Vốn FDI là gì? Đặc điểm, phân loại vốn FDI

Ở Việt Nam hiện nay đang tiến hành quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp trên thế giới. Với nguồn lực về kinh tế, xã hội yếu kém, nhỏ lẻ. Đây là một trong những rào cản rất lớn đối với quá trình phát triển. Vì vậy, với định hướng khuyến khích đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam nhằm huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một bước tiến vô cùng quan trọng. Vậy cụ thể, vốn FDI là gì? Quy định về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mytrade để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Vốn FDI là gì?

Vốn FDI là gì?Vốn FDI là gì?

Để hiểu về vốn FDI thì trước hết chúng ta cần hiểu FDI là gì. FDI là hình thức đầu tư có thời hạn dài của cá nhân hoặc tổ chức của quốc gia này vào quốc gia khác bằng cách: lập nhà xưởng, cơ sở kinh doanh trong đó chủ đầu tư sẽ là người nắm quyền điều hành, quản lý cơ sở để có lợi nhuận.

Vốn FDI là phần tiền được sử dụng vào đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Vốn FDI có thể phân theo mục đích của nhà đầu tư hoặc theo tính chất của dòng vốn.

Vốn FDI là nguồn vốn từ nước ngoài, vì vậy sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận nguồn vốn và với quốc gia đầu tư.

Đặc điểm của vốn FDI

Nguồn vốn FDI có những đặc điểm chính như sau:

  • Mang lại nguồn lợi nhuận đối với nhà đầu tư. 
  • Tùy theo quy định của mỗi quốc gia, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để tham gia kiểm soát hay kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
  • Các nước muốn thu hút đầu tư vốn FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp vốn FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư.
  • Tùy vào luật pháp của mỗi quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận cũng như rủi ro của các nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ này.
  • Thu nhập của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ đầu tư là người có quyền quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi tham gia đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý và công nghệ. Từ đó, có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang thu lợi nhuận cao nhất. 
  • Doanh nghiệp FDI thông thường là doanh nghiệp kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho những nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật. 

Các nguồn của vốn FDI

Như đã nêu ở định nghĩa, vốn FDI là nguồn vốn từ quốc gia này đầu tư vào quốc gia khác hay nói một cách khác, vốn FDI là nguồn vốn từ nước ngoài. Về bản chất của vốn FDI thì đó là nhu cầu của hai bên gồm nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Cụ thể là:

  • Đầu tư bằng vốn FDI sẽ thiết lập quyền cùng với nghĩa vụ của nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận.
  • Khi đầu tư FDI có thể kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật giữa nước đầu tư với nước tiếp nhận.
  • Vốn FDI liên quan trực tiếp đến mở rộng thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp đa quốc gia.
  • Đầu tư FDI gắn liền với sự phát triển tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

>> Tham khảo: BVPS là gì? Ý nghĩa và Cách tính BVPS

Phân loại FDI

Phân loại FDIPhân loại FDI

Các hoạt động của FDI có thể được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau, cụ thể: 

Theo cách xâm nhập

Đầu tư mới (tiếng anh là new investment) là việc một công ty đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hoặc cơ sở hành chính mới, trái ngược việc mua lại những cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh đang hoạt động.

Mua lại (tiếng anh là acquisitions) là việc đầu tư hoặc mua trực tiếp một công ty đang hoạt động hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh. 

Sáp nhập (tiếng anh là merge) là một dạng đặc biệt của mua lại trong đó hai công ty sẽ cùng góp vốn chung để thành lập công ty mới và lớn hơn. Sáp nhập là hình thức phổ biến giữa các công ty có cùng quy mô bởi họ có khả năng hợp nhất các hoạt động của mình dựa trên cơ sở cân bằng tương đối. Sự sáp nhập qua biên giới cũng đồng nghĩa đối mặt với nhiều thách thức do khác biệt về văn hóa, chính sách cạnh tranh, giá trị của doanh nghiệp và phương thức hoạt động giữa những quốc gia. Để thành công đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, kế hoạch và những cam kết chắc chắn.

Theo định hướng ở nước nhận đầu tư

FDI thay thế hoạt động nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm mục đích sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư những sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu. Những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này chính là dung lượng thị trường, các rào cản thương mại ở nước nhận đầu tư cũng như chi phí vận tải.

FDI tăng cường hoạt động xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này hướng tới không phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà ở cả các thị trường rộng lớn hơn trên toàn thế giới và có thể là cả thị trường ở nước chủ đầu tư. Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này chính là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của những nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu và bán thành phẩm.

FDI theo định hướng khác của chính phủ: Chính phủ của nước nhận đầu tư có thể được áp dụng những biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI vào nước mình theo đúng ý đồ, ví dụ như tăng cường thu hút vốn FDI giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.

