức giá tiếp tục tăng sau đó.
- Khó khăn khi xác định được giá giới hạn: Khi đặt lệnh Stop loss thì nhà đầu tư cần phải xác định mức giá bán hoặc giá mua giới hạn. Việc xác định được mức giá phù hợp sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Hướng dẫn cách đặt lệnh Stop Loss trong chứng khoán
Hướng dẫn nhà đầu tư đặt lệnh Stop loss trong chứng khoán
Hiểu rõ bản chất của Stop Loss là chưa đủ để phát huy được vai trò của nó trong giao dịch. Một chiến lược với những quy trình đặt lệnh stop loss trong giao dịch chứng khoán rõ ràng sẽ giúp những nhà đầu tư kiểm soát và quản lý được rủi ro tốt nhất. Cài đặt lệnh Stop loss không caafb tuân thủ theo quy trình mặc định cụ thể nào đó nhưng vẫn có một nguyên tắc nhất định mà nhà đầu tư cần biết để có thể cài đặt và sử dụng hiệu quả loại công cụ này.
- Bước 1: Xác định được vị trí để tiến hành giao dịch
Xác định vị trí để giao dịch là một bước quan trọng đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải làm trước khi thực hiện đặt lệnh Stop loss. Việc nhận định được nhưng khoảng cách về giá dựa trên sự tính toán của điểm vào lệnh sẽ giúp cho nhà đầu tư phát hiện thời điểm không được thuận lợi và hình thành những dự đoán ban đầu để cài đặt lệnh Stop loss.
- Bước 2: Xác định được vị trí chốt lời và cắt lỗ
Các nhà đầu tư cần phải xác định vị trí Stop loss trên biểu đồ giá để biết được khoảng giá mình cần thực hiện đặt lệnh. Khoảng cách stop loss cần phải tỷ lệ tương đương cùng với khoảng cách của Stop – gain. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư giảm được tình trạng giá phá vỡ cấu trúc gây hỏng chiến lược đầu tư của bạn.
- Bước 3: Xem xét về tỷ lệ Risk:Reward (tỷ lệ stop loss và take profit)
Tỷ lệ Risk:Reward chính là nhân tố quan trọng mà các nhà đầu tư cần phải xem xét. Nếu như tỷ lệ này chưa đảm bảo thì tuyệt đối không cần tiến hành đặt lệnh mà hãy chờ đợi cơ hội khác thích hợp hơn để đặt Stop loss. Còn nếu như tỷ lệ R:R = 1:1 hoặc R:R = 1:2 và có thể hơn thì tùy vào đánh giá của mỗi người để tiến hành đặt lệnh.
- Bước 4: Xác định được khối lượng giao dịch phù hợp
Hãy xác định khối lượng giao dịch phù hợp và nghĩ tới trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, những khoản lỗ mà nhà đầu tư có thể chấp nhận. Mức lỗ ở trong mỗi giao dịch sẽ không nên vượt quá số tiền ban đầu.
- Bước 5: Thực hiện đặt lệnh
Sau khi tính toán các yếu tố trên cũng như phân tích xong các biểu đồ giá, hãy tiến hành đặt lệnh Stop loss tại thời điểm thích hợp. Cần phải kết hợp với hoạt động phân tích kỹ thuật, các chỉ báo, biểu đồ nến hoặc xác định hỗ trợ và kháng cự…. để có thể đo lường được chính xác và tính toán khoảng cách để đặt lệnh Stop loss sao cho phù hợp.
Nên đặt lệnh Stop Loss bao nhiêu là phù hợp
Nếu các nhà đầu tư tính toán stop loss theo phân tích kỹ thuật thì thông thường sẽ vào lệnh khi có điểm tựa. Cụ thể đó là đặt mức stop loss theo các vùng hỗ trợ, vùng kháng cự quan trọng hoặc theo mô hình giá, các mô hình nến, hoặc các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình MA, đường Bollinger Band…
- Với lệnh mua (Buy): Điểm stop loss nên đặt ở bên dưới vùng hỗ trợ quan trọng hoặc đặt phía dưới dải băng dưới của đường MA, đường Bollinger Band một vài pips.
- Với lệnh bán (Sell): Điểm stop loss nên được đặt phía trên vùng kháng cự quan trọng hoặc ở trên dải băng trên của đường MA, đường Bollinger Band vài pips, hay có thể đặt theo những mô hình giá.
Bên cạnh đó, nếu các nhà đầu tư chỉ giao dịch theo phương pháp phân tích cơ bản thì có hai cách:
- Cách thứ nhất: Sẽ dựa vào tổng số vốn hiện đang sở hữu: Sau khi đã xác định được điểm vào lệnh cùng với khối lượng cổ phiếu giao dịch thì các trader nên xác định luôn giới hạn thua lỗ tối đa cho lệnh giao dịch đó, từ đó suy ra mức stop loss. Lưu ý là không nên đặt điểm stop loss vượt quá từ 1% - 2% tổng số dư vốn.
- Cách thứ hai, Nhà đầu tư dựa theo diễn biến và sự biến động thị trường: Khi đã thấy thị trường có sự biến động mạnh, ngay lập tức nên đặt stop loss cách xa điểm đã vào lệnh. Nếu như tình hình sóng thị trường không biết động mạnh thì nên đặt stop loss ở gần với điểm vào lệnh.
Stop loss là một phương pháp, chiến thuật mà các nhà đầu tư dùng để quản lý rủi ro trong giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên với đó luôn tồn tại nhược điểm, các trader cần phải chắt lọc các thông tin và kiến thức cần thiết để đặt lệnh stop loss được phát huy triệt để công dụng của nó.
Một số sai lầm về lệnh Stop Loss cần phải tránh
Một số sai lầm về Stop loss cần phải tránh
Mặc dù là một công cụ hiệu quả để có thể phòng tránh rủi ro. Nhưng nếu như mắc phải những sai lầm khi đặt lệnh này sẽ làm cho nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Cụ thể:
- Không đặt lệnh Stop loss
Không đặt Stop loss trong giao dịch thường sẽ xảy ra đối với hai loại nhà đầu tư. Một là không muốn đặt và không thèm quan tâm, để cho thị trường tự quét. Nếu như nhận thấy thua lỗ đã đủ thì kết thúc lệnh giao dịch bằng tay. Một dạng nữa chính là nhà đầu tư quá tự tin đối với phán đoán và có thể thực hiện cắt lệnh bất kỳ tại thời điểm nào. Tuy nhiên ở đây, rủi ro ở trong giao dịch không thể nào đo lường được, nếu như không đặt Stop loss hợp lý thì tình trạng thua lỗ nặng nề sẽ rất gần.
- Đặt mức Stop loss quá gần
Đặt stop loss gần sẽ giúp cho nhà đầu hạn chế rủi ro. Tuy nhiên thì tình trạng dính stop loss cũng bởi thế xảy ra thường xuyên hơn. Nhiều trường hợp mức giá vừa đóng do stop loss lại chuyển đến hướng ngược lại ngay sau đó làm cho nhà đầu tư mất đi một khoảng lợi nhuận đáng kể.
- Đặt mức Stop loss quá xa
Ngược lại đối với trường hợp đầu tiên thì nhà đầu tư lại đặt stop loss quá xa. Trường hợp này sẽ khó dính stop loss bởi nếu như dính thì cũng chính là thời điểm tài khoản bị thua lỗ quá nhiều.
- Dời và thả Stop loss
Hành động này chẳng khác nào nhà đầu tư thực hiện giao dịch nhưng không đặt stop loss ở trên. Nhiều nhà đầu tư mặc dù đã tính toán nhưng vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn, muốn tìm phần lợi nhuận khi thị trường xuống sâu hơn nên sẽ dời stop loss và thả luôn. Tuy nhiên, mấu chốt của thị trường chứng khoán là nhà đầu tư muốn thành công phải biết điểm dừng hợp lý.
Kết luận
Bài viết trên Mytrade đã chia sẻ chi tiết về Stop Loss là gì và cách đặt cắt lỗ ở trong giao dịch. Hi vọng, thông qua bài viết này thì nhà đầu tư đã hiểu được tầm quan trọng của việc đặt cắt lỗ trong những giao dịch và biết cách tính toán điểm đặt Stop loss hợp lý.
Để tìm hiểu thêm về Stop loss hoặc cần hỗ trợ giao dịch ở trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bạn hãy liên hệ ngay với Mytrade qua HOTLINE 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất.
Mytrade nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay
MyTrade hiện đang cung cấp nhiều loại công cụ hỗ trợ nguồn vốn miễn phí cho nhà đầu tư. Ngoài ra, Mytrade còn đồng hành trong suốt quá trình giao dịch của nhà đầu tư để mang lại hiệu quả trong tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu được phần lợi nhuận và tối ưu thuế phí cho khách hàng.