Theo hình thức pháp lý

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: đây là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên nhằm tiến hành đầu tư kinh doanh mà ở đó quy định rõ trách nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên và không thành lập pháp nhân mới.

Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa hai hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể thành lập trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa những quốc gia để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại.

Doanh nghiệp 100% vốn từ nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư ở nước ngoài thành lập tại quốc gia sở tại, tự quản lý cũng như chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh.

Đặc điểm doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nằm trên lãnh thổ Việt Nam và chịu sự quản lý vĩ mô, các ảnh hưởng về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nhà nước. Đồng thời có tác động ngược lại đối với Việt Nam. Khi hết thời hạn theo quy định (khoảng 50 – 70 năm) thì doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển lại cho Việt Nam.

Thông thường thì một doanh nghiệp FDI không chỉ thuộc phần sở hữu của mỗi nước đó mà còn là của các công ty đa quốc gia khác. Vì thế, các quyết định của nó sẽ không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý của Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI sẽ có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, khi đầu tư vào Việt Nam thì đều là các pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động cũng như chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật Việt Nam.

Văn hóa kinh doanh của những doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, thâm chí có thể xảy ra  bất đồng do khác biệt từ nhiều yếu tố. Do đó, nước ta phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ những điều kiện cần thiết để tham gia vào kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng và có hiệu quả. Đồng thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro gây bất lợi cho mình.

Thực tế cho thấy, đối với sự phát triển về kinh tế – xã hội của Việt Nam thì nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo những số liệu thống kê gần đây, cả nước có trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện là 106 tỷ USD.

Tuy nhiên, trên chặng đường xây dựng kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh, để có được những bước tiến chính xác và hiệu quả. Đòi hỏi phải đưa ra những quy định để sàng lọc các dự án FDI trong giai đoạn tới.

Hành trình hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước cũng như hội nhập quốc tế của nền kinh tế. Khu vực FDI đã trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển nhanh chóng và ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

>> Tham khảo: Vốn cổ phần là gì ? Những điều cần biết về loại vốn này

Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam

Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt NamThực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư, môi trường chính trị ổn định, kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, nguồn nhân lực dồi dào với mức chi phí thấp, Việt Nam là một trong những quốc gia hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ các lợi thế đó mà dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (viết tắt là FTA) song phương và đa phương.

Giai đoạn từ năm 2010 - 2014 nguồn vốn FDI đăng ký có sự dao động liên tục và tăng nhẹ từ 19,89 tỷ USD vào năm 2010 lên 21,92 tỷ USD năm 2014. Từ sau năm 2015 tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ và liên tục, với tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, đến năm 2019 con số này tăng lên là 38,95 tỷ USD.

Năm 2020 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho nên vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019. Minh chứng ở (Hình 1).

Không chỉ gia tăng về vốn đăng ký mà vốn FDI thực hiện cũng tăng cao hơn vào giai đoạn 2015- 2019, từ 14,5 tỷ USD lên 20,38 tỷ USD; những dự án đầu tư đăng ký mới tăng từ 1.843 dự án vào năm 2015 lên 3.883 dự án năm 2019.

Đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch, hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì vậy các dự án FDI vào Việt Nam sụt giảm cả về vốn đăng ký, và các dự án đăng ký mới, tuy nhiên vốn thực hiện chỉ sụt giảm nhẹ và đạt 98% so với năm 2019 (Bảng 1).

Về lĩnh vực đầu tư:

Trong giai đoạn từ 2010 - 2020 vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư đối với 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến và chế tạo luôn là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm luôn có sự dao động trong khoảng 13 đến 24 tỷ USD, chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng vốn đầu tư đăng ký (40 đến 70%). Ngoài ra, những lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, bán buôn hoặc bán lẻ hoặc sản xuất phân phối điện cũng khá nổi bật trong những ngành nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tính đến hết năm 2019, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của những nhà đầu tư, chiếm tỉ trọng cao nhất với tổng số vốn đăng ký là 214,6 tỷ USD, ứng với tỷ lệ 59% tổng số vốn đăng ký. Số dự án đầu tư thuộc lĩnh vực này cao nhất 14.463 dự án, ứng với 46,7% tổng số dự án. Lĩnh vực bất động sản xếp thứ 2 với tổng số vốn đăng ký đạt 58,4 tỷ USD (chiếm 16% tổng vốn đăng ký). Đáng chú ý đó là đã có sự gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào những hoạt động kinh doanh bất động sản cùng với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như: Sunwal Group, CapitaLand, Mapletree, Kusto Home,… Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước hay điều hòa không khí chiếm 6,5% tổng số vốn đăng ký.

Vào năm 2020, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 800 dự án cấp mới, 680 dự án điều chỉnh vốn đầu tư cùng 1268 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn 13,601 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 47,67% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất, khí đốt và hơi nước xếp thứ 2 đạt 5,1426 tỷ USD chiếm 18,03% tổng số vốn đầu tư. Hoạt động kinh doanh bất động sản xếp thứ 3 với 4,18495 tỷ USD chiếm 14,67% tổng số vốn đầu tư. Nhìn chung, những ngành công nghệ chế biến, kinh doanh bất động sản hay sản xuất và phân phối điện,… là những ngành thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất.

Các công ty có vốn FDI tại Việt Nam

Dưới đây là một số công ty lớn có vốn FDI tại Việt Nam:Các công ty có vốn FDI tại Việt Nam

Các công ty có vốn FDI tại Việt Nam

Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

Samsung nhận giấy phép đầu tư nhà máy tại Thái Nguyên từ tháng 3/2013 và đi vào hoạt động từ tháng 3/2014, nó được đặt tại Khu công nghiệp Yên Bình với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD. Cùng với nhà máy đặt tại Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên là một trong những cơ sở sản xuất lớn nhất trên toàn cầu của gã khổng lồ điện tử đến từ Hàn Quốc.

Vietsovpetro

Vietsovpetro là xí nghiệp liên doanh đầu tiên giữa Việt Nam và nước ngoài ở lĩnh vực dầu khí. Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt – Xô thành lập trên cơ sở Hiệp định Việt – Xô về hợp tác thăm dò cũng như khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam ký vào ngày 3/7/1980.

Vietsovpetro đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong ngành dầu khí Việt Nam, gồm: phát hiện 8 mỏ dầu mang giá trị thương mại cao, trong đó có mỏ Bạch Hổ là mỏ lớn nhất Việt Nam; khoan hơn 450 giếng dầu gồm 327 giếng khai thác. Tính đến tháng 3/2018, Vietsovpetro đã khai thác được 229 triệu tấn dầu thô, 33 tỷ m3 khí, thu về 78 tỷ USD.

Unilever Việt Nam

Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn Unilever toàn cầu. Đây một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới đến từ Anh và Hà Lan. Unilever chuyên sản xuất và kinh doanh những sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia dụng, thực phẩm tại hơn 150 quốc gia.

Có mặt ở Việt Nam từ năm 1995, Unilever đã đầu tư với số vốn hơn 300 triệu USD vào Việt Nam với nhà máy hiện đại ở khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Unilever Việt Nam có hệ thống phân phối phủ rộng khắp cả nước gồm 150 nhà phân phối cùng 200.000 cửa hàng bán lẻ. Các thương hiệu của hãng như OMO, Clear, Pond’s, P/S, Knorr, Lifebuoy, Lipton, … chúng đã trở thành những sản phẩm quen thuộc trong các gia đình Việt.

Công ty TNHH Ford Việt Nam

Công ty TNHH Ford Việt Nam thuộc tập đoàn ô tô Ford thành lập năm 1995 và khai trương nhà máy lắp ráp tại Hải Dương vào tháng 11/1997. Công suất của nhà máy đạt 14.000 xe/năm với những dòng sản phẩm hiện nay đó là: Ecosport, Tourneo, Ranger.

Tổng vốn đầu tư của Ford Việt Nam đạt 102 triệu USD, trong đó Ford Motor đã góp 75% vốn và Công ty Diesel Sông Công Việt Nam góp 25% vốn. Đây được xem là liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là một trong các dự án đầu tư lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam. 

Suntory Pepsico Việt Nam

Năm 1994, Pepsico được mệnh danh là gã khổng lồ trong ngành đồ uống của Mỹ chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam khi liên doanh với Công ty Nước giải khát Quốc tế IBC. Vào tháng 4/2013, liên minh nước giải khát chiến lược Suntory Pepsico Việt Nam thành lập giữa Suntory Holdings của Nhật Bản và Pepsico.

Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất đồ uống. Những sản phẩm nổi tiếng của công ty gồm nước giải khát có gas Pepsi, nước cam ép Tropicana Twister, nước đóng chai Aquafina, nước tăng lực Sting, …

Kết luận

 Hiện nay, với bối cảnh hội nhập về kinh tế, loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), chúng ta sẽ tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở những lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí và viễn thông. Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng những phương thức kinh doanh mới đã tạo nên một thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Nó vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm cũng như áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.

MyTrade cùng khách hàng tận dụng tối đa cơ hội thị trường để mang lại lợi nhuận tối ưu. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc nào về vốn FDI hãy liên hệ đến cho chúng tôi để được tư vấn và cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Liên hệ chúng tôi theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ tốt nhất. 

Tải ngay app MyTrade hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

Tải app MyTrade để trải nghiệm được ngay nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại thị trường Việt Nam

Tải app MyTrade để trải nghiệm được ngay nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại thị trường Việt Nam

 

 

 

  • Bài viết nổi bật